Dear Kiều Diễm
@ vietha8797
Theo ý kiến của cá nhân mình tại Điều 144.5 Bộ Luật Dân Sự 2005 thì người đại diện không được xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự với chính mình hoặc với người thứ ba mà mình cũng là người đại diện của người đó, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Như vậy, pháp luật có quy định khác là liên quan đến luật doanh nghiệp, vì vậy những giao dịch này chỉ cần viện dẫn quy định luật doanh nghiệp 2014 là: Cần được cấp có thẩm quyền thông qua(ĐHĐCĐ, hoặc HĐQT) theo điều 162 (đối với công ty cổ phần), điều 67 (đối với công ty TNHH 2 TV trở lên), điều 86(đối với công ty TNHH 1 TV) là đủ điều kiện trở thành giao dịch hợp pháp.
Về ý kiến " Tuy nhiên theo mình cách thức ủy quyền này cũng không phải là giải pháp vì thực chất phó giám đốc ký thay với tư cách là đại diện theo ủy quyền của giám đốc hay người đại diện theo pháp luật mà thôi." mình không đồng ý với vietha8797 vì thực tế tại các tổng công ty, các công ty có yếu tố liên quan đến nhau về vốn, vẫn diễn ra các giao dịch này, lý do là: Không muốn các công việc này cho bên t3 làm, chuyển giá, tạo công ăn việc làm, thu nhập cho chính các công ty cùng hệ thống.... mặt khác đây là hợp đồng giữa các pháp nhân với nhau, 1 cá nhân ( Giám đốc, tổng giám đốc) không thể thay mặt cho cả 1 bộ máy tổ chức (HĐTV, HĐQT...) nhưng tóm lại là anh phải làm đúng quy định của luật thì vẫn được chấp thuận. Thực hiện quy định này không phải là 1 hình thức để lách luật mà chỉ là làm cho các giao dịch này " có vẻ" khách quan hơn mà thôi.
Đôi điều trao đổi.
Mr Thinh- Business Consultant
Mobile: 0936 017 369
Mail:hanoilawkt@gmail.com
Chia sẻ và tư vấn miễn phí về những kiến thức pháp luật đã có.