Không trả hết nợ sau khi đã phá sản

Chủ đề   RSS   
  • #233455 15/12/2012

    Bible

    Sơ sinh


    Tham gia:14/07/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    Không trả hết nợ sau khi đã phá sản

    Nếu một doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, bị tuyên bố phá sản; sau khi đã dùng hết tài sản để trả nợ mà vẫn không đủ, làm cho nhiều chủ nợ không thể thu hồi được khoản tiền cho vay. Vd: vay 3 tỉ đồng nhưng chỉ trả được 300 triệu. Vậy thì các chủ nợ đành phải chấp nhận chịu lỗ hay có cách giải quyết nào khác không ạ? chủ doanh nghiệp đó có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

    Cập nhật bởi garan ngày 15/12/2012 02:02:24 CH
     
    22946 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233471   15/12/2012

    thangtiensinh
    thangtiensinh
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2011
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 3126
    Cảm ơn: 151
    Được cảm ơn 155 lần


    Không trả hết nợ sau khi đã phá sản

    Doanh nghiệp tư nhân hả bạn ?

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 15/12/2012 03:09:23 CH

    Thái độ của bạn sẽ quyết định và làm thay đổi cuộc đời bạn !

     
    Báo quản trị |  
  • #233476   15/12/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Nếu DN phá sản thì các chủ nợ phải chịu lỗ thôi, kinh doanh thì phải chấp nhận rủi ro vậy mà.

    Nếu chủ DN bị phá sản chỉ vì làm ăn kém mà dẫn tới phá sản thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 15/12/2012 03:09:41 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Bible (17/12/2012)
  • #233480   15/12/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    Chào bạn!

    loại hình doanh nghiệp đó là gì vậy bạn? đối nhân hay đối vốn?

    nếu là loại hình doanh nghiệp đối vốn nghĩa là doanh nghiệp phải chịu toàn bộ trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ còn thành viên của công ty chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn góp. ex: công ty TNHH, công ty cổ phần...

    đối với loại hình công ty này thì sau khi đã làm thủ tục phá sản thì doanh nghiệp chỉ phải chịu trách nhiệm trong phạm vi vốn điều lệ, và sẽ thanh toán theo thứ tự ưu tiên trong thủ tục phá sản.

    thứ tự đầu tiên là phí phá sản...

    thứ hai là nợ các khoản nợ đối với công nhân, các cá nhân và doanh nghiệp khác...

    thứ 3 là nợ thuế, phí nahf nước...

    trường hợp của bạn chỉ dừng lại ở mức thứ 2 mà chưa đủ thì chủ doanh nghiệp cũng không phải chịu trách nhiệm gì thêm ngoài phạm vi vốn điều lệ.

    nếu là loại hình doanh nghiệp đối nhân có nghĩa là cả chủ doanh nghiệp và doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm vô hạn.

    Như vậy doanh nghiệp nợ bao nhiêu mà không trả được thì chủ doanh nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm trả bằng hết, và các chủ doanh nghiệp trong các trường hợp này có trách nhiệm liên đới với nhau.

    Thân!

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 15/12/2012 03:09:56 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    Bible (17/12/2012)
  • #233510   15/12/2012

    Bible
    Bible

    Sơ sinh


    Tham gia:14/07/2012
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 1 lần


    cái em hỏi là đối vốn ạ, nhưng cho em hỏi thêm một chút nếu là loại hình doanh nghiệp đối nhân khi bị trách nhiệm vô hạn mà vẫn không thể trả hết nợ được thì hình thức xử lý là gì ạ? cho em biết thêm cơ sở pháp lý! em chân thành cảm ơn!!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #233564   16/12/2012

    garan
    garan
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2011
    Tổng số bài viết (1472)
    Số điểm: 12551
    Cảm ơn: 682
    Được cảm ơn 859 lần


    chào bạn!
    với loại hình doanh nghiệp đối nhân thì nếu doanh nghiệp không trả hết nợ thì tất cả thành viên "hợp danh" của công ty phải có trách nhiệm liên đới để trả bằng hết số nợ đó.

    nếu như tất cả các thành viên đó vẫn không có tiền để trả thì xem đó như là 1 khoản nợ lúc nào 1 trong số những người đó có tài sản thì trả và lãi suất tính thời điểm chậm trả tính theo lãi suất cơ bản của ngân hàng nhà nước.

    về cơ sở pháp lý thì bạn có thể tham khảo điểm 12 điều 4 luật DN 2005, điều 132,133,137,157, 158, 159.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn garan vì bài viết hữu ích
    Bible (17/12/2012)