Không tiết lộ tình tiết gây bất lợi cho thân chủ có phải tội che giấu tội phạm?

Chủ đề   RSS   
  • #51924 18/05/2010

    dacuoi84

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/12/2009
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 685
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Không tiết lộ tình tiết gây bất lợi cho thân chủ có phải tội che giấu tội phạm?

    Xin chào tất cả các bạn cùng toàn thể luật sư! Xin kính chúc mọi người sức khỏe và một ngày làm việc hiệu quả! Phần dưới đây tôi muốn hỏi luật sư một vấn đề mà tôi đang thắc chưa tìm được câu trả lời.

    Cách đây khoảng 1 năm rưỡi hay 2 năm gì đó tôi có xem chương trình "Người đương thời" trên sóng VTV3, trong đó nhân vật chính là luật sư Phạm Hồng Hải - Trưởng đoàn Luật sư Hà Nội, nói đến cái tên này chắc các luật sư và nhiều người khác cũng biết!

    Trong phần tâm sự của luật sư Phạm Hồng Hải về vấn đề đạo đức của nghề luật sư ông nói rất nhiều trong đó có phần Ông Hải nói rằng: Trong quá trình làm việc với thân chủ, nếu ông có phát hiện ra một tình tiết mới nào đó của vụ án mà gây bất lợi cho thân chủ thì 1 là sẽ từ chối tiếp tục bào chữa cho thân chủ, 2 là tiếp tục bào chữa nhưng ông sẽ không tiết lộ tình tiết đó cho cơ quan điều tra hay tòa án đang thụ lý vụ án.

    Vậy cho tôi hỏi nếu "tình tiết mới" nêu ở trên là một hành vi phạm tội khác của thân chủ mà cơ quan điều tra chưa phát hiện ra thì việc Ông Hải phát hiện ra mà không báo với cơ quan điều tra hay tòa án có phải là hành vi "Che giấu tội phạm" không? Xin các luật sư cho ý kiến.

    Ghi chú: Xin nói thêm là tình huống trên tôi đưa ra là để tham khảo ý kiến các luật sư dưới khía cạnh cùng tìm hiểu kiến thức về pháp luật chứ hoàn toàn không có bất cứ một ý nào khác!

    Trân trọng cảm ơn!

    Cập nhật bởi admin ngày 28/06/2010 09:49:41 AM
     
    14117 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #561691   31/10/2020

    nghuynhminhkhoi
    nghuynhminhkhoi
    Top 200


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/06/2020
    Tổng số bài viết (388)
    Số điểm: 2231
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 22 lần


    Mình không đồng tình với quan điểm Luật sư tố giác hành vi phạm tội của thân chủ bởi lẽ từ quy định này ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguyên tắc hành nghề cũng như mối quan hệ tin cậy giữa Luật sư và thân chủ. cũng như ta thấy rằng, sau mỗi lần xưng tội, cho dù Cha xứ biết rõ hành vi phạm tội của con chiên nhưng cũng không bao giờ đi đến đồn cảnh sát khai báo và tố giác mà chỉ khuyên người đó nên đi tự thú.

     
    Báo quản trị |  
  • #561891   31/10/2020

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2002)
    Số điểm: 13513
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 255 lần


    Thực tế nếu Luật sư phát hiện ra tình tiết bất lợi của thân chủ mà tố cáo với cơ quan có thẩm quyền thì chẳng có ai tin tưởng Luật sư để mà thuê họ cả. Nếu cái tâm không cho phép thì có thể từ chối bào chữa chứ đã nhận rồi thì mình phải tìm cách tốt nhất cho thân chủ, từ đó định hướng được cách bào chữa có lợi nhất.

     
    Báo quản trị |  
  • #566011   31/12/2020

    danluan123
    danluan123
    Top 50
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/07/2020
    Tổng số bài viết (1190)
    Số điểm: 8635
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 95 lần


    Qua việc phan tích trên có thể thấy, quan điểm trong quá trình làm việc với thân chủ, nếu có phát hiện ra một tình tiết mới nào đó của vụ án mà gây bất lợi cho thân chủ thì 1 là sẽ từ chối tiếp tục bào chữa cho thân chủ, 2 là tiếp tục bào chữa nhưng sẽ không tiết lộ tình tiết đó cho cơ quan điều tra hay tòa án đang thụ lý vụ án đây được xem là nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp lưu sư đối với khách hàng?

     

     
    Báo quản trị |