Không nhường đường cho xe cứu thương có thể bị xử lý hình sự

Chủ đề   RSS   
  • #492197 20/05/2018

    Kimhuyentr
    Top 500
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2015
    Tổng số bài viết (183)
    Số điểm: 6624
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 113 lần


    Không nhường đường cho xe cứu thương có thể bị xử lý hình sự

    Hiện nay, việc người đi đường quyết không nhường đường cho xe cứu thương diễn ra hằng ngày trên đường phố. Đặc biệt là ở các thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trên thực tế, có nhiều người vốn dĩ sẽ được cứu sống nhưng sự vô ý thức của nhiều người quyết không nhường đường cho xe cứu thương, làm chậm trễ việc đưa đến bệnh viện cấp cứu dẫn đến chết người.

    Xét về phía cộng đồng, hành vi này gây ra nhiều bức xúc cho dư luận, có thể gây hại đến tính mạng của người đang được đưa đi cấp cứu. Về mặt pháp luật, hành vi không nhường đường, cản trở xe cứu thương có thể bị xử phạt hành chính, thậm chí xử lý hình sự.

    Xử phạt hành chính:

    Theo quy định tại Khoản 6 điều 5 Nghị định 46/2016/NĐ-CP: Hành vi không nhường đường hoặc cản trở xe được quyền ưu tiên đang phát tín hiệu ưu tiên đi làm nhiệm vụ bị xử lý như sau:

    - Phạt tiền từ 2.000.000 đến 3.000.000 đồng đối với người điều khiển xe ô tô và các loại xe tương tự xe ô tô

    - Phạt tiền từ 500.000 đến 1.000.000 đồng đối với người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy

    - Phạt tiền từ 400.000 đến 600.000 đồng đối với người điều khiển máy kéo, xe máy chuyên dùng

    Các loại xe ưu tiên ở đây bao gồm:

    - Xe chữa cháy đi làm nhiệm vụ.

    - Xe quân sự, xe công an đi làm nhiệm vụ khẩn cấp, đoàn xe có xe cảnh sát dẫn đường.

    - Xe cứu thương đang thực hiện nhiệm vụ cấp cứu.

    - Xe hộ đê, xe đi làm nhiệm vụ khắc phục sự cố thiên tai, dịch bệnh hoặc xe đi làm nhiệm vụ trong tình trạng khẩn cấp theo quy định của pháp luật.

    - Đoàn xe tang.

    Xử phạt hình sự:

    “Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

    Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ 

    1. Người nào tham gia giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm

    a) Làm chết người; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên; 

    c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%; 

    d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng. 

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm

    a) Không có giấy phép lái xe theo quy định; 

    b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác; 

    c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn; 

    d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông; 

    đ) Làm chết 02 người; 

    e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%; 

    g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng. 

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm

    a) Làm chết 03 người trở lên; 

    b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên; 

    c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên. 

    Tuy nhiên, trên thực tế việc xử lý các hành vi không nhường đường hoặc cản trở cản trở xe cứu thương hay các xe ưu tiên khác rất hiếm hoi, hầu như không có. Mặc dù trên những hành vi ấy dù vô ý hay cố ý cũng có thế gây thiệt hại đên tính mạng, tài sản,…

     
    3766 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #492280   22/05/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Bạn có thể chỉ rõ ra trường hợp nào là vi phạm hình sự, trường hợp nào là không đi rồi nó sẽ ra vấn đề. Hành vi không nhường đường đường như bạn nói phải như thế nào thì mới có thể vi phạm hình sự, hành vi như thế nào thì không? 

     
    Báo quản trị |  
  • #492344   22/05/2018

    kimgam2708
    kimgam2708
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2017
    Tổng số bài viết (295)
    Số điểm: 4885
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 69 lần


    Tình trạng này mình vẫn thấy hằng ngày, xe cứu thương thì vẫn réo còi inh ỏi, vậy mà các phương tiện đang cản trở hay đang cùng lưu thông trên đường vẫn xem như không có việc gì xảy ra, sự vô tâm đến đau lòng. Quy định về biện pháp chế tài là thế, nhưng rất khó trong khâu xử lý, phải một hai xe cản trở thì có thể bắt xử lý theo quy định, ấy thế mà tình trạng này rất ư phổ biến, giá như mỗi người dành một ích ý thức khi tham gia giao thông, thì biết đâu hành động đó, sẽ cứu giúp được một mạng người. 

    Còn về biện pháp xử lý theo quy định của luật hình sự, mình chưa hiểu lắm, mong là bạn có thể nói rõ hơn để mình được trao dòi thêm hiểu biết.

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #493014   31/05/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Mình thì hay thế xe cứu thương bị mắc kẹt trong các vụ kẹt xe kinh hoàng cảu Sài Gòn chứ bình thường khi đường có chút rảnh rang, phần đông mọi người đều có ý thức dạt ra nhường đường cho xe cả. Có vẻ như trong trường hợp kẹt xe nêu trên thì việc quy trách nhiệm cho ai hơi khó nhỉ.

     
    Báo quản trị |  
  • #493069   31/05/2018

    hoatuyetly152
    hoatuyetly152
    Top 200
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/11/2011
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 2979
    Cảm ơn: 19
    Được cảm ơn 85 lần


    Quy định là vậy nhưng thực tế có mấy ai bị xử lý đâu. Thứ nhất, muốn xử lý phải chứng minh có hành vi vi phạm. Khi xe cứu thương bị ai đó cản trở, muốn xử phạt hành vi này thì lái xe phải báo lực lượng CSGT. Trong khi đó, lái xe cứu thương thì làm sao mà có thời gian đi báo CSGT. Nếu có báo CSGT thì khi tới hiện trường, người vi phạm cũng chạy mất. Muốn xử phạt hành vi này thì có lẽ mỗi xe cứu thương phải lắp một camera quan sát. Khi gặp trường hợp cố tình cản trở, không tránh đường thì ghi lại hình ảnh, sau đó thì gửi hình ảnh đó cho CSGT phạt nguội. Bên cạnh đó, nhiều khi tắc đường, các phương tiện dù muốn tránh, muốn nhường đường cho xe ưu tiên nhưng cũng không thể nhường được. Trường hợp này thì không thể xử phạt được họ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #493166   31/05/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Thật ra chuyện không nhường đường cho xe cứu thương vô cùng phổ biến ở Sài Gòn luôn. Không hiểu sao cái chuyện nhường xe với nhiều người khó khăn đến vậy. Chỉ cần chạy xe sát vào lề đường một chút, không thì tấp hẳn vào lề càng tốt. Vậy mà nhiều người cứ như chạy đua với xe cứu thương vậy á. Còn chuyện xử lý vi phạm thì mình thấy giống kiểu quy định cho hay vậy thôi chớ tính thực tiễn không cao. Xe cứu thương trong tình trạng khẩn cấp thì mới cần nhường đường, mà đã gấp vậy thì thời gian đâu mà bắt người này rồi chỉ người kia vi phạm. Nên chuyện này chủ yếu dựa vào ý thức của mọi người thôi. Thử tưởng tượng trong xe cứu thương, các vị bác sĩ đang cố gắng hết sức để đấu tranh giành sự sống cho bệnh nhân, người nhà thì đang đặt những tia hi vọng cuối cùng vào tay người bác sĩ, chỉ mong có thể đến bệnh viện kịp thời để người thân mình được cứu sống. Vây mà nhiều người đi đường vô tâm lại ngang nhiên chen lấn mặc dù tiếng còi xe cứu thương kêu inh ỏi. Thật ra bạn có thể chậm một vài phút, nhưng những người đang ngồi trong xe nếu chậm một vài phút có thể mất đi tính mạng của mình. Vậy nên hi vọng mọi người có thể nhường xe cứu thương như một thói quen, tập sống văn minh vì người khác.

     
    Báo quản trị |  
  • #493235   31/05/2018

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 191 lần


    Cám ơn bạn đã thông tin, đúng là hiện nay nhiều người tham gia giao thông xem nhẹ việc nhường đường cho các loại xe ưu tiên, nhất là xe cứu thương. Tuy nhiên, bạn nêu quy định hình sự khá dài, nhưng mình không rõ lắm việc không nhường đường cho xe cứu thương vi phạm quy định này như thế nào? Bạn có thể ví dụ cụ thể không?

     
    Báo quản trị |