Căn cứ theo quy định tại khoản 1, 2 điều 115 Luật doanh nghiệp năm 2005 thì thành viên hội đồng quản trị (TVHĐQT) có thể bị miễn nhiệm hoặc bãi nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Không có đủ tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Điều 110 của Luật này (Có đủ năng lực hành vi dân sự, không thuộc đối tượng bị cấm quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật này; b) Là cổ đông cá nhân sở hữu ít nhất 5% tổng số cổ phần phổ thông hoặc người khác có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản lý kinh doanh hoặc trong ngành, nghề kinh doanh chủ yếu của công ty hoặc tiêu chuẩn, điều kiện khác quy định tại Điều lệ công ty).
b) Không tham gia các hoạt động của Hội đồng quản trị trong sáu tháng liên tục, trừ trường hợp bất khả kháng;
c) Có đơn xin từ chức;
d) Các trường hợp khác do Điều lệ công ty quy định.
2. Ngoài các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thành viên Hội đồng quản trị có thể bị miễn nhiệm bất cứ lúc nào theo quyết định của Đại hội đồng cổ đông.
- Theo quy định tại khoản 1 điều 109 của Luật doanh nghiệp thì: “Hội đồng quản trị có không ít hơn ba thành viên, không quá mười một thành viên, nếu Điều lệ công ty không có quy định khác. Số thành viên Hội đồng quản trị phải thường trú ở Việt Nam do Điều lệ công ty quy định. Nhiệm kỳ của Hội đồng quản trị là năm năm. Nhiệm kỳ của thành viên Hội đồng quản trị không quá năm năm; thành viên Hội đồng quản trị có thể được bầu lại với số nhiệm kỳ không hạn chế”.
- Như vậy, doanh nghiệp muốn bãi miễn tư cách thành viên hội đồng quản trị phải tuân thủ đúng các quy định trên. Trường hợp hội đồng quản trị không thể bãi nhiệm được tư cách thành viên hội đồng quản trị của cổ đông sáng lập vì việc bãi nhiệm không đáp ứng đủ các quy định nêu trên thì việc bãi nhiệm phải chờ đến khi thành viên đó hết nhiệm kỳ.