Không nên phạt tiền hành vi “bạo lực gia đình”

Chủ đề   RSS   
  • #299365 26/11/2013

    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Không nên phạt tiền hành vi “bạo lực gia đình”

    >Chồng ngoại tình là lỗi của vợ, nên vợ cũng phải chịu phạt?

    > Nghị định 167, xử phạt VPHC trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; mại dâm; bạo lực gia đình…

    Theo quy định hiện hành về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình thì hình thức phạt tiền được xem là cốt yếu. Vấn đề được đặt ra: Có nên áp dụng hình thức phạt tiền trong lĩnh vực phòng chống bạo lực gia đình hay không?

    Dưới góc nhìn lý luận: Hình thức phạt tiền nói riêng, hình thức xử phạt nói chung không chỉ răn đe mà còn hướng người vi phạm tuân theo pháp luật, có ích cho gia đình và xã hội.

    Còn thực tiễn thì sao?

    Các bạn thử hình dung, nếu chồng đánh vợ thì chồng bị phạt từ 1.000.000 – 2.000.000 đồng liệu có phù hợp với thực tiễn hay không?

    Điều 9. Hành vi đánh đập hoặc hành vi khác xâm hại sức khỏe thành viên gia đình

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình.

    2. Phạt tiền từ trên 1.500.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

    a) Sử dụng hung khí đánh đập gây thương tích cho thành viên gia đình;

    b) Không kịp thời đưa nạn nhân đi cấp cứu điều trị trong trường hợp nạn nhân cần được cấp cứu kịp thời, không chăm sóc nạn nhân trong thời gian điều trị chấn thương do hành vi bạo lực gia đình, trừ trường hợp nạn nhân từ chối.

    Ai phải đóng tiền phạt trong trường hợp này, tất nhiên là người chồng, và tiền ấy có thể là tiền riêng của chồng hoặc tài sản chung của vợ chồng; đa phần số tiền nộp phạt được lấy từ khối tài sản chung của vợ và chồng trong thời kỳ hôn nhân.

    Thế là, người vợ vừa bị đánh vừa bị nộp phạt cho chồng; như vậy người vợ phải gánh phải ba nỗi đau về thể xác, tinh thần và mất mát tài sản.

    Đây là trường hợp xảy ra rất nhiều trong cuộc sống, người vợ lo làm còn người chồng ăn nhậu và đánh đập vợ con, suy đến cùng người vợ chi tiền nhậu cho chồng, bị chồng đánh, và bị phạt tiền.

    Chỉ cần một ví dụ đơn giản như trên đã thấy hình thức phạt tiền đã không phù hợp, tại sao ta không chọn một hình phạt khác, như là lao động công ích chẳng hạn. Như vậy, mới có thể răn đe đúng người và định hướng người vi phạm tuân thủ pháp luật.

    Đôi điều chia sẻ!

    Cập nhật bởi phamthanhhuu ngày 27/11/2013 08:25:05 SA
     
    10372 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn phamthanhhuu vì bài viết hữu ích
    thanhhlu (31/12/2013) themiracle (28/12/2013) legalconsult (26/11/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #299370   26/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    Quan điểm của những nhà làm luật là cái gì cũng quy ra tiền để tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước, rồi lấy tiền đấy đầu tư, xây dựng phục vụ lại nhân dân. còn thực tế thì không biết có làm vậy không???

     
    Báo quản trị |  
  • #299474   26/11/2013

    minhtamdtt
    minhtamdtt

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2013
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi muốn đất nước mình không bao giờ còn bạo lực gia đình nữa. Như vậy sẽ không còn phải lo đến chuyện phạt tiền về những hành vi này nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #299481   26/11/2013

    legalconsult
    legalconsult
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/11/2012
    Tổng số bài viết (421)
    Số điểm: 3183
    Cảm ơn: 57
    Được cảm ơn 255 lần


    minhtamdtt viết:

    Tôi muốn đất nước mình không bao giờ còn bạo lực gia đình nữa. Như vậy sẽ không còn phải lo đến chuyện phạt tiền về những hành vi này nữa.

    Đó là một mong ước chắc sẽ không bao giờ thành hiện thực, xã hội luôn tồn tại mẫu thuẫn bạn ah, gia đình cũng là một bộ phận của xã hội. và để giải quyết mâu thuẫn, có người sẽ chọn con đường không phải là "nói chuyện".

     
    Báo quản trị |  
  • #299577   27/11/2013

    ngocthai059
    ngocthai059

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:10/08/2010
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 105
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    tôi cũng có quan điểm như phamthanhhuu là không nên phạt tiền về hành vi bạo lực gia đình. thực tế ở đây tôi đã gặp rất nhiều trường hợp rồi. chồng đánh dập vợ con bị gọi lên xã, công an xử lý phạt vi phạm hành chính và người mang tiền lên nộp phạt cho chồng không ai khác chính là người vợ. tôi nghĩ xử lý bạo lực gia đình có thể phạt bằng lao động công ích hoặc phải xử lý hình sự.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #304388   28/12/2013

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    Không hiểu tại sao vấn đề bất cập như thế mà nhà lập pháp ko chịu thay đổi cách nhìn.

     
    Báo quản trị |  
  • #304588   31/12/2013

    huonglan89
    huonglan89

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2013
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 175
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 4 lần


    Phân tích như bạn chủ topic cũng đúng. Người vợ vừa phải chi tiền nhậu cho chồng, bị chồng đánh rồi phải nộp phạt tiền. Vậy liệu quy định này có hợp lý hay không.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #304613   01/01/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính phổ biến nhất hiện nay mà nước nào cũng áp dụng. XPVPHC bằng hình thức phạt tiền là cơ sở để thực hiện xử phạt nặng hợn nếu tái phạm : ví dụ xử lý hình sự chẳng hạn.

    Cho là phạt tiền sẽ lấy từ tài sản chung của 2 vợ chồng, có tài sản của vợ là người bị hại , nên đề nghị bỏ hình thức phạt tiền là không hợp lý.

    Giả sử đề nghị trên được chấp nhận thì sẽ đề xuất bỏ hết hình thức phạt tiền của các hành vi vi phạm khác vì đều ảnh hưởng đến tài sản của người vợ. Ví dụ : vi phạm chế độ một vợ, một chồng; vi phạm nghĩa vụ cấp dưỡng hay vi phạm TTGT, vi phạm HC khác .

    Mặt khác việc vợ đi đóng tiền phạt cho chồng về hành vi đánh đập, ngược đãi vợ là có, nhưng chắc chắn là không phổ biến.

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 01/01/2014 07:07:52 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #304624   01/01/2014

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    1. Mình đồng tình với quan điểm của phamthanhhuu về chuyện tiền nộp phạt đa phần được lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng.

    Mình cũng thắc mắc là, Nghị định 167/2013/ND-CP đã có hiệu lực, sao phamthanhhuu lại trích dẫn Điều 9 trong Nghị định cũ (NĐ 110/2009/NĐ-CP), mà nay là Điều 49 Nghị định 167 (mặc dù mức phạt trong 2 điều này không thay đổi), phải chăng có "ý đồ" gì?

    2. Còn chuyện xử phạt bằng lao động công ích như bạn ngocthai059 nói ở trên thì pháp luật xử phạt vi phạm hành chính hiện nay ko quy định đấy là biện pháp xử phạt. Mà hành vi lại chưa đến mức xử lý hình sự thì đương nhiên không thể xử lý hình sự được.

    3. Chuyện các nhà làm luật cứ mãi phạt tiền, mình cho rằng, căn bản trước giờ luật xử phạt đều đã quy định cảnh cáo với phạt tiền là hình phạt chính. Cảnh cáo cho những vi phạm lần đầu và ở mức độ nhẹ, cao hơn 1 chút thì phải phạt tiền thôi. Nếu muốn xử phạt bằng biện pháp khác thì e rằng phải thay đổi quy định của luật xử phạt vi phạm hành chính trước hoặc không thì quy định quyền được phạt thêm các hình phạt bổ sung của người có thẩm quyền, song, nếu thêm thì ắt vẫn phải có hình phạt chính, rất có thể lại vẫn là phạt tiền... .Luẩn quẩn quá!

    Như vậy, dù biết khó hợp tình, nhưng lại hợp lý (pháp lý) thì vẫn quy định và không có cơ chế thực hiện thì quy định trước sau gì vẫn là quy định chết. Có thể các nhà làm luật biết, nhưng trước mắt thì khó có thể thay đổi ngay được.

    Nên, nói đến chuyện hình phạt thì mình quan tâm hơn không phải là có nên phạt tiền hay không mà rằng mức phạt được thay đổi như thế nào? Ví như quy định về hành vi lăng mạ, chì chiết thành viên trong gia đình, khi so sánh 2 quy định tương ứng trong 2 Nghị định 167 và 110, sẽ thấy: mức phạt bị giảm từ mức 1 triệu đến 1,5 triệu xuống còn từ 500.000 đến 1 triệu đồng. Tại sao lại giảm mức phạt trong khi chắc chắn đời sống xã hội được tăng cao, ý thức người dân về bạo lực gia đình cũng được cải thiện hơn trước.

    Điều 51 (NĐ 167). Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

    1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.

    Điều 11 (NĐ 110). Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình

    1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chửi bới, chì chiết thành viên gia đình.
     

    4. Theo mình được biết, một số quốc gia như Mỹ, New Zealand có cả 1 tòa án gia đình, đặt bên cạnh đó là tòa hình sự. Hành vi bạo lực gia đình có thể do Tòa gia đình giải quyết, mức độ tội phạm thì Tòa hình giải quyết. Các biện pháp bảo vệ nạn nhân khỏi bạo lực gia đình đa phần là biện pháp mang tính xã hội nhiều hơn là xử phạt. Ví như áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn cá nhân (tòa án gia đình/cảnh sát đảm nhiệm), tư vấn bởi chuyên gia, có khi tước cả quyền nuôi con...

    Thiết nghĩ, nước mình chắc cần một thời gian nữa mới có thể triển khai có hiệu quả những biện pháp phòng chống bạo lực gia đình. Mỗi năm tiến thêm một vài bước tiến bộ, chứ khó có thể đột phá ngay trong chốc lát.

    ---

    Đôi lời

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
  • #304627   01/01/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    hoada921 viết:

    1. Mình đồng tình với quan điểm của phamthanhhuu về chuyện tiền nộp phạt đa phần được lấy từ khối tài sản chung của vợ chồng.

    Mình cũng thắc mắc là, Nghị định 167/2013/ND-CP đã có hiệu lực, sao phamthanhhuu lại trích dẫn Điều 9 trong Nghị định cũ (NĐ 110/2009/NĐ-CP), mà nay là Điều 49 Nghị định 167 (mặc dù mức phạt trong 2 điều này không thay đổi), phải chăng có "ý đồ" gì?

    ---

    Bạn xem ngày gửi bài của phamthanhhuu sẽ rõ lý do tại sao nhé.

     
    Báo quản trị |  
  • #304668   01/01/2014

    hoada921
    hoada921

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2011
    Tổng số bài viết (78)
    Số điểm: 641
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    ntdieu viết:

    Bạn xem ngày gửi bài của phamthanhhuu sẽ rõ lý do tại sao nhé.

    Oh, cảm ơn ntdieu nhé, mình đã không chú ý ngày gửi. Mấy bài comment gần đây khui lại vấn đề đã được gửi từ trước.

    Thanks so much!

    “Tôi không có sự thông minh đặc biệt nào, tôi chỉ tò mò một cách đam mê.”

    _Albert Einstein_

     
    Báo quản trị |  
  • #304736   02/01/2014

    tonytung09
    tonytung09

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chồng chửi vợ thì bị phạt, thế vợ chửi chồng thì sao?

    http://www.youtube.com/user/toatuyenanvn

     
    Báo quản trị |  
  • #304741   02/01/2014

    phamthanhhuu
    phamthanhhuu
    Top 25
    Male
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:20/07/2012
    Tổng số bài viết (3535)
    Số điểm: 109378
    Cảm ơn: 401
    Được cảm ơn 4357 lần


    tonytung09 viết:

    Chồng chửi vợ thì bị phạt, thế vợ chửi chồng thì sao?

    Cũng bị phạt nhé bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #304742   02/01/2014

    leanhthu
    leanhthu
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2008
    Tổng số bài viết (1840)
    Số điểm: 17440
    Cảm ơn: 654
    Được cảm ơn 1146 lần


    Vợ chửi chồng thì chồng cho nhịn :|

    Để được giải đáp mọi thắc mắc vui lòng liên hệ, LS. Lê Văn Thư - SĐT: 0977184216 ; Công ty Luật TNHH Thành Thái

    Trụ sở: Tổ 13, Phường Yên Nghĩa, Quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội

    Tel: SĐT 0977184216, Email: luatthanhthai@gmail.com; facebook: https://www.facebook.com/luatthanhthai.vn/; skype: leanhthu307

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #304751   02/01/2014

    tonytung09
    tonytung09

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2014
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    leanhthu viết:

    Vợ chửi chồng thì chồng cho nhịn :|

    ố ồ! hình như em biết văn phòng Luật Trieu son

    http://www.youtube.com/user/toatuyenanvn

     
    Báo quản trị |  
  • #304951   03/01/2014

    luatbravo
    luatbravo

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2013
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    đã là vợ chồng thì chuyện cơm canh không ngọt, cãi vã là chuyện thường tình, nhiều khi trong từng hoàn cảnh, nóng giận không kìm chế được mà người chồng dùng hành động đánh lại người vợ ( luật thì chủ yếu là đánh vào chuyện chồng đánh vợ ) thế nếu vợ đánh lại chồng thì làm sao nhỉ ???? liệu có phạt tiền không ?

     
    Báo quản trị |  
  • #579666   26/01/2022

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Không nên phạt tiền hành vi “bạo lực gia đình”

    Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối từ xưa đến nay. Cho dù có những điều luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên vẫn xảy ra những tình trạng bạo lực gia đình. Không phải là pháp luật không có quy định xử lý, mà vì những người phụ nữ, con cái khi bị bạo hành thường sẽ cố gắng chịu đựng mà không đứng lên tố cáo. Phải chi con người giải quyết mẫu thuẫn với nhau chỉ bằng lời nói nhỉ.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579695   27/01/2022

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo quan điểm của mình thì vẫn giữ hình thức xử phạt vi phạm hành chính bên cạnh truy cứu trách nhiệm hình sự. Vì hành vi bạo lực này được thể hiện muôn hình vạn trạng, việc bỏ hành chính sẽ khiến khó cho cơ quan chức năng khi các hành vi bạo lực diện ra quy mô nhỏ, đơn giản. Lúc này lại phải có văn bản hướng dẫn xác định như thế nào là bạo lực, mức độ bạo lực,… mà liên quan đến hình sự thì còn có lý lịch của các bên nên như thế sẽ khiến mọi thứ nghiêm trọng hóa thêm.

     
    Báo quản trị |  
  • #580284   31/01/2022

    hành vi bạo lực gia đình hiện nay đang có dấu hiệu gia tăng. Hình thức xử phạt hành chính đối với hành vi này chỉ nên áp dụng đối với lần đầu nhằm cảnh cáo đối với trường hợp tái diễn nên có hình thức xử phạt nặng hơn để răn đe cái trường hợp tương tự. Bởi những vụ án bạo lực gia đình hiện tại rất tàn nhẫn và gây bức xúc dư luận rất nhiều tuy nhiên không phải gia đình nào cũng khai báo.

     
    Báo quản trị |  
  • #582514   31/03/2022

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (856)
    Số điểm: 5799
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 87 lần


    Hầu hết các hành vi vi phạm hành chính đều áp dụng hình thức phạt tiền, cho nên hành vi bạo lực gia đình cũng vậy, mình nghĩ là chắc cũng không có thức xử phạt nào thích hợp hơn. Với lại bạo lực gia đình cũng không phải ít nhưng có bao nhiêu vụ bị đưa ra xử phạt?

     
    Báo quản trị |  
  • #582944   25/04/2022

    phantrungnghia99
    phantrungnghia99
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:27/02/2022
    Tổng số bài viết (459)
    Số điểm: 4650
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 64 lần


    Không nên phạt tiền hành vi “bạo lực gia đình”

    Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối từ xưa đến nay. Cho dù có những điều luật bảo vệ phụ nữ và trẻ em, tuy nhiên vẫn xảy ra những tình trạng bạo lực gia đình
    Phạt tiền là hình thức xử phạt vi phạm hành chính phổ biến nhất hiện nay mà nước nào cũng áp dụng. XPVPHC bằng hình thức phạt tiền là cơ sở để thực hiện xử phạt nặng hợn nếu tái phạm : ví dụ xử lý hình sự chẳng hạn.
     
    Báo quản trị |