Không ký vào biên bản vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #547873 31/05/2020

    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Không ký vào biên bản vi phạm hành chính

    Ngày 2/9 ông A đổ đất tại vỉa hè bị xử phạt; có ký nhận biên bản. Ngày 30/9 kiểm tra phát hiện xây dựng không phép và gây sụt lún nhà bên cạnh, mời làm việc nhưng không hợp tác, có lập biên bản vắng mặt. Chủ đầu tư nói đất đó đã bán cho người khác vào 30/6 (có giấy mua bán tay) và chối không phải chủ đầu tư. Trường hợp này có phạt được không? Thủ tục thế nào khi người đó không chịu ký biên bản?

     
    1076 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #547880   31/05/2020

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Về trường hợp này mình có quan điểm sau: Việc mua bán đất viết tay giữa chủ đầu tư và người khác là không hiệu lực và thực tế cũng chưa sang tên sỏ đỏ (vì không thể sang tên) do đó hiện tại Chủ đầu tư đó vẫn đang là người sử dụng đất. Do đó, Chủ đầu tư đó phải chịu trách nhiệm về hành vi xây dựng không phép và gây sụt lún nhà bên cạnh. Việc người đó chối không phải là Chủ đầu tư là không có căn cứ vì không thể có người nào khác đến xây nhà trên đất của mình mà mình không biết. Bên cạnh đó còn có nhân chứng như thợ xây dựng, các nhà xung quanh,...

    Về vấn đề lập biên bản khi người vi phạm không thừa nhận và không chịu ký vào biên bản, anh tham khảo tại Khoản 2 và Khoản 3 Điều 58 Luật xử lý vi phạm hành chính 2012.

    2. Biên bản vi phạm hành chính phải ghi rõ ngày, tháng, năm, địa điểm lập biên bản; họ, tên, chức vụ người lập biên bản; họ, tên, địa chỉ, nghề nghiệp của người vi phạm hoặc tên, địa chỉ của tổ chức vi phạm; giờ, ngày, tháng, năm, địa điểm xảy ra vi phạm; hành vi vi phạm; biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính và bảo đảm việc xử lý; tình trạng tang vật, phương tiện bị tạm giữ; lời khai của người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ, lời khai của họ; quyền và thời hạn giải trình về vi phạm hành chính của người vi phạm hoặc đại diện của tổ chức vi phạm; cơ quan tiếp nhận giải trình.

    Trường hợp người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm không có mặt tại nơi vi phạm hoặc cố tình trốn tránh hoặc vì lý do khách quan mà không ký vào biên bản thì biên bản phải có chữ ký của đại diện chính quyền cơ sở nơi xảy ra vi phạm hoặc của hai người chứng kiến.

    3. Biên bản vi phạm hành chính phải được lập thành ít nhất 02 bản, phải được người lập biên bản và người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký; trường hợp người vi phạm không ký được thì điểm chỉ; nếu có người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại thì họ cùng phải ký vào biên bản; trường hợp biên bản gồm nhiều tờ, thì những người được quy định tại khoản này phải ký vào từng tờ biên bản. Nếu người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký thì người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản."

    Theo đó, khi người vi phạm không chịu ký biên bản thì biên bản phải có chữ ký của người đại diện chính quyền địa phương hoặc 2 người làm chứng. Sau đó thì anh có thể ra quyết định xử phạt như bình thường.

     
    Báo quản trị |