Không hạn chế số lần bổ nhiệm lại đối với viên chức quản lý để giữ một chức vụ quản lý

Chủ đề   RSS   
  • #607505 15/12/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1693 lần


    Không hạn chế số lần bổ nhiệm lại đối với viên chức quản lý để giữ một chức vụ quản lý

    Ngày 07/12/2023, Chính phủ ban hành Nghị định 85/2023/NĐ-CP về sửa đổi một số điều của Nghị định 115/2020/NĐ-CP ngày 25/9/2023 về tuyển dụng và quản lý viên chức.

    Theo đó, viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành.

    (1) Sửa đổi thời hạn giữ chức vụ:

    Thời hạn giữ chức vụ quản lý cho mỗi lần bổ nhiệm là 05 năm, tính từ thời điểm quyết định bổ nhiệm có hiệu lực, trừ trường hợp thời hạn dưới 05 năm theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

    Viên chức quản lý có thể được bổ nhiệm lại với số lần không hạn chế để giữ một chức vụ quản lý, trừ trường hợp có quy định khác của Đảng hoặc của pháp luật chuyên ngành (Theo Nghị định 115/2020/NĐ-CP, thời hạn viên chức giữ một chức vụ quản lý không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp được thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành).

    (2) Tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý

    Nghị định 85/2023/NĐ-CP cũng sửa đổi Điều 44 tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý.

    Cụ thể, tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm viên chức quản lý gồm:

    1. Bảo đảm tiêu chuẩn chung theo quy định của Đảng, của pháp luật và tiêu chuẩn cụ thể của chức vụ bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.

    2. Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    Trường hợp đơn vị mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    3. Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương), trừ trường hợp được bổ nhiệm lần đầu. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    4. Có hồ sơ, lý lịch cá nhân được xác minh, có bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.

    5. Điều kiện về tuổi bổ nhiệm:

    + Viên chức được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm. Thời điểm tính tuổi bổ nhiệm thực hiện theo quy định của cấp có thẩm quyền.

    Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.

    + Viên chức được bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm theo quy định tại điểm a khoản này.

    6. Có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ và chức trách được giao.

    7. Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ, không đang trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, không trong thời gian thực hiện các quy định liên quan đến kỷ luật theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    8. Viên chức bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của Đảng và của pháp luật.

    (3) Trình tự, thủ tục bổ nhiệm viên chức quản lý

    - Xin chủ trương bổ nhiệm

    + Cơ quan, đơn vị có nhu cầu bổ nhiệm viên chức quản lý trình cấp có thẩm quyền bổ nhiệm xin chủ trương bằng văn bản, trong đó nêu rõ chức vụ, chức danh cần kiện toàn, nguồn nhân sự dự kiến bổ nhiệm và dự kiến phân công lĩnh vực, nhiệm vụ cụ thể.

    + Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm phải xem xét, quyết định về chủ trương bổ nhiệm.

    + Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày có văn bản đồng ý về chủ trương bổ nhiệm, cơ quan, tổ chức, đơn vị phải hoàn thành việc thực hiện quy trình nhân sự theo quy định.

    - Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ:

    Quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự tại chỗ gồm 05 bước; các hội nghị chỉ được tiến hành khi có ít nhất 2/3 số người được triệu tập có mặt. Thành phần triệu tập thực hiện theo quy định tại khoản này, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 47 Nghị định này.

    + Bước 1: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 1)

    + Bước 2: Hội nghị tập thể lãnh đạo mở rộng

    + Bước 3: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 2)

    + Bước 4: Hội nghị cán bộ chủ chốt

    + Bước 5: Hội nghị tập thể lãnh đạo (lần 3)

    - Thực hiện quy trình bổ nhiệm đối với nguồn nhân sự từ nơi khác:

    - Căn cứ quy định tại khoản 2 Điều này, quy định của cấp có thẩm quyền về , thẩm quyền, quy trình, thủ tục bổ nhiệm và điều kiện cụ thể của đơn vị sự nghiệp công lập, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức hoặc người đứng đầu cơ quan được phân cấp thẩm quyền bổ nhiệm quyết định cụ thể thành phần tham dự các bước trong quy trình bổ nhiệm.

    Xem chi tiết tại Nghị định 85/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 07/12/2023.

    Dự kiến, lương cơ bản của công chức viên chức sẽ chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương từ ngày 01/7/2024.

    Khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì dự kiến từ năm 2024 sẽ có 5 bảng lương mới dành cho cán bộ, công chức, viên chức, cụ thể:

    - 1 bảng lương chức vụ áp dụng đối với cán bộ, công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo;

    - 1 bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ theo ngạch công chức và chức danh nghề nghiệp viên chức áp dụng chung đối với công chức, viên chức không giữ chức danh lãnh đạo.

    - 3 bảng lương đối với lực lượng vũ trang.

    Lưu ý: Bảng lương mới không thấp hơn tiền lương hiện hưởng.

    Tại Điểm a Khoản 3.1 Phần II Nghị quyết 27-NQ/TW năm 2018 thì cơ cấu tiền lương của cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang (khu vực công) sẽ thay đổi như sau:

    - Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương)

    - Các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương).

    - Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

    Trong đó, thưởng là khoản thu nhập sẽ được bổ sung vào tổng quỹ thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức sau khi cải cách tiền lương. Theo đó, quỹ tiền thưởng được bổ sung bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp

    Cũng tại thời điểm thực hiện cải cách tiền lương, thì tiền lương thấp nhất công chức, viên chức bằng mức lương thấp nhất bình quân các vùng của khu vực doanh nghiệp.

     
    670 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/01/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận