Không được hưởng phép năm khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

Chủ đề   RSS   
  • #547861 31/05/2020

    Không được hưởng phép năm khi tạm hoãn thực hiện hợp đồng

    Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 có quy định về nghỉ hàng năm như sau:

    "Điều 111. Nghỉ hằng năm

    1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

    a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

    b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

    c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

    [...]"

    Căn cứ Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về thời gian được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm) như sau:

    Điều 6. Thời gian được coi là thời gian làm việc của người lao động để tính số ngày nghỉ hằng năm

    1. Thời gian học nghề, tập nghề để làm việc cho người sử dụng lao động theo cam kết trong hợp đồng học nghề, tập nghề.

    2. Thời gian thử việc theo hợp đồng lao động sau đó làm việc cho người sử dụng lao động.

    3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo Khoản 1 Điều 116 của Bộ luật lao động.

    4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng.

    5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.

    6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng.

    7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.

    8. Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn.

    9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.

    10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc.

    11. Thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội.”

    => Theo đó, NLĐ và người sử dụng lao động đã thỏa thuận về việc nghỉ không lương thì thời gian đó được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm).

    Đối với trường hợp tạm hoãn thực hiện hợp đồng không thuộc trường hợp được coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm).

    Cập nhật bởi hhngoc_anh ngày 31/05/2020 01:59:57 CH
     
    3888 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #556768   31/08/2020

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1982)
    Số điểm: 14209
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Tại Điều 6 Nghị định 45/2013/NĐ-CP có quy định về coi là thời gian làm việc của NLĐ để tính số ngày nghỉ hàng năm (phép năm) không có đề cập tới thời gian tạm hoãn. Về bản chất thì đối với việc tạm hoãn hợp đồng là việc tạm dừng việc thực hiện hợp đồng lao động này. Như vậy, trong thời gian tạm hoãn thì việc không được tính ngày nghỉ hàng năm theo mình là hợp lý.

     
    Báo quản trị |