Không đóng BHYT cho người lao động có bị phạt?

Chủ đề   RSS   
  • #570720 26/04/2021

    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (2031)
    Số điểm: 14871
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 322 lần


    Không đóng BHYT cho người lao động có bị phạt?

    Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế cũng được quy định tại Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi Khoản 6 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014:
     
    "1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
    a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi chung là người lao động);
    b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của pháp luật.
    ..."
     
    Như vậy, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động từ đủ 03 tháng trở lên thuộc đối tượng phải tham gia bảo hiểm y tế. Trường hợp thuộc đối tượng tham gia mà công ty không đóng sẽ bị xử phạt. Mức phạt đối với hành vi không tham gia BHYT cho người lao động thực hiện theo quy định tại Điều 80 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế:
     
    "Điều 80. Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
     
    1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế của đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế.
     
    2. Phạt tiền đối với hành vi không đóng bảo hiểm y tế cho toàn bộ số người lao động bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, đóng bảo hiểm y tế không đủ số người bắt buộc tham gia bảo hiểm y tế của người sử dụng lao động, chậm đóng bảo hiểm y tế, trốn đóng bảo hiểm y tế theo một trong các mức sau đây:
     
    a) Từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng, khi vi phạm dưới 10 người lao động;
     
    b) Từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng, khi vi phạm từ 10 đến dưới 50 người lao động;
     
    c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng, khi vi phạm từ 50 đến dưới 100 người lao động;
     
    d) Từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng, khi vi phạm từ 100 đến dưới 500 người lao động;
     
    đ) Từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, khi vi phạm từ 500 đến dưới 1.000 người lao động;
     
    e) Từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng, khi vi phạm từ 1.000 người lao động trở lên.
    ...
    5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
     
    a) Buộc hoàn trả số tiền mà đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bị thiệt hại (nếu có) đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này. Trường hợp không hoàn trả được cho đối tượng thì nộp vào ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật;
     
    b) Buộc nộp số lợi bất hợp pháp có được vào tài khoản thu của quỹ bảo hiểm y tế đối với hành vi quy định tại các khoản 2, 3 và 4 Điều này."
     
    Tùy theo số lượng không tham gia bảo hiểm y tế cho người lao động mà sẽ có mức phạt tương ứng như trên. Đồng thời, còn phải áp dụng các biện pháp khắc phục hậu quả theo khoản 5.
     
     
    1067 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận