Không đội MBH bị Cảnh sát 141 CA Hà Nội đánh đánh gẫy xương gò má?

Chủ đề   RSS   
  • #248862 15/03/2013

    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    Không đội MBH bị Cảnh sát 141 CA Hà Nội đánh đánh gẫy xương gò má?

    Hôm nay ngày 15/03/2013 báo Người Lao Động đưa vụ việc anh Nghiêm Duy Hoàng không đội MBH bị  Cảnh sát 141 CA Hà Nội đánh gẫy xương gò má.

    Xem thêm: Đánh chết người tại trụ sở Công an, Quốc Hội sửa đổi Điều 97 Bộ luật hình sự?

    Mình xin trích đăng lại bài viết của T.K(nld):

     

    141 Hà Nội bị “tố” đánh gẫy xương gò má người dân

    Thứ Sáu, 15/03/2013 15:05

    (NLĐO)- Trong khi phía CA cho rằng Nghiêm Duy Hoàng không đội MBH, bỏ chạy và tự gây tai nạn thì Hoàng và người dân chứng kiến lại “tố” Cảnh sát 141 CA Hà Nội đã đánh gẫy xương gò má người thanh niên 33 tuổi này vào chiều 14-3.

    Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động chiều nay 15-3, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an Hà Nội) - cho biết đã nắm được sự việc trên thông qua báo cáo của Tổ công tác Y5 (141 Hà Nội).

     

    CSGT đưa chiếc xe máy của anh Nghiêm Duy Hoàng khỏi hiện trường (ảnh người dân cung cấp)
     
    Trước đó, vào khoảng 15 giờ 30 phút ngày 14-3, tại khu vực ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã xảy ra vụ  va chạm giữa người vi phạm giao thông (lỗi không đội mũ bảo hiểm - MBH) với tổ cảnh sát 141 của Công an TP Hà Nội đang làm nhiệm vụ tại đây, khiến người vi phạm giao thông bị chấn thương, ngất xỉu phải đưa vào bệnh viện cấp cứu.

     

    Người vi phạm giao thông là anh Nghiêm Duy Hoàng (33 tuổi, quê ở huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa, hiện đang tạm trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội).

     

    Sáng nay (ngày 15-3), tiếp xúc với phóng viên Báo Người Lao Động tại bệnh viện, anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết, khoảng 15 giờ 30 ngày 14-3, khi đang điều khiển xe máy biển kiểm soát 29H1 - 048.16 lưu thông qua ngã tư Minh Khai - Kim Ngưu (quận Hai Bà Trưng, Hà Nội) thì bị một chiến sĩ trong tổ công tác 141 của Công an TP Hà Nội ra dấu hiệu yêu cầu dừng xe. Quá hoảng sợ vì lúc này trên đầu không đội MBH, anh Hoàng đã tăng ga định bỏ chạy.

     

    Anh Nghiêm Duy Hoàng đang điều trị tại bệnh viện với nhiều vết thương trên người
     
    Ngay lập tức có một người mặc thường phục chạy đuổi theo. Phía trước đầu xe máy của anh Hoàng cũng có một cảnh sát mặc sắc phục, trên áo có logo của lực lượng cảnh sát dùng dùi cui lao ra chặn lại.

     

    “Lúc đó tôi định quay xe vòng lại để trốn thoát nhưng biết mình bị chặn, trên đường lại quá nhiều xe cộ nên đã dừng xe, giơ hai tay lên đầu. Tuy nhiên một trong hai người đó đã dí dùi cui điện vào mạng sườn, một người khác mặc sắc phục dùng dùi cui vụt vào mặt tôi. Khi tỉnh dậy tôi thấy mình đã nằm trong Bệnh viện Thanh Nhàn với rất nhiều vết thương ở xung quanh cổ, gẫy xương gò má” - anh Hoàng nói.

     

    Thời điểm anh Nghiêm Duy Hoàng bị chích dùi cui điện rồi bị vụt dùi cui vào mặt, cổ đã có rất nhiều người dân sinh sống tại đó và đang lưu thông trên đường chứng kiến. Khi một số người lấy điện thoại, iPad ra chụp hình vụ việc thì bị lực lượng chức năng ngăn cản, xua đuổi. Một số người đã rút điện thoại gọi tới đường dây nóng của một số tờ báo để phản ánh. Sau đó đã có một số phóng viên xuống hiện trường chụp ảnh, ghi nhận sự việc.

     

    Nặng nhất là vết thương gẫy xương gò má
     

    Một số người dân đã cung cấp cho chúng tôi những bức ảnh chụp cảnh chiếc xe máy của anh Nghiêm Duy Hoàng nằm bên cạnh vết máu và sau đó được một CSGT đưa đi khỏi hiện trường. Xung quanh đó có vài CSGT và cảnh sát cơ động.

     

    Khi chứng kiến anh Nghiêm Duy Hoàng với rất nhiều vết thương nằm bất động trên đường khoảng 15 phút, rất đông người dân đã xông vào bế anh Hoàng đưa vào Bệnh viện Thanh Nhàn gần đó cấp cứu.

     

    Một trong những người đó là bà L. (đang sống tại quận Hoàng Mai) nói sẵn sàng đứng ra làm chứng vụ việc và cho biết khi bà và nhiều người khác lên tiếng phản ứng đã có những lời nói khó nghe của lực lượng thi hành công vụ. “Tôi dám tố cáo việc này là để làm phúc thôi. Họ làm thế là quá đáng quá, người dân rất bức xúc”- bà L. nói và cho biết sẽ có rất nhiều người dân đứng ra làm chứng cho việc này.

     

    Một bác sĩ đang điều trị cho anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết, ngoài những vết thương bầm tím ở phần cổ và phần lưng, thì chấn thương gẫy xương gò má bên phải là nặng nhất. 

     

    Ngoài ra còn nhiều vết thương khác
     
    Anh Nghiêm Duy Hoàng cho biết sẽ làm đơn tố cáo một số chiến sĩ thuộc lực lượng cảnh sát 141 Hà Nội có hành vi lạm quyền, gây chấn thương nặng cho anh.

     

    Trong khi đó, trao đổi với Báo Người Lao Động, Đại tá Đào Vịnh Thắng - Trưởng phòng CSGT đường bộ, đường sắt (Công an TP Hà Nội) - cho biết đã nắm được sự việc thông qua báo cáo của Tổ công tác 141/Y5 (141 Hà Nội). Ngày 15-3, ông đã có văn bản báo cáo Giám đốc Công an TP Hà Nội.

     

    Đại tá Thắng cũng cho biết, báo cáo của Tổ 141/Y5 cho biết anh Nghiêm Duy Hoàng vi phạm giao thông với lỗi không đội MBH. Khi bị lực lượng chức năng yêu cầu dừng xe thì anh Hoàng đã quay đầu xe bỏ chạy và lao vào dải phân cách dẫn tới chấn thương như vậy.

     

    Đại tá Phạm Văn Hưng - Trung đoàn trưởng Trung đoàn cảnh sát cơ động - Công an TP Hà Nội - cho biết sẽ tiến hành xác minh vụ việc.

    Tin-ảnh: T.K.(nld.com.vn)

     

    Nhìn những hình ảnh anh Hoàng được cho là bị CA 141 Hà Nội đánh vì lỗi không đội MBH khi tham giao thông đến trọng thương như vậy thì thật quá đáng. Vậy mà người ta còn đang dự kiến trao quyền cho cảnh sát bắn người phạm luật đấy.

     

    DanLuat - THƯ VIỆN PHÁP LUẬT nhận nhiều góp ý về Dự thảo Nghị định “Quy định các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi chống người thi hành công vụ”, do Bộ Công an chủ trì soạn thảo.

    Cụ thể các bài viết của Luật sư, chuyên gia và các thành viên DanLuat: 

    - "Nổ hay không nổ?" của Luật sư Ngô Ngọc Trai;

    - "Khi “công bộc” có quyền bắn thẳng vào dân" của Lê Cao;

    - ... và rất nhiều góp ý của thành viên DanLuat cho dự thảo Nghị định này.

    Trước đây rất nhiều vụ việc khiến dư luận xôn xao liên quan đến cưỡng chế đất đai như vụ Đoàn Văn Vương - Tiên Lãng, hay gần hơn vụ Cưỡng chế Văn Giang - Ecopark, ... chúng ta tự hỏi tại sao người dân lại chọn "chống người thi hành công vụ".

    "Chống người thi hành công vụ" là quá chung chung và không rỏ ràng, đôi khi người dân còn bị "chụp mũ", và cũng có thể "người thi hành công vụ" chưa hoàn toàn đúng. Vậy mà dự thảo nghị định Công an được "nổ súng" vào đối tượng "chống người thi hành công vụ", gây tranh cãi nảy lửa.

     

     
    15883 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #248976   16/03/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Không biết nếu thực sự là có chuyện này thì người công an trên sẽ bị xử tội gì nhỉ?

    - Cố ý gây thương tích

    - Hay Tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
  • #251270   27/03/2013

    daonhan
    daonhan
    Top 500
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/01/2008
    Tổng số bài viết (305)
    Số điểm: 11952
    Cảm ơn: 526
    Được cảm ơn 675 lần


    Web

    không đội mũ bảo hiểm: Tai hoạ từ cây gậy của cảnh sát

    Đội MBH là để bảo vệ cho chính người đội. Không đội MBH thì chỉ là vi phạm hành chính, cớ sao lại truy đuổi, đánh đập như truy bắt tội phạm? Đề nghị ngành công an cần có cách giáo dục sâu sắc hơn đối với cán bộ của mình. Công an là để bảo vệ, phục vụ nhân dân chứ không phải để dân khiếp sợ, bất bình như thế này:

    Xử lý người không đội mũ bảo hiểm: Tai hoạ từ cây gậy của cảnh sát

    Theo điều 9, khoản 3, điểm I, K Nghị định 34/2010 của Chính phủ, những người đi xe môtô, gắn máy không đội MBH sẽ bị xử phạt hành chính. Tuy chỉ là hành vi vi phạm hành chính (vì không đội MBH), không ít người dân đã phải giã từ cuộc sống, mang thương tích, còn người thực thi nhiệm vụ thì vướng vào vòng lao lý. Đâu là nguyên nhân dẫn đến hệ lụy không đáng có này trong xã hội?

     

    Hệ lụy khôn lường

    Trung tá Nguyễn Văn Ninh (CA phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội) gần đến tuổi về hưu, lĩnh án 4 năm tù vì tội làm chết người trong khi thi hành công vụ. Nguyên nhân đẩy vị trung tá - người thực thi nhiệm vụ - phải vào tù, còn người dân chỉ vì bỏ MBH để nghe điện thoại... bị đánh chết cũng... vì chiếc MBH.

    Cô sinh viên Trường ĐHSP Thái Nguyên Hoàng Thị Trà hẳn vẫn chưa quên được buổi tối ngày 6.8 - cách đây gần 3 năm. Trà và bạn trai tên Tuấn Hùng chở nhau trên xe máy, dạo chơi, không đội MBH, bỗng thấy hai thanh niên mặc thường phục đuổi theo, ép xe, ra dấu hiệu dừng xe. Tưởng gặp cướp, Hùng tăng ga, chỉ chạy được đoạn đường ngắn, họ bị hai thanh niên ép ngã, chưa kịp hoàn hồn, súng nổ, viên đạn xuyên thẳng vào đùi Trà.

    Một năm về trước, chị Lê Thị Thủy ở Hưng Yên ngồi sau không đội MBH cũng bị gậy của Công an huyện Văn Giang vụt tím mặt, ngất xỉu phải đi cấp cứu. Chiến sĩ cảnh sát tường trình rằng, chỉ giơ gậy, báo hiệu dừng xe, nhưng do xe phóng nhanh quá, chạm vào gậy nên mặt mới bị bầm tím (!?).

    Một cán bộ của Viettel, sau khi đá bóng, vào quán bia trên đường Nguyễn Tuân (Hà Nội) uống vài cốc. MBH treo trên tay lái, vừa lên xe thì gặp cảnh sát cơ động (CSCĐ) và lập tức phải nhập viện cấp cứu. Anh cán bộ quên không đội MBH này- theo tường trình của CSCĐ- thì anh này tự ngã, nặng đến mức phải đi cấp cứu, còn tổ CSCĐ này lại xin gia đình được lo viện phí.

    Sau khi CA Hà Nội đưa ra kết luận tổ cảnh sát Y5-141 không đánh người không đội MBH và cho rằng người dân sợ, chạy, đâm vào dải phân cách, tự ngã, nhưng theo phản ánh của Báo Người Lao Động đăng tải ngày 17.3.2013 thì: Một người dân đã gửi thư điện tử cho báo cung cấp thêm chứng cứ. Đó là băng ghi âm được cho là của những người đã đưa anh Hoàng đến bệnh viện cấp cứu. Trong đoạn ghi âm, một số người đã tỏ ra bức xúc trước hành động của lực lượng cảnh sát 141.

    Trong đó, 2 người khẳng định đã tận mắt chứng kiến việc chiến sĩ cảnh sát 141 dùng gậy đập anh Hoàng khi anh không đội MBH. Những chứng cứ nói trên khá trùng khớp với lời kể của một số người dân sống gần nơi xảy ra vụ việc với phóng viên nhiều tờ báo. Nhiều người cho rằng do sợ phiền hà nên họ không dám trực tiếp tố cáo hành vi lạm quyền.

    Trong những năm gần đây, ở nhiều địa phương xảy ra ngày càng nhiều vụ người dân không đội MBH, bị lực lượng CA, dân phòng đuổi đánh. Người dân sợ bị phạt, cắm đầu chạy lao xuống mương chết, đâm vào cột điện... tử vong. Không chết thì cơ thể cũng bị bầm giập vì bị đánh.

    Ở Bắc Giang, người dân đã mang quan tài anh Nguyễn Văn Khương (không đội MBH, bị CA đánh tử vong) đến trụ sở tỉnh ủy phản ứng... Vụ đánh người, nổ súng để truy tìm người không đội MBH xảy ra ở xã Trà Đa (TP.Pleiku - Gia Lai) gây bất bình trong xã hội. Phát hiện 2 thanh niên không đội MBH đã vào Cty TNHH Cường Thịnh Phát, cả chục người là CA xã, dân quân tự vệ xông vào Cty để truy tìm. Mặc dù lãnh đạo Cty nói rằng nhân viên Cty vi phạm giao thông, sẽ đưa người lên CA xã, nhưng nhóm người đó vẫn giơ súng, chĩa vào đầu lãnh đạo Cty...

    Giao chỉ tiêu phạt

    Một trong những nguyên nhân gây bức xúc dư luận là do cách ứng xử của một số cán bộ thực thi pháp luật với những người không đội mũ bảo hiểm. Không ai cổ vũ cho hành vi không đội MBH của người dân. Tuy nhiên, người thi hành công vụ cũng phải nhận thức rằng, người không đội MBH chỉ vi phạm hành chính, họ không phải là tội phạm nguy hiểm để CA phải truy đuổi, nổ súng... gây bất bình trong xã hội, làm ảnh hưởng đến uy tín của lực lượng CAND.

    Ảnh chụp tại ngã tư Trường Chinh - Tôn Thất Tùng (Hà Nội). Ảnh: Đăng Huỳnh


    Người tham gia giao thông ở Hà Nội đã từng phản ứng gay gắt hiện tượng, khi cả dòng người đang lưu thông với mật độ dày đặc, bỗng thấy một CSGT tay giơ gậy, lao vào giữa dòng người để chặn một người vi phạm, bất chấp sự an toàn của chính người CSGT cũng như người tham gia giao thông.

    Dư luận bấy lâu nay vẫn cứ “đồn thổi” chuyện ấn định mức thu phạt của CA cơ sở, nhưng qua vụ trật tự đô thị “múa gậy”, phạt người vi phạm giao thông ở P.Thịnh Quang (Đống Đa, HN), “lộ” ra nguyên nhân vì áp lực số tiền mà cấp trên giao chỉ tiêu. CA Q.Đống Đa thì thanh minh rằng, chỉ giao chỉ tiêu vụ việc, không giao chỉ tiêu cụ thể bằng tiền.

    Theo Báo Tiền Phong: Chỉ tiêu 500 tỉ đồng năm 2012, phạt vi phạm giao thông. Báo này đã dẫn lời ông Trần Thùy - Phó Giám đốc CA TP.Hà Nội: “...Tổng mức tiền phạt vi phạm giao thông, chỉ tiêu cũng tăng lên trên 500 tỉ đồng, gấp 2 lần so với thực tế... Năm 2012 là Năm ATGT nên bộ đưa ra con số trên để khuyến khích anh em làm việc...”. Điều rất đáng lo lắng là, dù lực lượng dân phòng không được dừng xe, nhưng CA phường, quận vẫn cho họ ra đường chặn xe một cách đường hoàng (!?).

    Việc xử lý vi phạm hành chính mang tính chất phòng ngừa là chính, chứ không phải để trừng trị hay tận thu ngân sách cho Nhà nước.

    Vi phạm Luật Giao thông sẽ không được xét thi đua. “Việc chấp hành pháp luật về ATGT là một tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở Đảng, cơ quan, đơn vị, đoàn thể, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức... tiêu chuẩn đánh giá đạo đức cuối năm của học sinh, sinh viên” - Báo điện tử Đảng Cộng sản dẫn phát biểu của thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh trong Hội nghị toàn quốc triển khai Chỉ thị 18 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác “Đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông” diễn ra tại Hà Nội sáng 25.3. Phát biểu tại hội nghị, thường trực Ban Bí thư Lê Hồng Anh đề nghị “cấp ủy, chính quyền, lãnh đạo Cty cần tăng cường nhắc nhở tuyên truyền cán bộ công nhân viên chức về ý thức chấp hành Luật Giao thông, đưa vấn đề này trở thành một trong những tiêu chí đánh giá thi đua khen thưởng. Thậm chí, có thể không xét thi đua đối với những cán bộ, công chức, học sinh vi phạm Luật Giao thông”. Anh Đào

    TP.Hồ Chí Minh: Không có chuyện phang gậy vào người vi phạm! Một cán bộ lãnh đạo Phòng CSGT đường sắt-đường bộ (PC67)- CA TPHCM khẳng định: “CSGT không được phang gậy vào người, vào xe vi phạm, đây còn là hành vi nghiêm cấm và thời gian qua tại TPHCM chưa xảy ra trường hợp nào như vậy. Tất cả CSGT làm nhiệm vụ trên đường tuần tra kiểm soát đều phải chấp hành nghiêm túc các quy định về quy trình theo Bộ CA quy định”. Cũng theo CSGT TPHCM, hiện CSGT tuần tra kiểm soát trên đường phải đeo thẻ xanh trên ngực trái, do Bộ CA cấp, có ảnh, tên mới được quyền dừng xe vi phạm. Ngoài ra, theo quy trình tuần tra kiểm soát thì CSGT không được quyền nhảy bổ ra đường, phang gậy, chặn đầu xe... mà phải đứng trước đầu xe một khoảng cách an toàn, giơ cao gậy điều khiển, ra hiệu còi để người điều khiển xe vi phạm nhận biết. Thái độ của CSGT dừng xe cũng phải thực hiện nghiêm theo quy định, đó là chào người điều khiển phương tiện trước khi yêu cầu kiểm tra giấy tờ xe... P.Bắc
     

     

    Theo Linh Trần(Lao Động)
     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn daonhan vì bài viết hữu ích
    admin (27/03/2013) pvoilthanhhoa (09/05/2013) ngocloan1990 (23/06/2013)
  • #251383   28/03/2013

    linhwindy
    linhwindy

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:24/03/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    nhìn vết thương thấy ghê quá, như này có tính là lạm dụng chức vụ quyền hạn gây thương tích cho người khác ko nhỉ

    -

    ----------------------------

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 28/03/2013 09:52:12 SA xóa link quảng cáo
     
    Báo quản trị |  
  • #271120   23/06/2013

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chỉ tiếc là trên đường phố nước ta chưa phải chổ nào cũng được gắn camera, nếu có thì nếu thì CSGT sẽ kiên dè, không dám quá tay nếu họ sai; trái lại, nếu họ đúng thì cũng có bằng chứng chứng minh cho họ (ví dụ : người vi phạm không chấp hành bỏ chạy bị té).

     
    Báo quản trị |  
  • #271163   23/06/2013

    ngocloan1990
    ngocloan1990
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2013
    Tổng số bài viết (486)
    Số điểm: 3699
    Cảm ơn: 235
    Được cảm ơn 230 lần


    Chào mọi người !

    Vi phạm giao thông đâu phải là tội phạm mà lại quá quyết liệt như vậy !

    Trọng khi cướp giựt thì lại để bùng phát tràn lạn.

     
    Báo quản trị |