Không đi làm vì chờ giải quyết khiếu nại mà bị xử lí kỷ luật

Chủ đề   RSS   
  • #70147 24/11/2010

    linh.shine

    Sơ sinh

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2010
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 471
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    Không đi làm vì chờ giải quyết khiếu nại mà bị xử lí kỷ luật

    Xin hỏi luật sư: 

    Tôi đang trong thời gian khiếu nại về việc bị chuyển công việc mới nhưng vẫn đến chỗ bộ phận mới đó nhận việc làm. Người phụ trách không bố trí công việc bảo đợi khiếu nại xong mới bố trí có đúng không?

    Nhưng 10 ngày sau, dù chưa có giải quyết khiếu nại, người phụ trách đề nghị tôi đi làm. Và 3 ngày sau tôi đi làm. Công ty dự kiến xử lý kỷ luật tôi mức cao hơn với lí do nghỉ việc không lý do. Liệu tôi có bị xử lý kỉ luật ở mức cao hơn không?

     
    3607 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #70216   24/11/2010

    luatsuvan
    luatsuvan
    Top 500
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/11/2010
    Tổng số bài viết (149)
    Số điểm: 826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Chào bạn,

    Theo thông tin bạn cung cấp,tôi xin có tư vấn như sau:
    Bạn phải chứng minh được việc không đi làm 10ngày không phải là do bạn tự ý bỏ việc không lí do.Sau đây là các quy định pháp luật có liên quan để bạn tham khảo thêm:

    Nghị định 33/2003/NĐ-CP: về xử lý kỉ luật lao động

    2. Điều 6 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    ''Điều 6. Việc áp dụng các hình thức xử lý, vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 84, Điều 85 của Bộ Luật Lao động được quy định như sau:

    1. Hình thức khiển trách bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu, nhưng ở mức độ nhẹ.

    2. Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá sáu tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là sáu tháng hoặc cách chức được áp dụng đối với người lao động đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn ba tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đã được quy định trong nội quy lao động. Người sử dụng lao động căn cứ vào mức độ vi phạm kỷ luật của người lao động, tình hình thực tế của doanh nghiệp và hoàn cảnh của người lao động để lựa chọn một trong ba hình thức quy định tại khoản này.

    3. Hình thức sa thải được áp dụng đối với người lao động vi phạm một trong những trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động và đã cụ thể hóa trong nội quy lao động được quy định như sau:

    a) Người lao động vi phạm một trong các trường hợp quy định tại điểm a khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động, nếu hành vi vi phạm đó chưa có đầy đủ hoặc khó xác định chứng cứ thì yêu cầu cơ quan có thẩm quyền điều tra, xác minh, kết luận để làm căn cứ xử lý kỷ luật.

    b) Người lao động tự ý bỏ việc 5 ngày cộng dồn trong một tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong một năm mà không có lý do chính đáng được tính trong tháng dương lịch, năm dương lịch.

    Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: bị thiên tai; hỏa hoạn; bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở y tế được thành lập hợp pháp, các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động''.

    Chào thân ái,
    Luật sư Bùi Thị Thùy Vân

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau: