Không đi bầu cử có vi phạm pháp luật? Phải làm gì khi bị ép đi bầu cử?

Chủ đề   RSS   
  • #570268 14/04/2021

    vankhanhnhu
    Top 200
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/11/2020
    Tổng số bài viết (445)
    Số điểm: 8732
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 536 lần


    Không đi bầu cử có vi phạm pháp luật? Phải làm gì khi bị ép đi bầu cử?

    Bầu cử đại biểu hội đồng nhân dân, 

    Kỳ bầu cử Đại biểu hội đồng nhân dân, đại biểu Quốc hội, diễn ra vào khoảng tháng 3 đến tháng 5 hàng năm, tuy nhiên thực tế có một số người không biết, không quan tâm hoặc không có nhu cầu bầu cử. Những người này có vi phạm pháp luật gì hay không? Trong trường hợp bị ép buộc phải đi bầu cử, chúng ta phải xử lý ra sao?

    Bầu cứ có phải quy định bắt buộc?

    Ngay trong Hiến pháp 2013 đã ghi nhận:

    “Điều 27.

    Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”

    Điều này có nghĩa, việc bầu cử chỉ đơn giản là quyền của công dân, chúng ta hoàn toàn có thể từ chối thực hiện quyền này (tương tự như quyền thừa kế, người được hưởng thừa kế quyền từ chối nhận thừa kế).

    Điều 15 Hiến pháp cũng quy định công dân chỉ có “trách nhiệm” thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và “tôn trọng” quyền của người khác.

    Ngoài ra, trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay của Việt Nam cũng không hề có quy định nào xử phạt hành vi không đi bầu cử!

    Phải làm gì khi bị ép bầu cử?

    Như đã phân tích, bầu cử là quyền công dân và người khác phải tôn trọng quyền của bạn, ngay cả khi bạn từ chối nó. Khi có bằng chứng thể hiện người khác ép buộc bạn phải bầu cử, Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017) có quy định:

    “1. Người nào có trách nhiệm trong việc tổ chức, giám sát việc bầu cử, tổ chức trưng cầu ý dân mà giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bầu cử, kết quả trưng cầu ý dân, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.”

    Việc ép buộc bạn bầu cử cũng chính là hành vi làm ảnh hưởng đến kết quả bầu cử, bởi lẽ mỗi lá phiếu đều góp phần tạo nên kết quả của cuộc bầu cử.

    Một số trường hợp công dân còn bị ép buộc bầu cho một người nào đó, đây là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, có đủ căn cứ để xử phạt án tù chứ không đơn thuần là xử phạt hành chính!

    Đối với những người bình thường, không có quyền, trách nhiệm liên quan đến công tác bầu cử, nếu họ dùng thủ đoạn, hành động gây áp lực để bạn phải đi bầu cử theo ý họ, tùy vào hành vi thực hiện mà họ sẽ bị xử phạt hành chính theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP về trật tự, an ninh xã hội hoặc nặng hơn là truy cức TNHS.

    Cập nhật bởi vankhanhnhu ngày 14/04/2021 05:16:06 CH
     
    4080 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn vankhanhnhu vì bài viết hữu ích
    admin (15/04/2021) ThanhLongLS (14/04/2021)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #570289   15/04/2021

    trantri101290
    trantri101290

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2021
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Hi bạn,

     

    Theo mình thì bạn đang nhầm lẫn khái niệm làm sai lệch kết quả bầu cử,..

    Bạn cần chứng minh được việc làm đó sẽ làm sai lệch chứ không phải làm ảnh hưởng, vì hai khái niệm trên hoàn toàn khác nhau

     

    Trân trọng.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn trantri101290 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (15/04/2021)
  • #570297   15/04/2021

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần


    Ép bạn phải đi bầu cử để thực hiện quyền công dân của chính bạn => không vi phạm pháp luật

    Ép bạn phải bầu cho hoặc gạch tên ai  đó => vi phạm pháp luật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    hunghtk1 (16/04/2021)
  • #572917   29/06/2021

    nhmylinh97
    nhmylinh97
    Top 100
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/10/2019
    Tổng số bài viết (723)
    Số điểm: 4760
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 51 lần


    Bầu cử là quyền của mỗi công dân, và cũng không có quy định xử phạt người không đi bầu cử. Ép người đi bầu cử thì không phải là vi phạm pháp luật, vì người đó có thể đi hoặc không. Còn trường hợp ép buộc một ai đó bầu cử cho một người là vi phạm pháp luật và ảnh hưởng đến kết quả bầu cử. Bởi vì việc bầu cử là ý chí và nguyện vọng của riêng mỗi người.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #573167   30/06/2021

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Bầu cử là quyền và nghĩa vụ của công dân, tuy nhiên trên thực tế không đi bầu thì cũng chưa thể bị gọi là vi phạm pháp luật và bị xử phạt, bởi vào thời điểm tháng 5/2021 vừa rồi, dịch bệnh rất nhiều khiến việc bầu cử cũng gặp nhiều khó khăn, số lượng người không thể đi bầu cử cũng rất nhiều, nhưng đó là do có lý do khách quan

     
    Báo quản trị |  
  • #573463   07/07/2021

    Theo mình bạn đưa ra một vấn đề khá hay về bầu cử. Tuy nhiên mình nghĩ bạn nên xem lại câu hỏi phải làm gì khi bị ép đi bầu cử bởi câu trả lời và cơ sở pháp lý bạn dẫn chứng vẫn chưa thật sự thuyết phục và đi đúng trọng tâm vấn đề. Đó là điều mình thấy bạn cần khắc phục trong bài viết này. Cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #576010   30/09/2021

    dù là quyền nhưng công dân cũng cần thực hiện quyền này đầy đủ, đúng quy định của pháp luật.

    Tuy vậy, hiện nay trong các văn bản xử phạt vi phạm hành chính, không ghi nhận quy định xử phạt đối với người đủ điều kiện bầu cử không tham gia bầu cử.

     

     
    Báo quản trị |