Không đăng ký kết hôn - Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không?

Chủ đề   RSS   
  • #497427 20/07/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Không đăng ký kết hôn - Cha mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con không?

    Thực tiễn hẳn chúng ta không còn thấy xa lạ gì với cách sống “ăn cơm trước kẻng” của những cặp đôi trẻ. Và rồi… họ sinh con ra, chung sống với nhau như vợ chồng nhưng lại không tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn hợp pháp theo quy định pháp luật. Rồi cứ thế người đàn ông và người phụ nữ sống tiếp tục cùng chung sống với nhau mà không có giấy chứng nhận kết hôn. Đây được gọi là hôn nhân thực tế nhưng theo quy định pháp luật hiện hành thì đối với những trường hợp này pháp luật không thừa nhận 02 người là vợ chồng hợp pháp. Thực trạng này mình đang muốn nhấn mạnh đến vấn đề các cặp đôi trẻ ngày nay, tuy nhiên chúng ta cũng cần lưu ý đến một ngoại lệ hôn nhân thực tế được pháp luật công nhận, đó là đối với trường hợp quan hệ vợ chồng được xác lập trước ngày 03 tháng 01 năm 1987, trong trường hợp này họ vẫn được xem là vợ chồng hợp pháp mặc dù không có giấy đăng ký kết hôn và khi có yêu cầu ly hôn thì được Toà án thụ lý giải quyết theo quy định về ly hôn theo tinh thần tại điểm a Mục 3 Nghị quyết 35/2000/NQ-QH10 và điểm b khoản  Điều 2 Thông tư liên tịch 01/2016/TTLI-TANDTC-VKSNDTC-BTP.

    Giả sử, các cặp đôi đó tiếp tục sống với nhau trong ấm ngoài êm thì không sao nhưng nếu lỡ… họ chia tay, đường ai nấy đi và sẽ có một trong hai bên nuôi đứa con thì liệu người còn lại có nghĩa vụ phải cấp dưỡng không trong khi về pháp lý họ không được xem là vợ chồng hợp pháp? Bố mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con như khi ly hôn không?

    NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG CHO CON CỦA CHA MẸ KHI KHÔNG ĐĂNG KÝ KẾT HÔN

    Theo quy định tại khoản 2 Điều 68 Luật Hôn nhân gia đình (LHNGĐ) 2014 và Điều 4 Luật bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em 2004 trước đây có ghi nhận: Nhà nước và xã hội không thừa nhận việc phân biệt đối xử giữa các con, dù là con nuôi hay con đẻ, con riêng hay con chung, dù là con trong giá thú hay con ngoài giá thú.


    Do đó, trường hợp sống chung như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn, khi đó quyền, nghĩa vụ đối với con được pháp luật ghi nhận tại Điều 15 Luật hôn nhân gia đình và khoản 2 Điều 68 như sau:

    Điều 15. Quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con trong trường hợp nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn:

    Quyền, nghĩa vụ giữa nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng và con được giải quyết theo quy định của Luật này về quyền, nghĩa vụ của cha mẹ và con.

    Điều 68. Bảo vệ quyền và nghĩa vụ của cha mẹ và con

    2. Con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân của cha mẹ đều có quyền và nghĩa vụ như nhau đối với cha mẹ của mình được quy định tại Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    Như vậy, nhằm bảo vệ quyền lợi cho đứa trẻ và cha mẹ chúng nên pháp luật ghi nhận con sinh ra không phụ thuộc vào tình trạng hôn nhân hai bên cha mẹ. Và khi hai bên chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng kí kết hôn thì khi chia tay, người còn lại không nhận nuôi đứa trẻ sẽ phải có nghĩa vụ cấp dưỡng, điều này được ghi nhận tại Điều 110 LHNGĐ 2014:

    Cha, mẹ có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con chưa thành niên, con đã thành niên không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình trong trường hợp không sống chung với con hoặc sống chung với con nhưng vi phạm nghĩa vụ nuôi dưỡng con.”

    Về mức cấp dưỡng: do hai bên thỏa thuận trường hợp không thỏa thuận được bạn có thể yêu cầu Tòa án giải quyết. Các quy định pháp luật hiện nay không có quy định mức cấp dưỡng cụ thể là bao nhiêu, mức cấp dưỡng phụ thuộc vào thu nhập, khả năng thực tế của người cấp dưỡng và nhu cầu của người có yêu cầu cấp dưỡng. Do vậy, nếu thỏa thuận được thì mức cấp dưỡng thông thường sẽ cao hơn so với mức tòa giải quyết.

    XỬ LÝ HÀNH VI VI PHẠM NGHĨA VỤ CẤP DƯỠNG

    Pháp luật quy định một bên còn lại không nuôi đứa con sẽ phải có nghĩa vụ cấp dượng. Tuy nhiên, nếu họ không thực hiện thì theo quy định tại Điều 22 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về việc xử phạt vi phạm hành chính về bảo trợ, cứu trợ xã hội và bảo vệ chăm sóc trẻ em. Hành vi vi phạm trên sẽ bị xử phạt như sau:

    Điều 22. Vi phạm quy định về chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

    1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

    a) Bỏ hoặc không chăm sóc, nuôi dưỡng con sau khi sinh;

    b) Cha, mẹ, người giám hộ không thực hiện nghĩa vụ nuôi dưỡng, cắt đứt quan hệ tình cảm và vật chất với trẻ em, trừ trường hợp cho trẻ em làm con nuôi hoặc bị buộc phải cách ly trẻ em theo quy định của pháp luật;

    c) Cha, mẹ; người giám hộ cố ý bỏ rơi trẻ em ở nơi công cộng, bỏ mặc hoặc ép buộc trẻ em không sống cùng gia đình, bỏ mặc trẻ em tự sinh sống, không quan tâm chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ em để trẻ em rơi vào hoàn cảnh đặc biệt.

    2. Biện pháp khắc phục hậu quả:

    Buộc thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em theo quy định của pháp luật đối với cha, mẹ, người giám hộ có hành vi vi phạm tại Khoản 1 Điều này.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 20/07/2018 10:57:35 CH
     
    3755 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515879   28/03/2019

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Như cậu trat lời cảu bạn đã có thì nghĩa vụ cấp dưỡng là bắt buộc đối với cha và mẹ trong bất cứ trường hợp nào, điều này nói lên Phấp luật Việt Nam đã rất tôn trọng quyền trẻ em và quyền được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng. Chính vì vậy để đứa trẻ được sống khỏe, sống tốt thì một trong hai người phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho người có được quyền nuôi con trong trường hợp hai bên không chung sống với nhau

     
    Báo quản trị |