Theo quy định tại Điều 58 Luật giao thông đường bộ 2008 quy định:
“Điều 58. Điều kiện của người lái xe tham gia giao thông
1. Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật này và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp.
Người tập lái xe ô tô khi tham gia giao thông phải thực hành trên xe tập lái và có giáo viên bảo trợ tay lái.
2. Người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ sau:
a) Đăng ký xe;
b) Giấy phép lái xe đối với người điều khiển xe cơ giới quy định tại Điều 59 của Luật này;
c) Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới quy định tại Điều 55 của Luật này;
d) Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.”
Tại Điểm a Khoản 1 Điều 9 Nghị định 03/2021/NĐ-CP quy định:
“Điều 9. Thời hạn và hiệu lực bảo hiểm
1. Thời hạn ghi trên Giấy chứng nhận bảo hiểm cụ thể:
a) Đối với xe mô tô hai bánh, ba bánh, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe có kết cấu tương tự theo quy định của Luật Giao thông đường bộ, thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
…”
Bảo hiểm Bắt buộc Trách nhiệm Dân sự (TNDS) của chủ phương tiện là loại bảo hiểm chi trả cho chủ xe số tiền chủ xe bồi thường cho người bị thiệt hại trong trường hợp chủ xe gây tai nạn. Đây là loại giấy tờ bắt buộc phải có đối với phương tiện tham gia giao thông. Giấy chứng nhận bảo hiểm có thời hạn Bảo hiểm tối thiểu là 1 năm và tối đa là 3 năm.
Theo đó, người lái xe khi điều khiển phương tiện phải mang theo loại giấy tờ này và phải còn thời hạn. Trường hợp không xuất trình được hoặc giấy hết hạn thì được xem là vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và sẽ bị xử phạt như trên.