Khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #342063 01/09/2014

    luatsutraloi1

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (101)
    Số điểm: 656
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 25 lần


    Khởi kiện ra Trung tâm Trọng tài quốc tế Việt Nam

     

    Năm 2003, Cty Cổ phần Chữ thập đỏ Việt Nam (Vinareco) ký Hợp đồng nhập khẩu thuốc từ  Hãng Khoa học công nghệ dược phẩm Polysan (Cộng hòa Liên bang Nga), nhưng Bộ Y tế chưa cấp VISA. Năm 2004, Vinareco nhập và tiêu thụ tại Việt Nam 284.300 USD; ngày 15/3/2005, nhập 269.286 USD. Nhận rõ năng lực tài chính và uy tín gây dựng thị trường của Vinareco, ngày 14/6/2005,  Polysan có văn bản trao quyền cho Vinareco là “Nhà phân phối duy nhất” sản phẩm của Hãng tại Việt Nam, không ghi thời hạn (được hiểu là lâu dài). Năm 2006, Polysan ra điều kiện: Vinareco phải nhập 1 triệu USD thuốc theo quy trình đàm phán của hai bên; theo đó, Polysan soạn thảo Bản Thoả thuận trao cho Vinareco trước để tham khảo: Nếu Vinareco bảo đảm tiêu thụ 1 triệu USD sản phẩm thì sang năm 2007, Polysan sẽ dành cho Vinareco quyền bán sản phẩm Hãng trên toàn lãnh thổ Việt Nam. Hợp đồng mua bán năm 2006 được ký và Vinareco đã thanh toán tiền hàng với Polysan (thực hiện gần 100% giá trị hợp đồng). Năm 2007, Văn phòng đại diện Polysan tại Hà Nội gửi Vinareco Bản Thoả thuận (dự thảo) ra điều kiện tiếp: Vinareco phải mua của họ 1,2 triệu USD; Vinareco đề nghị chỉ tăng 12%, tức bằng 1 triệu 116.000 USD, được Polysan đồng ý. Trên cơ sở đó, hai bên đã ký Bản Thoả thuận năm 2007 (bằng Bản tiếng Nga): Nếu Vinareco bảo đảm tiêu thụ sản phẩm Cycloferon và Reamberin năm 2007 là 1 triệu 111.619,84 USD thì  Polysan sẵn sàng dành quyền cho Vinareco bán sản phẩm của mình “trên toàn lãnh thổ Việt Nam năm 2008”. Căn cứ thoả thuận này, hai bên đã ký Hợp đồng mua bán năm 2007.

    Nhưng, ngày 1/3/2008, Polysan đã vi phạm cam kết, có “Giấy ủy quyền” ủy quyền cho Cty cổ phần dược phẩm Thanh Phương là “nhà phân phối duy nhất”các sản phẩm Cycloferon và Reamberin của Hãng “tại miền Trung và miền Nam trong năm 2008”. Phát hiện việc làm của Polysan trong quá trình thực hiện hợp đồng là không trung thực, thiếu  tinh thần hợp tác, gây thiệt hại cho mình, Vinareco đã khởi kiện đối tác ra Trung tâm Trọng tài quốc tế bên cạnh Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.

    Các hình thức giải quyết tranh chấp trong thương mại? Phán quyết của Trọng tài thương mại có hiệu lực pháp lý ra sao? Nếu một bên không đồng ý thì “phản đối” bằng cách nào? Các loại chế tài trong thương mại?

     

    Theo quan điểm của tôi:

    1. Trong giao dịch dân sự, Pháp luật Việt Nam yêu cầu các bên tham gia phải tôn trọng nguyên tắc thực hiện hợp đồng là: “Thực hiện một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau” (Điều 412 Bộ Luật Dân sự).

    2. Theo quy định tại Điều 317 Luật Thương mại, tranh chấp trong thương mại được giải quyết bằng thương lượng, hoà giải hay giải quyết tại Trọng tài hoặc Toà án. Trong vụ này, do không thương lượng hoặc hoà giải được, Vinareco đã lựa chọn giải quyết bằng Trọng tài.

    3. Điều 6 Pháp lệnh Trọng tài thương mại quy định: “Quyết định trọng tài là chung thẩm, các bên phải thi hành, trừ trường hợp Toà án huỷ quyết định trọng tài theo quy định của Pháp lệnh này”. Pháp lệnh còn quy định, nếu một bên không tự nguyện thi hành quyết định của trọng tài, cũng không yêu cầu huỷ thì “bên được thi hành quyết định trọng tài có quyền làm đơn yêu cầu cơ quan thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành, thi hành quyết định”.

    4. Nếu một bên không đồng ý với quyết định của Trọng tài thương mại thì có thể yêu cầu Toà án cấp tỉnh huỷ quyết định trọng tài; nhưng, bên yêu cầu phải đưa ra một trong những căn cứ quy định tại Điều 54 của Pháp lệnh, như phải chứng minh được “trong quá trình giải quyết vụ tranh chấp có Trọng tài viên vi phạm nghĩa vụ của Trọng tài viên…”, hoặc “Quyết định trọng tài trái với lợi ích công cộng của CHXHCN Việt Nam”…

    Trong trường hợp Hội đồng xét xử huỷ quyết định của Trọng tài thương mại, nếu không có thoả thuận khác, các bên có quyền đưa vụ tranh chấp đó ra giải quyết tại Toà án.

    Quyết định Trọng tài thương mại được thi hành kể từ ngày quyết định của Toà án “không huỷ quyết định trọng tài” có hiệu lực.

    5. Các loại chế tài trong thương mại được quy định tại điều 292 Luật Thương mại: Buộc thực hiện đúng hợp đồng; Phạt vi phạm; Buộc bồi thường thiệt hại; Tạm ngừng thực hiện hợp đồng; Đình chỉ thực hiện hợp đồng; Huỷ bỏ hợp đồng; Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam, điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế./.

     


     (Bài đăng trên Báo Thanh tra, số 3/2009)

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp tại Hãng Văn phòng Luật NewVision)


     

     

     

     
    6179 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #342065   01/09/2014

    luatsutraloi2
    luatsutraloi2

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2014
    Tổng số bài viết (91)
    Số điểm: 680
    Cảm ơn: 95
    Được cảm ơn 16 lần


    Hoãn và miễn chấp hành hình phạt tù ?

     
     

     

    Tại Bản án hình sự sơ thẩm số 158/2007 ngày 13/9/2007, TAND TP Hà Đông (tỉnh Hà Tây cũ) tuyên phạt bà Hoàng Kim Loan 15 tháng tù giam về “Tội chứa mại dâm”. Bà Loan không kháng cáo, nhưng được Tòa án cho phép hoãn chấp hành hình phạt tù do vào thời điểm ấy đang mang thai. Ngày 1/2/2008, bà Loan sinh con gái. Ngày 5/12/2008, Chánh án TAND TP Hà Đông Phạm Thị Minh Hợp ký Quyết định số 04/2008/QĐ-CA, cho phép bà Loan được hoãn chấp hành hình phạt tù, ghi rõ: “Thời hạn người bị kết án được hoãn chấp hành hình phạt tù 12 tháng, kể từ ngày ký quyết định này”.

    Bà Loan đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, được TAND TP Hà Đông cho hoãn chấp hành hình phạt tù trong thời hạn 12 tháng là đúng hay không đúng? Hết thời hạn được hoãn, nếu bà Loan lại tiếp tục có thai hoặc nuôi con dưới 36 tháng thì có còn được hoãn chấp hành hình phạt tù nữa không? Có trường hợp nào người bị kết án được miễn hoàn toàn việc phải chấp hành hình phạt tù không? Nếu được, ai có thẩm quyền quyết định?

     

    Theo quan điểm, ý kiến của tôi, như sau:

    I. Bà Loan không kháng cáo nên bản  án sơ thẩm có hiệu lực pháp luật sau 15 ngày kể từ 13/9/2007 là ngày Tòa tuyên án (Điều 234, Điều 240 Bộ luật Tố tụng Hình sự).

    Ngày 2/10/2007, Hội đồng Thẩm phán TAND Tối cao ban hành Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP “Hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự (BLHS) về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt” như sau: “Người bị xử phạt là phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi được hoãn chấp hành hình phạt tù cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi. Trong thời gian được hoãn chấp hành hình phạt tù mà người bị kết án lại có thai hoặc phải tiếp tục nuôi con dưới 36 tháng tuổi thì vẫn được hoãn cho đến khi đứa con sau cùng đủ 36 tháng tuổi”.

    Bà Loan sinh con gái ngày 1/2/2008. Theo hướng dẫn nêu trên, bà Loan được hoãn chấp hành hình phạt tù để nuôi con nhỏ cho đến ngày 1/2/2011 khi cháu bé được 36 tháng tuổi. Nhưng, tại Quyết định số 04/2008/QĐ-CA ngày 5/12/2008, Chánh án TAND TP Hà Đông chỉ cho phép bà Loan được hoãn chấp hành hình phạt tù trong thời hạn 12 tháng “kể từ ngày ký quyết định” (tức hoãn đến 5/12/2009, khi cháu mới được 22 tháng tuổi) là không đúng, cần phải được điều chỉnh lại để bảo đảm quyền hợp pháp của người bị kết án.

    II. Người bị kết án được miễn chấp hành hình phạt tù trong những trường hợp sau:

    1. Khi hết thời hạn thi hành bản án thì “người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên” (khoản 1, Điều 55 BLHS).

    Bà Hoàng Kim Loan bị xử phạt 15 tháng tù giam thuộc “tội phạm ít nghiêm trọng”. Đối với người bị xử phạt tù từ 3 năm trở xuống (tội phạm ít nghiêm trọng), thời hiệu thi hành bản án là 5 năm tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật (khoản 2, khoản 3 Điều 55 BLHS). Khi hết thời hạn đó thì người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên, cũng có nghĩa là được miễn chấp hành hình phạt tù (ngoại trừ trường hợp phạm tội mới hoặc trốn tránh đã có lệnh truy nã). Tuy nhiên, BLHS quy định “không áp dụng thời hiệu thi hành bản án” đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia và các tội phá hoại hòa bình, chống loài người và tội phạm chiến tranh quy định tại Chương XI và Chương XXIV của Bộ luật này (Điều 56).

    2. Người bị kết án có thể được miễn chấp hành hình phạt tù khi được đặc xá hoặc đại xá (khoản 2 Điều 57 BLHS).

    3. Đối với người bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng đã được hoãn chấp hành hình phạt vì nuôi con nhỏ dưới 36 tháng, nếu trong thời gian được hoãn “đã lập công” thì theo đề nghị của Viện trưởng Viện Kiểm sát, Tòa án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt tù (khoản 3 Điều 57 BLHS).

    Căn cứ hướng dẫn tại tiểu mục 2.2, mục 2 Nghị quyết 01/2007/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao: “Đã lập công” là trường hợp “lập công lớn” hoặc người bị kết án “có thành tích xuất sắc trong cuộc sống, trong sản xuất, chiến đấu, học tập, công tác được cơ quan có thẩm quyền khen thưởng hoặc chứng nhận”.

    III. Chánh án TAND cấp huyện (TP Hà Đông) có quyền cho hoãn chấp hành hình phạt tù nhưng không có quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù đối với người bị kết án. Bộ luật Tố tụng hình sự quy định TAND cấp tỉnh (như TAND TP Hà Nội) mới có thẩm quyền quyết định miễn chấp hành hình phạt tù (khoản 1 Điều 269).

     


     (Bài đăng trên Báo Thanh tra, số 9/2009. 20/1 KTHT VN 52/2008)

    (Luật gia, Nhà báo Nguyễn Chấn - Chuyên viên cao cấp tại Hãng Văn phòng Luật NewVision)

     

     
     
    Báo quản trị |