Khi Tòa không chịu thụ lý, giải quyết vụ án
Quá thời hiệu
khởi kiện, người dân mất quyền khởi kiện; quá thời hạn kháng cáo, kháng nghị, thì Viện kiếm sát, đương sự mất quyền kháng cáo, kháng nghị. Thế nhưng quá thời hạn
thụ lý, giải quyết vụ án Tòa án không mất gì cả. Liệu có công bằng?
Án tồn đọng,
kéo dài, quá hạn được nhắc đến nhiều trong các báo cáo, tổng kết hàng năm ngành
Tòa án. Tình trạng chậm thụ lý, giải quyết vụ án của các Tòa án hiện nay quá
sức phổ biến. Một số thẩm phán không trả lại đơn kiện mà cũng không chịu thụ lý
và cũng không có văn bản yêu cầu bố sung tài liệu, chứng cứ hoặc chỉ hướng dẫn
cho người khởi kiện một cách chung chung. Có trường hợp, Tòa đã thụ lý nhưng
kéo dài cả năm, không chịu đưa ra xét xét mà không có bất kỳ thông báo, quyết định
nào cho các bên tham gia tố tụng. Người dân lại phải tốn tiền của, thời gian để
viết đơn yêu cầu, khiếu nại về việc giải quyết đơn kiện, vụ án. Chưa kể các hậu
quả pháp lý khác do sự chậm trễ của việc thụ lý, giải quyết vụ án đã phát sinh
sự kiện pháp lý làm thay đổi nội dung vụ án. Chẳng hạn: Đương sự bị chết; Doanh
nghiệp bị giải thể, phá sản; tài sản bị tẩu tán; Điều này làm cho vụ án phức tạp hơn, đã chậm
trễ lại càng chậm trễ. Chưa kể tạo điều kiện cho vấn đề tiêu cực nảy sinh. Thực
tế, có vụ án ly hôn, tranh chấp quyền nuôi con, theo luật Hôn nhân và Gia đình,
con dưới 36 tháng tuổi phải giao cho mẹ trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng nhưng
việc kéo dài thời hạn giải quyết vụ án đã làm cho yếu tố này mất đi khi cháu bé
đã tròn 36 tháng tuổi.
Bàn về "vai
trò của luật sư trong hội nhập quốc tế", Thủ Tướng mong mỏi giới luật sư
phải bảo vệ được lợi ích chính đáng của quốc gia bằng luật pháp. Kỳ vọng
quá chăng khi giới Luật sư đang phải vất vả để bảo vệ quyền lợi theo luật định
của đương sự trước sự trễ nãi của quan Tòa.
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự, thời hạn
chuẩn bị xét xử đối với các vụ tranh chấp về dân sự, về hôn nhân và gia đình là
4 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án; đối với các vụ tranh chấp về kinh doanh –
thương mại, về lao động thì thời hạn là 2 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
Đối với vụ án có tính chất phức tạp hoặc do trở ngại
khách quan thì chánh án tòa án có thể quyết định gia hạn thời hạn chuẩn bị xét
xử, nhưng không được quá 2 tháng đối với các vụ tranh chấp về dân sự, hôn nhân
– gia đình và không quá 1 tháng đối với các vụ tranh chấp về kinh doanh –
thương mại, lao động.
Ths.Ls. Nguyễn
Văn Phước
Văn phòng Luật
sư Huế
31.Tố Hữu,
thành phố Huế
0543.816818 -
0914 172 574
Cập nhật bởi LawSoft02 vào lúc 14/12/2009 14:35:52