KHI PHẦN CON LẤN ÁT PHẦN NGƯỜI?!

Chủ đề   RSS   
  • #142140 24/10/2011

    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    KHI PHẦN CON LẤN ÁT PHẦN NGƯỜI?!

    Phát ngôn Tuần Việt Nam: Nhân tính!

    LTS: Thưa quý bạn đọc VietNamNet. Bắt đầu từ hôm nay, Tuần Việt Nam ra mắt chuyên mục mới: Phát ngôn Tuần Việt Nam. Mỗi tuần chúng tôi sẽ chọn một sự kiện nổi bật trong tuần và bình luận qua góc nhìn của nhà báo Kỳ Duyên. Mong quý bạn đọc gần xa ủng hộ và góp ý để chuyên mục ngày càng có chất lượng hơn.

    >> TQ: Bé 2 tuổi chết oan vì sự thờ ơ của đồng loại
    >> Hải Phòng: Kinh hoàng cha bắt con ăn phân người

    Tại Hải Phòng, vừa có hai vụ việc được báo điện tử VnMedia và VietNamNet đưa tin (ngày 18/10 và 20/10) mà khi đọc xong, người đọc thấy kinh hoàng, chỉ có thể thốt nên hai từ: Thú dữ và thú tính!

    Vụ thứ nhất: Cháu bé Bùi Xuân Thuận (11 tuổi, học sinh lớp 5A - Trường Tiểu học Đồng Thái) bị cha là Bùi Xuân Phong đánh đập dã man nhiều lần. "Đỉnh cao" của năng lực kẻ gọi là cha này- là bắt con ăn... phân người.

    Vụ việc chỉ bị phát hiện vào ngày 11/10 mới đây khi cô giáo chủ nhiệm của Thuận phát hiện ra những vết thương nặng trên tay em nên đã tìm hiểu sự việc và cùng với bà nội của bé đến báo công an xã. Từ đây, tài năng dạy con của Bùi Xuân Phong mới được đưa ra ánh sáng.

    Thực ra, từ lâu nỗi bất hạnh của bé Thuận đã được làng xóm và gia đình Phong, ở đây là mẹ ruột hắn- tức bà nội bé biết đến.

    Mồ côi mẹ từ lúc lên 6, cùng đứa em trai mới 8 tháng tuổi, tuổi thơ của Thuận, thay cho sự được yêu thương chăm sóc là liên miên được cha cho... ăn đòn, bất kể lý do gì. Kể cả khi được bà nội vì quá thương cháu côi cút, đón về nuôi.

    Ngón đòn quen thuộc và ưa thích của Phong là "bắt con trai trần truồng, dùng dây điện có lõi bằng đồng, chập hai, chập ba làm hung khí thẳng tay quật vào người con. Đến mức khắp người cháu bé chi chit những vết bầm tím, sưng tấy".

    Vụ thứ hai: "Cha ruột giở trò đồi bại với con gái". Nạn nhân- cháu X, mới 10 tuổi, và gã cha đốn mạt là Bùi Ngọc Thắng, sinh 1977, ở Chợ Hàng (Quận Lê Chân). Những lúc "rượu say, Thắng thường mở phim sex ngồi xem, sau đó bắt đứa con gái thơ dại "diễn" lại những gì vừa xem với hắn".

    Nhưng bất hạnh cho bé X, là vụ việc này chỉ vỡ lở khi người hàng xóm phát hiện tên Nguyễn Văn Sức, sinh 1975, ở xã Hồng Phong (huyện An Dương), cũng là bạn của Thắng, quen mui giở trò thú tính với bé X, sau khi rượu ngà ngà say tại nhà Thắng, khiến bé X kêu khóc chống lại. Vụ phát hiện đó, không phải lần đầu tiên của Sức với bé X.

    Không biết người cha đốn mạt nghĩ gì khi biết rằng thằng bạn rượu cũng thường giở trò khuyển mã với đứa con gái tội nghiệp của hắn? Hay đó là tình bạn cùng hội cùng thuyền?

    Nhưng hiện tượng cha cưỡng bức con gái, kinh hoàng thay trong thế giới phẳng, ở xã hội ta không hiếm.

    Một gã Trần Đình Báo (Đức Thọ, Hà Tĩnh) cưỡng bức con gái suốt gần hai năm trời, với lý do để gã ...khỏi bệnh hen suyễn. Một Nguyễn Văn Tài (Phú Hòa, Phú Yên) cưỡng bức đứa con gái mới 10 tuổi đầu, do có hơi men. Sự loạn luân ấy kéo dài suốt gần ba năm mới được chính mẹ bé gái phát hiện, lôi ra ánh sáng. Kinh khủng hơn nữa, một Lê Văn Đấu (Long Phú, Sóc Trăng) cưỡng bức con gái đến có thai, và còn ra tay sát hại chính con mình để bịt đầu mối.

    Hiện tượng cha cưỡng bức con gái, kinh hoàng thay trong thế giới phẳng, ở xã hội ta không hiếm. Ảnh minh họa

    Và đúng hôm qua, Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10 , VTCnews đưa tin Nguyễn Xuân Hậu (xã Kim Long, huyện Tam Dương, Vĩnh Phúc) gần hai năm liền cưỡng bức đứa con gái ruột của mình, cũng bắt nguồn từ sở thích chuyên xem phim sex. Vv...và...vv..

    Người đọc, sau phút căm phẫn là nỗi cay đắng xót xa.

    Báo chí xử lý những thông tin kiểu này như thế nào đây? Hay giấu biến trong bóng tối để khỏi phải nhìn thấy sự thật đắng nghét và tủi hổ đó?

    Vì sao, Việt Nam chúng ta là một trong những quốc gia đầu tiên ký Công ước Quốc tế về Quyền trẻ em, mà số phận trẻ em lại mong manh đến vậy? Những đứa trẻ nít dại khờ luôn là nạn nhân của tính thú tăm tối nhân danh...cha, chú, bác, ông, cụ.... Nhân danh người lớn, ông chủ, bà chủ.... Nhân danh thầy hiệu trưởng, thầy giáo, cô giáo, người thi hành luật... Nghĩa là toàn nhân danh con người, các bậc đạo cao đức trọng?

    Vì sao hệ thống giáo dục, hệ thống của Ủy ban Bảo vệ thanh- thiếu niên- nhi đồng chạy xuống tận ngõ ngách làng quê, mà những đứa trẻ tội nghiệp chỉ được bảo vệ, hay bênh vực sau khi đã bị bạo hành, xâm hại dã man?

    Khi mà dấu vết bạo hành còn in đậm trong da thịt các bé. Hay tiếng kêu khóc cầu cứu của bé gái chỉ tình cờ lọt đến tai của một người hàng xóm có lương tâm. Hoặc sự khốn khổ của đứa con gái chỉ tình cờ được người mẹ ruột phát hiện. Nỗi đau xé ruột của sinh nở và nỗi đau xé ruột của sự loạn luân ngay trong chính ngôi nhà mình.

    Vết thương da thịt rồi sẽ lành. Nhưng vết thương tâm hồn hẳn đi theo các em suốt cuộc đời. Liệu các em sẽ nhìn người lớn, nhìn cuộc đời với con mắt tôn trọng, thiện chí hay sẽ nhìn với sự tổn thương, khinh bạc và đau đớn, phá phách?

    Có gì đó rất bất ổn trong quan niệm giáo dục của xã hội chúng ta- một xã hội Á Đông, kiểu đèn nhà ai nấy rạng. Mà không thấy rằng, một xã hội muốn phát triển lành mạnh, cần sự lành mạnh từ môi trường giáo dục gia đình, trên cơ sở tuân thủ quy định pháp luật. Không thể một mình Bùi Xuân Phong dạy con một kiểu, cấm xã hội can thiệp.

    Trong khi, chính cơ quan công quyền giải quyết vụ việc lại rất "duy tình" kiểu: " ..." (Lời của ông Bùi Xuân Lá - Trưởng công an xã Đồng Thái, An Dương)

    Và để ngăn chặn hành vi Bùi Xuân Phong, bảo vệ các nạn nhân, ông Trưởng công an xã Đồng Thái trả lời: "Tình tiết ngăn chặn chúng tôi phải có chứ, nhưng bằng văn bản thôi". Thú thật, người viết bài nghĩ mãi mà không hiểu hiệu quả sự ngăn chặn một hành vi tàn bạo bằng văn bản đến mức nào?

    Có gì đó rất bất ổn và bất an trong đời sống văn hóa xã hội hiện nay. Cho dù mức sống vật chất nâng cao hơn trước, nhưng nền tảng văn hóa, nền tảng đạo lý xã hội, gia đình và nhân văn lại rạn vỡ và thụt lùi. Thậm chí là băng hoại, khi phần con đang lấn át phần người.

    Bùi Xuân Phong, Bùi Ngọc Thắng, Nguyễn Văn Sức, Nguyễn Xuân Hậu...những gã bố độc ác, đồi bại "dạy trẻ" theo cách của họ, cần được pháp luật "dạy lại" một cách nghiêm khắc hơn nữa, để cảnh báo, và ngăn ngừa những kẻ manh tâm, bẩn thỉu khác.

    Và nếu nhìn ra xã hội, có gì đó xuyên suốt như mối quan hệ nhân- quả nhãn tiền, lo ngại và xót xa: Tham nhũng trở thành quốc nạn. Những thang bậc giá trị đạo lý đảo lộn. Sự vô cảm nhân danh đồng loại ngự trị ngang nhiên...

    Thì những vụ việc bắt con ăn phân, hay lạm dụng, hãm hiếp ngay con ruột của mình, chỉ là những tiếng chuông kinh hoàng đau đớn tiếp theo những tiếng chuông dài báo động- nhân tính!


     
    18168 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #142152   24/10/2011

    BCTCtax
    BCTCtax
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/04/2011
    Tổng số bài viết (622)
    Số điểm: 6123
    Cảm ơn: 385
    Được cảm ơn 282 lần


    Gần một năm nay, xã hội dấy lên hàng loạt những chuyện về nhân tính của con người, ban đầu thì thấy kinh hoàng, sau quá nhiều vụ việc thì có người thấy cũng quen, có người thấy hoang mang. Tôi thật sự rất hoang mang, không biết nói sao với cảm giác của mình _ diễn tả cho đúng. Và, khi đọc bài viết trên thì những câu tôi in đậm là những gì tôi cảm thấy đúng với tâm trạng của mình. Tôi cảm thấy CÓ GÌ ĐÓ BẤT ỔN, BẤT AN. Tôi cũng có chia sẻ tâm trạng với những người bạn, có người nói đó không phải là chuyện của mình đừng có suy nghĩ lung tung, có người nói uh, nhưng cũng biết làm sao được, ...
    Đưa bài viết này lên mong được chia sẻ, để có lại niềm tin
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BCTCtax vì bài viết hữu ích
    hong.ho77 (24/10/2011)
  • #142226   24/10/2011

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3776 lần


    Cần thức tĩnh được những giá trị nhân đạo, nhân văn, nhân tính. Sự phát triển của kinh tế xã hội đang tỷ lệ nghịch với giá trị truyền thống, đồng tiền lấn át đạo đức, vàng bạc coi rẽ luân thường đạo lý. Có lẽ những tinh hoa văn hóa dân tộc, tinh hoa văn hóa nhân loại đang bị phủ mờ trước sự biến chất, thái hóa ngay trong cách nghĩ của một số người.

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
  • #142228   24/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Hai thứ cơ bản nhất của một xã hội là giáo dục, và y tế. Và giá trị nó đang suy giảm một cách trầm trọng, thử hỏi những trường hợp như vậy tại sao lại ngày càng nhiều chứ.

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #142260   24/10/2011

    giodong_lkt1
    giodong_lkt1
    Top 500
    Female


    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2011
    Tổng số bài viết (171)
    Số điểm: 1660
    Cảm ơn: 197
    Được cảm ơn 43 lần


            sáng nay đi học,bất chợt nhìn thấy một vài thanh niên tóc xanh,tóc đỏ,quần áo lố bịch vút xe máy như bay ..tự hỏi:con người sinh ra để đem đến điều tốt đẹp cho cuộc sống hay sinh ra để sống trụy lạc,hưởng thụ....?
        xã hội sẽ đi về đâu,trái đất liệu có phải xóa bỏ tất cả để đem chúng ta trở  về buổi sơ khai để lại bắt đầu những sinh vật lạ lẫm bén mầm sự sống mới ?

    family=father and mother,i love you.

    learn to love yourself!

     
    Báo quản trị |  
  • #142570   25/10/2011

    batbatsd
    batbatsd

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:15/10/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


         Đất nước ta đang trong quá trình hội nhập quốc tế .Các giá trị , chuẩn mực đạo đức xã hội cũng vì thế mà bị ảnh hưởng  - tốt có, xấu có . Muốn có một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc ngoài đường lối, chủ trương, chính sách đúng ra còn rất cần đến sự chung tay góp sức của tất cả mọi người. Sự thờ ơ , vô cảm của mỗi người dân hoặc né tránh  của những người thực thi luật pháp là những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng đau lòng kia .
     
    Báo quản trị |  
  • #142609   25/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    "Nhà nước mạnh khi biết cư xử với xã hội như người lớn"

    Tác giả: Thu Hà

    "Một nhà nước mạnh không phải là một nhà nước làm tất cả mọi việc; đó là một nhà nước biết tin, biết chia việc cho xã hội, biết cư xử với xã hội như với một người lớn." - GS Cao Huy Thuần chia sẻ suy ngẫm sâu sắc về các giải pháp vực dậy văn hóa xã hội.

    LTS: Sự xuống cấp về văn hóa xã hội hiện đang là nỗi nhức nhối của toàn xã hội. Các văn kiện quan trọng của Đảng đã chỉ rõ thực trạng này. Các nhân sĩ, trí thức và đông đảo người dân cũng đã lên tiếng không ít lần chia sẻ những suy nghĩ, giải pháp để vực dậy vốn văn hóa - xã hội.

    Để góp thêm một góc nhìn, Tuần Việt Nam trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với Giáo sư Cao Huy Thuần.

    >> Hướng nào cho tái cấu trúc

    "Mất văn hóa, dân tộc sẽ chỉ là những đứa con rơi"

    - Được biết, trong Bản Ý kiến của một số học giả Việt Nam sống và làm việc ở nước ngoài gửi cho các vị lãnh đạo mới đây có góp bàn về việc ngăn chặn sự xuống cấp của văn hóa xã hội. Là một trong những người tham gia góp ý kiến, hẳn giáo sư có nhiều suy nghĩ về vốn văn hóa xã hội, về cái xấu cái tốt trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam?

    GS Cao Huy Thuần: Trong Bản Ý kiến gồm 40 trang, bàn về nhiều lĩnh vực, văn hóa chỉ chiếm hơn nửa trang. Đâu phải tình cờ! Ít nhất vì hai lý do. Một là vì nghẹn ngào. Chung quanh chúng ta, từ gia đình, trường học, xí nghiệp, công sở, đường sá, tôn miếu, đền đài, danh lam, thắng cảnh, sông, núi... đâu đâu cũng rơi lệ trước tình trạng mà dư luận gọi chung là "xuống cấp trầm trọng". Xã hội và báo chí đã nói quá nhiều. Chúng tôi tóm gọn nửa trang là nghẹn lời. Nửa trang đó là một tiếng nấc.

    Lý do thứ hai là tính bao quát của văn hóa. Văn hóa bao trùm khắp mọi lĩnh vực, ở đâu cũng có, từ khoa học, kỹ thuật cho đến nghệ thuật, văn chương, từ tinh thần cho đến vật chất, từ kinh tế cho đến chót vót chính trị trên cao. Cô không thể khoanh tròn một vùng nhất định, gọi đây là văn hóa, rồi tưởng tượng ra những biện pháp ngăn chận xuống cấp. Mọi mặt đều là văn hóa cả, cho nên biện pháp đề ra phải bao quát cả mọi mặt. Tôi xin nhắc lại sơ lược định nghĩa văn hóa của Unesco: "Văn hóa là toàn thể những nét riêng biệt, về tâm linh cũng như về vật chất, trí thức cũng như tình cảm, tạo thành đặc tính của một xã hội, bao gồm không những nghệ thuật và văn chương mà còn cả cách sống, những quyền căn bản của con người, những hệ thống giá trị, những tập quán và tín ngưỡng".

    Ấy là tôi chưa nói đến lĩnh vực thiết thân nhất của mọi nguời dân hiện nay ở Việt nam, chị em ruột với văn hóa, cũng đang bị "xuống cấp trầm trọng", cũng đang mang tai biến tật nguyền, cũng đang chờ thuốc thần của Hải Thượng Lãn Ông: giáo dục. Giáo dục của chúng ta đang rơi xuống vực thẳm, kéo văn hóa rơi theo. Không vớt được giáo dục, đừng hòng cứu nổi văn hóa. Do đó, bản ý kiến gộp chung văn hóa và giáo dục làm một, thử bốc vài thang thuốc Nam xem sinh khí có hồi phục được chút nào chăng.

    - "Xuống cấp" có nghĩa là "mất vốn"? Mất vốn dần dần? Mất dần dần cái tốt? Nhiễm dần dần cái xấu? Do đâu mà cái xấu chiếm dần cái tốt?

    Cô dùng chữ "vốn". Tôi e rằng phải dùng chữ "gia tài". Văn hóa là kết quả của hàng ngàn năm lịch sử, là gia tài sống của cả dân tộc. Mất gia tài đó thì dân tộc chỉ còn là lũ con rơi vô thừa nhận. Nhưng tôi buồn mà không bi quan. Tôi không nghĩ chúng ta mất vốn. Để tránh đi vào lý thuyết khô khan, tôi xin nhắc lại một ví dụ cụ thể, một chi tiết nhỏ nhặt mà Tuần Việt Nam đã cùng chứng kiến với chúng tôi.

    Hồi tháng 5 năm ngoái, Tuần Việt Nam hợp tác với trung tâm Liễu Quán để tổ chức một Tuần lễ văn hóa ở Huế, kỷ niệm ngàn năm Thăng Long. Con đường ven theo bờ sông Hương, chạy dài trước trung tâm Liễu Quán được trang trí bằng một vườn cảnh thôn quê, với rau xanh, quả ngọt, ớt, chanh, cây chuối, cây đu đủ, bẹ cải, bắp su, hoa lá đủ màu, rực rỡ. Suốt cả một tuần, khách viếng cảnh chen vai thích cánh trên đường hoa cả chục ngàn người, ban ngày cũng như ban đêm, không một cọng hoa bị ngắt, không một trái ớt bị mất. Tại sao vậy? Tại sao hoa đào mang về từ Nhật đã bị trộm cướp dẫm nát ở chỗ khác, mà ở chỗ này trái đu đủ vẫn ung dung nặng tình với gió sông Hương? Bài học không phải là chỗ này mất vốn, chỗ kia còn vốn.

    Tôi nghĩ khác và đã nói với Tuần Việt Nam: ở đâu có tính tự giác thì ở đấy có văn hóa. Mà tính tự giác thì không phải do bản năng sợ mà có. Con đường hoa ấy có ai canh gác đâu? Tính tự giác là do nếp nhà, mà nếp nhà là kết quả từ ngàn năm giáo dục, giáo dục trong gia đình, giáo dục trong trường học, giáo dục trong sách giáo khoa vỡ lòng. Ngày nay, giáo dục ấy vắng bóng trong lĩnh vực công, nhưng xã hội còn giữ. Vậy thì hãy tin ở xã hội mà nhờ. Khi nhà nước biết xã hội tự quản được và tự quản tốt, hãy giao cho xã hội tự quản. Một nhà nước mạnh không phải là một nhà nước làm tất cả mọi việc; đó là một nhà nước biết tin, biết chia việc cho xã hội, biết cư xử với xã hội như với một người lớn, không phải như với một vị thành niên.

    Ấy là chuyện nhỏ về một con đường thôi, nhưng đó là văn hóa, đó là chính sách văn hóa. Văn hóa là tương quan: tương quan giữa con người với chính mình, tương quan giữa con người với người khác, tương quan giữa con người với xã hội, với thiên nhiên, với môi trường sống, với đất nước, tổ quốc. Văn hóa là một tổng thể những tương quan, như mọi sông, mọi suối, mọi rạch, mọi khe đều chảy vào biển. Nhà nước không thể thống lĩnh tất cả mọi tương quan, lại càng không thể thống lĩnh mọi tương quan với còi và dùi cui.

    Hãy tạo điều kiện để trả luân lý về lại cho gia đình, đạo đức về lại cho trường học, truyền thống về lại cho tổ tiên, tự giác về lại cho xã hội, như thành phố Huế đã biết trả lại con đường hoa cho Liễu Quán, cho khách nhàn du. Xã hội thừa sức làm mọi chuyện chân thiện mỹ. Chỉ cần nhà nước sáng suốt và biết khiêm tốn đóng vai hỗ trợ khi cần thiết.

    Giáo sư Cao Huy Thuần. Ảnh  Khánh  Linh

    - Ngạn ngữ Pháp nói: "La peur du gendarme est le début de la sagesse" (Biết sợ cảnh sát là bước đầu của khôn ngoan). Có đúng không ạ?

    Đúng quá! Không có cảnh sát thì ngay xã hội cũng không còn, nói gì tự quản. Trên kia, tôi đã kể nhiều lĩnh vực thiết thân với văn hóa. Bây giờ tôi phải nhấn mạnh một lĩnh vực nữa, cũng máu mũ ruột thịt: luật pháp. Luật pháp là cây dùi cui có văn hóa. Nó gõ vào đầu cái xấu, cái ác, cái bất công, cái phi pháp, cái đáng trừng trị. Bản Ý kiến nói rõ: nó là tối thượng. Câu châm ngôn của nó là: "Cái gì mà luật không cấm thì làm được". Điều đó cũng có nghĩa là: cái gì mà luật cấm thì đừng có làm, làm thì đi nhà mát. Một nước văn minh là một nước từ trên xuống dưới gối đầu trên châm ngôn ấy mà ngủ ngon. Còn nếu châm ngôn ấy không có thì người ngủ ngon trên gối là ông ba kẹ tham nhũng.

    Nói lông bông như vậy để trả lời về "cái tốt" "cái xấu" của cô. Cái xấu thì luật pháp phải trừng trị. Cái tốt thì giáo dục phải vun trồng. Bắt đầu như vậy là bước đầu trả lại nhan sắc cho bộ mặt văn hóa Việt Nam. Luật pháp nghiêm minh, giáo dục chân chính: đó là điều kiện tất yếu tối thiểu.

    - Như vậy, luật pháp là phần việc của nhà nước, giáo dục là phần việc của xã hội?

    Không hẳn! Không bao giờ hai xã hội ấy - xã hội chính trị và xã hội dân sự - đứng tách bạch ra hai bên, với biên giới rạch ròi ở giữa. Hai bên thông thương và hỗ trợ cho nhau. Cũng để tránh lý thuyết khô khan, tôi xin kể một điều tra khoa học được nói đến trong các sách về xã hội học cách đây khá lâu. Điều tra được tổ chức trên hai nhóm trẻ em cùng tuổi, một ở Pháp và một ở Mỹ.

    Câu hỏi đặt ra là: "Nếu có một bọn côn đồ dọa đến đưổi các em, không cho đến chơi trong công viên của các em nữa, các em sẽ làm gì?" Nhóm trẻ em ở Pháp trả lời: đến tố cáo với cảnh sát và yêu cầu can thiệp. Nhóm trẻ em ở Mỹ trả lời: tự tổ chức canh gác để không cho bọn côn đồ đến chiếm. Điều tra đó được làm để xác nhận sự khác biệt giữa hai thái độ văn hóa, do lịch sử hai dân tộc tạo nên: một bên là văn hóa tập quyền, một bên là văn hóa dân chủ. Dù xã hội công dân ở Mỹ phát triển đến đâu đi nữa, trẻ em ở Mỹ cũng biết rằng nếu các em canh gác mà bọn côn đồ cứ đến chiếm như thường thì cảnh sát vẫn có đấy thôi. Nhà nước đâu có đứng khoanh tay làm ngơ!

    Đồng tiền cũng biết tu chứ!

    - Thưa giáo sư, sau 25 năm đổi mới và mở cửa hội nhập với thế giới, kinh tế khởi sắc hơn, sự tiếp cận của người dân đối với những cái mới cũng trở nên cởi mở hơn nhiều so với trước kia, thế mà văn hóa lại xuống cấp. Ông lý giải ra sao cho nghịch lý này?

    Nếu kinh tế lên, mà tất cả cái khác đều xuống cấp, văn hóa lên cấp sao được? Nhưng để khỏi phải nói lại những điều tôi vừa nói, tôi nêu thêm ở đây một cách giải thích nữa, tất nhiên không phải là câu trả lời duy nhất. Tôi thường đọc sách Phật, thấy nói như thế này: người giàu sang quá thì khó tu, mà người nghèo khổ quá cũng vậy. Người nghèo khổ quá thì đêm ngày lo miếng cơm manh áo chưa xong, thì giờ tâm trí đâu nữa mà tu? Còn người giàu sang quá thì ham hưởng thụ, có tiền mua tiên (nữ) cũng được. Đức Phật nói thế là cốt khuyến khích nhà cầm quyền làm thế nào để nâng cao mực sống của người nghèo lên, giống như dân gian ta nói "có thực mới vực được đạo". Ngài nói thế cũng cốt khuyên nhủ người giàu đừng tham vinh hoa phú quý.

    Nhưng, từ nhận xét thông thường đó, ta thấy gì trong hiện trạng Việt Nam? Kinh tế có lên, mực sống có lên, đúng thế, nhưng công bằng xã hội quá chênh lệch. Người nghèo vẫn nghèo, càng nghèo, so với người giàu càng giàu, càng giàu sụ, giàu một cách không ai hiểu nỗi. Cách làm tiền và tiêu tiền của họ phung phí, vung vãi, tựa như tiền là giấy lộn, cũng không ai hiểu nỗi. Tiền ở đâu ra, chỉ mỗi câu hỏi ấy đủ rưới ảnh hưỏng xấu tràn lan trên xã hội, bởi vì tiền kiếm được bằng mồ hôi nước mắt, bằng giá trị lao động, chẳng thấm vào đâu so với tiền bất chính. Tiền này đi đến đâu, đạo đức suy đồi đến đó, giá trị nào cũng có thể đem ra mua bán.

    Chắc cô sẽ hỏi: vậy giới trung lưu, tầng lớp xã hội "dễ tu" nhất ở giữa, thì sao? Có phải tất cả giá trị văn hóa nằm ở đấy không? Thì cô thấy đó, họ chạy theo đồng lương hụt hơi, làm chơi ăn thiệt, ăn lương có khác gì ăn ảo tưởng đâu. Vậy thì thượng, hạ, trung, ba giới đều chạy theo tiền, tiền là ma lực hút hết máu mủ sinh khí của mọi giới trong xã hội, là giá trị duy nhất đặt trên đầu. Văn hóa còn là cái gì? Bởi vậy, trong bản ý kiến, đồng lương là một vấn đề hàng đầu phải giải quyết, nếu không, đừng hòng cải cách đại học, trung học, tiểu học, mẫu giáo, giáo dục, đạo đức, và tất nhiên tham nhũng.

    - Đồng tiền có biết tu không?

    Biết! Mà tu rất giỏi! Đắc đạo như chơi! Ở nước Mỹ, bao nhiêu nhà giàu trọng truyền thống tặng tiền cho các trường đại học để đại học Mỹ vẫn dẫn đầu văn hóa đại học trên thế giới. Gần đây, ai cũng biết, ông Bill Gates đem một phần tài sản để làm từ thiện. Nhiều người bắt chước ông. Ở Việt Nam, tôi bắt đầu có cảm tưởng các đại gia cũng muốn cho đồng tiền đi tu và tôi tán dương khuynh hướng này. Trung tâm văn hóa Liễu Quán được tái thiết là nhờ tiền hiến cúng âm thầm của một đại gia ẩn danh. Văn hóa bố thí của Phật giáo là con đường tu của đồng tiền biết sám hối. Chỉ tiếc một điều là ý nghĩa của bố thí chưa được hiểu rõ, cần phải biết rằng bố thí cho những công trình từ thiện, văn hóa, cũng phước đức như hiến tặng chùa chiền.

    Càng mở cửa càng phải biết mình là ai

    - Thưa giáo sư, có nhiều ý kiến đã lên tiếng cảnh báo về nguy cơ mất văn hóa truyền thống, hoặc văn hóa ta bị xâm lăng, thậm chí bị nô dịch. Theo giáo sư, liệu có phải chúng ta đã quá trầm trọng hóa vấn đề?

    Tôi chưa trả lời hết câu hỏi trên về sự cởi mở để tiếp thu cái mới. Bây giờ xin gộp với câu hỏi này thành một vấn đề chung. Với làn sóng toàn cầu hóa, không nền văn hóa nào có thể đóng được, kể cả Myanmar  trước đây. Dù muốn dù không, ai cũng phải mở. Vậy, ta tiếp thu cái mới gì khi mở? Cần phải phân biệt kỹ thuật với các yếu tố văn hóa khác. Kỹ thuật làm đồng bộ thế giới. Thang máy hiệu ấy ở Hà Nội cũng là thang máy ta đã bước vào ở Thái Lan, ở Phi, ở Singapore, ở Pháp. Cái máy tính tôi đang làm việc đây y chang máy của đồng nghiệp của tôi ở Mỹ. Cô nhân viên tính tiền ở các siêu thị cũng quẹt một cái trên mã vạch giống như các đồng nghiệp của cô bên Angola. Kỹ thuật là một hình thái của văn hóa, nhưng có đời sống ngắn. Có súng rồi thì chẳng ai dùng cung tên. Lái ô tô rồi thì chẳng ai du lịch bằng xe tứ mã.

    Văn hóa thì ngược lại, dài dằng dặc hàng mấy nghìn năm. Kỹ thuật không cần biết phân chia đất đai, lãnh thổ, biên giới: nó nối kết nhân loại làm một. Tôi ở Pháp nấu cơm bằng nồi điện giống như gia đình tôi ở Việt Nam. Ngược lại, phong tục, tập quán, ngôn ngữ, truyền thuyết...  thì có đất đai, lãnh thổ rành rọt. Ngày rằm, mồng một, sáng sớm trên các đường lộ Sài Gòn, xe thổ mộ chở đầy hoa; đố ai tìm ra được quang cảnh đó ở Nga, ở Ý.

    Nhập cái mới về kỹ thuật tuy cũng thay đổi lối sống, nhưng ta không sống với kỹ thuật. Giữa tôi và cái máy tính trước mặt, có ai gần gũi hơn, có ai gần gũi hàng ngày như vậy? Nhưng nó với tôi đâu có tình cảm gắn bó gì. Đường sắt, xa lộ nối kết các nước châu Âu giăng đầy như mạng nhện, nhưng mấy chục năm rồi, ý thức châu Âu đã có đâu? Ta không sống trong kỹ thuật. Ta sống trong ngôn ngữ. Ta sống trong văn hóa. Ta yêu tiếng "em" ngọt lịm trên môi.

    Kết luận: kỹ thuật có thể kết hợp thế giới, nối vòng tay lớn với cả nhân loại, nhưng văn hóa là miếng đất tự nhiên trên đó không thể không có đối chọi. Văn hóa là đối chọi, vì đó là nơi un đúc ra bản sắc, và không thể có bản sắc nếu không có một va chạm tối thiểu với một văn hóa khác. Dù ai nói gì đi nữa, đã nói văn hóa thì bao giờ cũng có một chúng ta chống lại chúng nó, giống như thông thường người ta định nghĩa tôi bằng cách phân biệt với cái không phải là tôi.

    - Ấy là chỉ mới nói đến kỹ thuật, chưa động đến những hình thức xâm nhập văn hóa mà ai cũng thấy trên màn hình, qua phim ảnh, y phục, thời trang, hoặc sách báo...

    Mạnh như nước Pháp mà cũng phải nói rõ: sản phẩm văn hóa không thể được xem như các sản phẩm tiêu thụ khác, phải được bảo vệ, phải có quy chế riêng, trước sự tấn công của các văn hóa mạnh hơn. Nước nào cũng phải bảo vệ văn hóa của mình, nếu không thì truyền thống mất hết, tổ tiên chết lại lần thứ hai. Càng mở cửa càng phải biết mình là gì, mình là ai.

    - Thế nhưng khi mở cửa mình cũng hấp thụ được cái tốt chứ?

    Đâu có phải bây giờ ta mới mở cửa? Ngay từ khi độc lập, ta đã mở cửa rồi. Ta mở cửa từ 1945. Ta mở cửa với Tuyên ngôn Độc lập. Hoành tráng! Phải là một Hồ Chí Minh mới mở cửa xuất chúng như thế. Sang sảng, tiếng của Chủ tịch vang dội quãng trường Ba Đình : "Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc". Ấy là tư tưởng của Jefferson, tư tưởng tiến bộ nhất của thế giới hồi đó.

    Phải công bằng mà nói: ngày nay, ta cũng đã mở cửa đón hương thơm cỏ lạ của văn hóa thế giới tiến bộ đấy chứ. "Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh" chẳng phải toàn là những giá trị cao đẹp nhất của loài người đấy sao? Bản ý kiến tán dương tiêu chí đó, xác quyết: chừng ấy thôi mà thực hiện cho kỳ được, vậy là dân tộc ta có phước.

    - Như vậy truyền thống không tương phản với hiện đại?

    Hiện đại hóa truyền thống và truyền thống hóa hiện đại là thiên tài của Hồ Chí Minh. Nên học tập cái tài đó để đừng đánh mất truyền thống mà cũng đừng bảo thủ cái đáng vứt đi. Tôi trích thêm ở đây câu viết của một đại học giả Pháp, Lévi-Strauss, nhà nhân chủng học lừng danh thế giới, người cực lực bênh vực những nền văn minh mà ta gọi là sơ khai. "Văn minh bao hàm sự sống chung giữa các nền văn hóa phô bày ra với nhau đến mức tối đa những dị biệt của mình, và văn minh chính là sự sống chung ấy". Phải biết bảo vệ dị biệt - nghĩa là bản sắc - cho đến tối đa, nhưng phải biết sống chung. Như vậy thì mới không văn hóa nào đô hộ được mình.

    Hãy là những Nguyễn Trãi trong văn hóa

    - Nhiều người trẻ cho biết họ lúng túng khi đi tìm đức tin và lý tưởng cho mình. Giáo sư suy nghĩ thế nào về thực tế này?

    Tôi mong giới trẻ hãy đọc lại Nguyễn Trãi. Nguyễn Trãi ở Lam Sơn. Nguyễn Trãi ở Đông Quan. Nguyễn Trải ở Côn Sơn. Con người đẹp lạ lùng. Người trí thức tinh hoa của lịch sử, của văn hóa Việt Nam. Giữa một xã hội mất đạo đức, một xã hội chỉ biết có tiền, một xã hội mà kiến thức không ra ngoài ba chữ GDP, giới trẻ hãy đọc mấy câu đầu của Bình Ngô Đại Cáo để suy ngẫm: "Nước ta là một nước văn hiến". Mới đại thắng xong, Nguyễn Trãi không mở đầu bằng phô trương sức mạnh quân sự mà bằng một định nghĩa không ngờ: đặt văn hóa lên giá trị thượng đỉnh. Nấc thang cao nhất để ta đứng trên đó mà cư xử ngang nhau với phương Bắc là nấc thang văn hóa. Cũng trên nấc thang đó, Nguyễn Trải khẳng định: văn hóa của ta khác văn hóa của ngươi. Cái rốn tư tưởng của ta nằm ở bên này bờ cõi của ta:

    Nước non bờ cõi đã chia

    Phong tục Bắc Nam cũng khác

    Đó là tuyên ngôn độc lập văn hóa mà xin giới trẻ đừng quên. Bởi vì, chỉ mới mấy ngày nay thôi, ai đọc báo cũng biết thông tin đến từ Ủy ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc. Họ đã họp từ ngày 15 đến 18 tháng 10 và đã hạ quyết nghị biến Trung Quốc thành đại cường văn hóa. Họ nói: "Xí nghiệp kinh tế của ta đứng vào hàng 500 xí nghiệp đầu sổ của thế giới, nhưng ta không có một xí nghiệp văn hóa nào được thế giới biết đến. Người Mỹ chiếm thị trường của ta với những phim lấy hứng từ lịch sử Trung Quốc, nhưng Trung Quốc là đứng vào hàng số không về tính sáng tạo. Lợi tức của 500 xí nghiệp xuất bản Trung Quốc thấp hơn lợi tức của một nhà xuất bản Đức duy nhất".

    Trung Quốc đã có Viện Khổng Tử ở khắp nơi. Họ vung tiền ra để đưa tin trên thế giới. Sản phẩm văn hóa của họ tràn ngập các nước chung quanh. Thế vẫn chưa đủ. Bởi vì họ biết: văn hóa là sức mạnh mềm vô cùng hữu hiệu.

    Hãy là Nguyễn Trãi, các bạn trẻ của tôi!

    - Cám ơn giáo sư đã dành thời gian trò chuyện với  Tuần Việt Nam!

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn boyluat vì bài viết hữu ích
    daonhan (25/10/2011) BCTCtax (26/10/2011)
  • #143416   27/10/2011

    boyluat
    boyluat
    Top 50
    Male
    Lớp 12

    Thái Nguyên, Việt Nam
    Tham gia:19/04/2010
    Tổng số bài viết (1808)
    Số điểm: 19520
    Cảm ơn: 358
    Được cảm ơn 810 lần


    Lại thêm một vụ án đau lòng nữa

    Bé 11 tuổi bị bố đẻ và bạn nhậu cưỡng bức


    (VnMedia) - Bảo Nhi

    Bố mẹ ly dị, bé N. sống cùng bố và bà nội đã già. Thiếu sự quan tâm, chăm sóc, N. nhiều lần bị bố và một người bạn của bố hãm hiếp mà không ai hay biết. Chỉ đến khi người hàng xóm bắt quả tang cảnh đồi bại, sự thật đau lòng mới được phơi bày.

    Câu chuyện “động trời”

    Gặp bà nội của cháu N. trong căn nhà nhỏ của gia đình, chúng tôi đã được nghe câu chuyện “động trời” về tội ác của hai tên Bùi Ngọc Thắng (34 tuổi), bố đẻ nạn nhân và Đoàn Văn Sức (36 tuổi), một người quen của gia đình nạn nhân. Gia đình bà H thuộc diện nghèo khó ở thành phố cảng Hải Phòng. Vợ chồng bà H vốn đông con, 6 gái, 2 trai. Người con trai cả bị bệnh mất sớm nên chỉ còn lại Thắng. Căn nhà bà H đang sinh sống là nhờ mấy người con gái mua cho bà.
     
    Căn nhà vốn đã nghèo lại càng trở nên hiu hắt hơn khi vợ chồng Thắng bỏ nhau rồi tiếp đó là chồng bà H qua đời vì bệnh nặng. Kể từ khi bố chết, Thắng tỏ ra bất trị, phớt lờ sự tồn tại của bà H. Theo những thông tin mà chúng tôi có được thì vụ việc diễn biến như sau: Đoàn Văn Sức (huyện An Dương) vốn có quan hệ “kết nghĩa” với chị gái Thắng. Sức làm công nhân ở thành phố và thường xuyên ăn ở nhờ nhà chị gái Thắng, cách nhà Thắng chỉ mấy bước chân.

    Cũng thuộc diện chăm chơi lười làm, lại nát rượu nên Sức và Thắng tỏ ra hợp nhau. Cả hai vẫn thường xuyên chén chú chén anh tại nhà Thắng. Ngày 14/10/2011, như những lần trước đó, Sức lại mò đến nhà Thắng. Tuy nhiên, hôm đó Thắng và bà H đều đi vắng và chỉ có bé N đang học bài trên gác xép. Thú tính nổi lên và Sức đã mò lên gác hãm hiếp cháu N. Đúng lúc đó, một người hàng xóm nhà bà H sang chơi, qua tấm ri đô mỏng manh, người này đã phát hiện hành vi đồi bại của Sức. Bị bắt quả tang, Sức đã bỏ trốn nhưng đến ngày 18/10 thì bị công an bắt. Kẻ vô nhân tính này đã khai nhận, trước đó y từng hãm hiếp cháu N và mỗi lần như vậy lại cho cháu tiền và dặn không được nói với ai.

    Vụ việc đau lòng chưa dừng ở đây, cháu N còn cho biết, không riêng gì Sức, mà chính bố đẻ của cháu cũng thực hiện hành vi đồi bại với cháu. Công an lập tức bắt giữ người bố mất nhân tính này. Và mọi người đã bàng hoàng khi Thắng thừa nhận tất cả tội lỗi của mình.
     
    Nghiện hút, thất học và mất nhân tính

    Trò chuyện với phóng viên, nhắc đến sự việc vừa xảy ra, bà H chỉ biết khóc. Bà H cho biết, Thắng và vợ ly dị đã mấy năm nay. Trước đây, cháu N ở với mẹ tại Phú Thọ. Thế nhưng, hai năm nay Thắng lên đưa cháu N về Hải Phòng ở với mình. Thắng vốn là kẻ không nghề nghiệp, thỉnh thoảng mới đi phụ hồ còn lại là sống nhờ vào các chị gái. Thắng thất học từ tấm bé. “Nó làm nuôi cái thân nó còn chưa xong. Tiền con gái cho ăn quà tôi cũng phải nhịn để mua thức ăn và rượu cho nó”, bà H nói. Nhà vốn đã nghèo càng nghèo hơn khi Thắng bập vào ma túy. Không những thế, Thắng còn là kẻ nát rượu. Đã rượu vào thì Thắng chửi không từ một ai, kể cả mẹ mình. Riêng cháu N, việc bị bố đánh xảy ra như cơm bữa. Có lần Thắng đánh rồi bắt cháu N quỳ trong nhà tắm và chỉ đến khi người hàng xóm sang can ngăn cháu N mới được đứng dậy. Cũng vì thói côn đồ mà vợ Thắng đã không chịu nổi nên đã đâm đơn ra tòa ly dị và về quê Phú Thọ sống.

    Kể về sự việc xảy ra với cháu N, bà H nghẹn ngào: “Nó bé và ngây ngô lắm, nó đã biết gì đâu, bố mà hay mua quà là nó cứ quấn lấy bố. Những chuyện xảy ra với cháu thật tình tôi không biết. Tại tôi già lẩm cẩm rồi và cũng không nghĩ có chuyện đó. Tôi thường ngủ dưới nhà còn hai bố con nó ngủ trên gác xép. Cũng đã mấy lần tôi bảo với cháu là cháu lớn rồi, xuống ngủ với bà nhưng cháu ít khi ngủ với tôi lắm. Cứ nghĩ con bé phải xa mẹ cũng thương cháu nên thấy cháu gần gũi với bố tôi cũng không nghĩ gì. Ai nghĩ nó (Thắng) lại làm cả chuyện đó với con bé”.

    Bà H cũng kể, sau khi sự việc xảy ra, bà có hỏi N sao để bố làm vậy mà không nói với bà, N bảo: “Bố bắt làm thế, cháu mà không làm sợ bố dọa sẽ đánh. Bố cũng cấm cháu không được kể với ai”. Từ ngày Thắng bị bắt, bà H như người mất hồn: “Đành rằng nó không tốt, nó đểu với tôi nhưng dù sao nó cũng là con tôi. Nó mà chết tôi cũng thương nó lắm. Con gái tôi bảo, đừng hy vọng gì nữa. Nó sắp chết rồi, nó bị dương tính gì đó. Tôi không đau lòng sao được khi còn lại mỗi nó là con trai này mà nó chết nốt thì…” Trong câu chuyện với chúng tôi, bà H có nói Thắng bị “dương tính gì đó” khiến chúng tôi thật sự lo sợ. Phải chăng Thắng bị HIV, nghiện ma túy thì điều đó chẳng phải hiếm hoi. Nếu điều đó là sự thực, cuộc sống của bé N. sẽ ra sao ?
     
    Ông Lê Ngọc Phú, phó chủ tịch UBND phường Dư Hàng Kênh cho biết: Sau khi phường nhận được thông tin đã cử ngay cán bộ Hội phụ nữ đến thăm hỏi gia đình và cháu N. “Một sự việc quá đau lòng nên gia đình cũng muốn giấu kín mọi chuyện. Tuy nhiên, là trách nhiệm của mình nên phường vẫn đến thăm hỏi còn vụ việc quá nghiêm trọng nên xử lý thuộc thẩm quyền cấp quận. Cũng mong cháu N tiếp tục được đến trường và mong cháu sẽ vượt qua được cú sốc này”, ông Phú nói.
     
    Vụ việc hiện đã được công an quận Lê Chân - Hải Phòng thụ lý giải quyết. Hai kẻ ác thú Bùi Ngọc Thắng và Đoàn Văn Sức chắc chắn sẽ bị pháp luật xử nghiêm. Thế nhưng cháu N sẽ lớn lên sao đây khi phải chịu đựng những vết thương quá lớn như vậy.?

    #cc99ff;">
    #cc99ff; background: none repeat scroll 0% 0% #ccccff; padding: 3.75pt;">

    Thời gian gần đây, xảy ra nhiều vụ án bố hiếp dâm con gái. Vụ án gần đây nhất xảy ra tại Sơn Tây (Hà Nội), đối tượng là Hoàng Văn Duyến. Một vụ án khác xảy ra ở Tam Dương, Vĩnh Phúc, đối tượng là Nguyễn Xuân Hậu. Điểm chung dễ nhận thấy giữa các con người bệnh hoạn này là vô học, nát rượu, nghiện hút hay quá khứ với những tiền án tiền sự đầy mình…Cũng nhiều trường hợp xảy mà nguyên nhân là do gia đình không hòa thuận, bố mẹ ly dị hoặc con cái thiếu sự quan tâm đúng mực…





     

     


     

    Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.

    Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.

    Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.

    Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)

    M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.

     
    Báo quản trị |