Nói tục, chửi thề có vô hại? Dù vô tình hay cố ý những lời nói tục, chửi thề cũng không thật sự tốt tí nào. Tưởng chừng như vô hại, nhưng trong một số trường hợp có thể là hành vi vi phạm luật. Cùng tìm hiểu vấn đề này cùng mình nhé!
Nói tục, chửi thề là hành vi không hề xa lạ đối với chúng ta. Sự việc này luôn xảy ra xung quanh chúng ta, kể cả những người thân cô, chú, bác của các bạn ít nhiều cũng đã bắt gặp hành vi nói tục, chửi thề.
Tưởng chừng như vô hại, thực ra nói tục, chửi thề do vô tình hay cố ý thì lâu dần thói quen này sẽ khó bỏ và làm ảnh hưởng đến bản thân mình hoặc kể các người xung quanh.
Đặc biệt, nhiều người lợi dụng mạng xã hội để thóa mạ, văng tục, chửi bậy có thể bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Ở các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, nếu bị bắt gặp chửi thề, bạn có thể bị phạt tiền, ngồi tù hoặc bị trục xuất.
Luật hình sự của quốc gia này quy định rằng “chửi thề làm suy giảm danh dự và đạo đức của một người”.
Luật này không chỉ áp dụng cho lời nói, mà còn mở rộng cho tin nhắn văn bản và mạng xã hội, gồm cả các biểu tượng “không đứng đắn”.
Ở Việt Nam, hiện nay mạng xã hội phát triển hơn trước kia rất nhiều, việc nhiều đối tượng lợi dụng mạng xã hội với mục đích cố tình tạo ra những nội dung gây tranh cãi, những phát ngôn đụng chạm, gây sốc để tạo sự chú ý trên mạng nhằm “câu like”, “câu view” để phục vụ mục đích cá nhân hoặc để bán hàng online gây “ô nhiễm” môi trường mạng.
Thậm chí nhiều người còn không có ý thức tôn trọng nhân phẩm người khác và ý thức pháp luật cũng kép.
Thế nhưng, nhiều người bị xúc phạm chưa chủ động tố cáo, phản ánh đến các cơ quan chức năng, công tác phát hiện, xử lý các tài khoản MXH chửi bậy, nói tục chưa kịp thời và quyết liệt…
Xử phạt vi phạm hành chính
Hành vi văng tục, chửi bậy trên mạng xã hội có thể bị xử phạt theo quy định tại Điều 99 Nghị định 15/2020/NĐ-CP vi phạm quy định về trang thông tin điện tử như sau:
- Hành vi văng tục chửi bậy có cơ sở xác định là hành vi tuyên truyền, phá hoại thuần phong mỹ tục của dân tộc: Phạt từ 10-20 triệu đồng và buộc phải gỡ bỏ bài đăng vi phạm quy định.
- Hành vi văng tục, chửi bậy có cơ sở xác định là hành vi xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự và nhân phẩm của người khác: Phạt tiền từ 20-30 triệu đồng và bị tịch thu tang vật vi phạm hành chính.
Trong một số trường hợp hành vi văng tục, chửi bậy xảy ra ở nơi công cộng và bị người khác phát tán, chia sẻ trên mạng xã hội thì người phát tán, chia sẻ video nêu trên sẽ bị xử phạt theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP. Còn người văn tục, chửi bới ở gây mất trật tự công cộng có thể bị xử phạt theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP như sau:
- Hành vi xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự nhân phẩm của người khác: Phạt tiền từ 02-03 triệu đồng.
Ngoài ram biện pháp khắc phục hậu quả là buộc phải xin lỗi công khai tới người bị lăng mạ, bôi nhọ.
Tuy theo mức độ, tính chất của hành vi vi phạm mà xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Hành vi chửi bới, văng tục trên mạng xã hội, trong một số trường hợp còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo các điều:
Căn cứ Điều 155 về Tội làm nhục người khác, Điều 156 - Tội vu khống, Điều 351 - Tội xúc phạm Quốc kỳ, Quốc huy, Quốc ca hoặc Điều 397 - Tội làm nhục đồng đội Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017.
Tuỳ theo mức độ vi phạm của từng hành vi, người phạm tội có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, phạt cải tạo không giam giữ hoặc bị phạt tù.