Khi nào mới được xem là “đồng tác giả”?

Chủ đề   RSS   
  • #496061 04/07/2018

    tangoctram1101ulaw
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/10/2015
    Tổng số bài viết (134)
    Số điểm: 2194
    Cảm ơn: 13
    Được cảm ơn 83 lần


    Khi nào mới được xem là “đồng tác giả”?

    Một tác phẩm có thể được tạo thành bởi một hoặc nhiều tác giả. Trên thực tế, trường hợp nhiều người cùng đóng góp công sức sáng tạo nên một tác phẩm tương đối phổ biến. Tuy nhiên, tác phẩm vốn là một đối tượng vô hình khó xác định sự đóng góp sáng tạo của mỗi chủ thể dẫn đến các tranh chấp về đồng tác giả nảy sinh.

    Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 22/2018/NĐ-CP về hướng dẫn Luật sở hữu trí tuệ năm 2005Luật sở hữu trí tuệ sửa đổi năm 2009 về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực thi hành từ ngày 10/04/2018 thì khái niệm tác giả, đồng tác giả được quy định cụ thể như sau:

    - Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

    - Đồng tác giả là những tác giả cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học.

    - Người hỗ trợ, góp ý kiến hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả hoặc đồng tác giả.

                               

    Như vậy, đối với trường hợp tác phẩm được tạo bởi đồng tác giả, nhất thiết phải có số lượng chủ thể ít nhất là hai, tham gia đóng góp công sức tạo nên tác phẩm, khi những chủ thể này cùng sáng tạo ra tác phẩm thì được pháp luật công nhận là các đồng tác giả của tác phẩm đó.

    Tuy nhiên, cần phải giải thích rõ, thế nào được hiểu là “cùng trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm”?Sáng tạo trong quan hệ pháp luật về quyền tác giả được coi là việc sử dụng sức lao động và khả năng suy xét để tạo ra tác phẩm” bằng hiểu biết và trí tuệ của mình, các chủ thể thực hiện hoạt động lao động nhằm cùng nhau tạo nên tác phẩm đó. Để trở thành đồng tác giả, pháp luật yêu cầu các chủ thể phải cùng nhau đóng góp công sức hoàn thành tác phẩm, do đó để chứng minh mình là đồng tác giả, cần phải chứng minh sự lao động sáng tạo của mình trong tác phẩm đó. Và hiện nay, pháp luật quy định về mặt định lượng tỉ lệ hay mức độ đóng góp là ở: một phần hoặc toàn bộ tác phẩm.

    Cần lưu ý, trường hợp các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể khác làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp phương tiện kỹ thuật, tư liệu, tài chính, đưa ra ý tưởng để người khác sáng tạo không phải là tác giả, cũng như người hỗ trợ về mặt tài chính cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, người (hoặc tổ chức) đưa ra ý tưởng đặt hàng để người khác sáng tác không phải là tác giả của tác phẩm đó.

    Quyền của đồng tác giả

    Đồng tác giả cũng là tác giả của tác phẩm, họ đương nhiên có các quyền của người sáng tạo đối với tác phẩm của mình. Các đồng tác giả sử dụng thời gian,tài chính,cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để cùng sáng tạo ra tác phẩm có chung các quyền quy định tại Điều 19 Điều 20 Luật SHTT đối với tác phẩm đó.

    Các đồng tác giả cùng được hưởng quyền nhân thân quy định tại Điều 19 Luật SHTT: quyền đứng tên, đặt tên, quyền công bố, quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.

    Các đồng tác giả cùng đầu tư lao động, tài chính và các điều kiện vật chất để sáng tạo tác phẩm là chủ sở hữu chung đối với tác phẩm và được hưởng quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Các đồng tác giả độc quyền thực hiện hoặc cho phép người khác thực hiện các quyền tài sản theo quy định của pháp luật. Cá nhân, tổ chức khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền tài sản này phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao và các quyền lợi vật chất khác cho các đồng tác giả. Nếu tác phẩm được hình thành theo nhiệm vụ hoặc theo hợp đồng thì các đồng tác giả không có quyền tài sản. 

    Quyền nhân thânquyền tài sản đối với tác phẩm giữa các đồng tác giả được điều chỉnh trong các trường hợp sau:

    – Tác phẩm được coi là đồng sở hữu chung duy nhất: Các phần riêng biệt do từng tác giả sáng tạo là không thể tách rời, hoặc việc sử dụng độc lập từng phần riêng biệt làm phương hại đến quyền lợi của các tác giả khác. Nếu tác phẩm là đồng sở hữu và không có thỏa thuận khác thì việc sử dụng, định đoạt tác phẩm phải được sự thỏa thuận của tất cả các đồng sở hữu. trường hợp có đồng sở hữu chết thì phải được sự thỏa thuận của những người thừa kế hợp pháp. 

    – Tác phẩm được coi là sở hữu chung từng phần: Các đồng tác giả sáng tạo ra tác phẩm nếu có phần riêng biệt có thể tách ra sử dụng độc lập mà không làm phương hại đến phần của các đồng tác giả khác thì có các quyền tài sản và quyền nhân thân đối với phần riêng biệt đó.

    Thời hạn bảo hộ (Điều 27 Luật SHTT) chung được áp dụng đối với trường hợp đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ năm mươi sau năm đồng tác giả cuối cùng chết.

     
    16223 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tangoctram1101ulaw vì bài viết hữu ích
    everwin (31/07/2018)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #506819   06/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    "trường hợp các cá nhân, tổ chức, hay các chủ thể khác làm công việc hỗ trợ, đóng góp ý kiến hoặc cung cấp phương tiện kỹ thuật, tư liệu, tài chính, đưa ra ý tưởng để người khác sáng tạo không phải là tác giả, cũng như người hỗ trợ về mặt tài chính cho người khác sáng tạo tác phẩm không phải là tác giả, người (hoặc tổ chức) đưa ra ý tưởng đặt hàng để người khác sáng tác không phải là tác giả của tác phẩm đó."
     
     
     
    Căn cứ pháp lý ở đâu vậy bạn?
     
    Báo quản trị |  
  • #506831   06/11/2018

    mongtho1710
    mongtho1710
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/02/2017
    Tổng số bài viết (367)
    Số điểm: 2710
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 59 lần


    Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký. Về khái niệm pháp lý, quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mongtho1710 vì bài viết hữu ích
    Haubap (07/11/2018)