Khi nào cần phải xin giấy phép gia công hàng hóa?

Chủ đề   RSS   
  • #605507 19/09/2023

    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (870)
    Số điểm: 7482
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 136 lần


    Khi nào cần phải xin giấy phép gia công hàng hóa?

    Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác

    Gia công trong thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhận gia công sử dụng một phần hoặc toàn bộ nguyên liệu, vật liệu của bên đặt gia công để thực hiện một hoặc nhiều công đoạn trong quá trình sản xuất theo yêu cầu của bên đặt gia công để hưởng thù lao.

    Khi nào cần phải xin giấy phép gia công hàng hóa

    Theo Khoản 4, Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.

    - Đối với hàng hóa thuộc danh mục đầu tư kinh doanh có điều kiện, chỉ các thương nhân đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định về sản xuất, kinh doanh mặt hàng đó mới được gia công xuất khẩu cho nước ngoài.

    - Đối với các mặt hàng nhập khẩu theo hình thức chỉ định thương nhân thuộc thẩm quyền quản lý của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, việc gia công hàng hóa thực hiện theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    - Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép, thương nhân chỉ được ký hợp đồng gia công cho thương nhân nước ngoài sau khi được Bộ Công Thương cấp Giấy phép.

    Như vậy, không phải hoạt động gia công nào cũng cần xin giấy phép, pháp luật chỉ yêu cầu thương nhân phải có giấy phép gia công do cơ quan có thẩm quyền cấp trong một số trường hợp cụ thể, thương nhân chỉ cần xin giấy phép gia công của Bộ Công Thương trong trường hợp ký hợp đồng gia công cho nước ngoài.

    Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép gia công hàng hóa

    Theo Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP hồ sơ, quy trình cấp Giấy phép gia công hàng hóa cho thương nhân nước ngoài thực hiện như sau

    - Thương nhân gửi 1 bộ hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến (nếu có áp dụng) đến Bộ Công Thương. Hồ sơ bao gồm

    - Văn bản đề nghị cấp Giấy phép gia công hàng hóa, trong đó, nêu cụ thể các nội dung quy định tại Nghị định Điều 39 Nghị định 69/2018/NĐ-CP (1 bản chính)

    - Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp: 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

    - Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh (nếu có): 1 bản sao có đóng dấu của thương nhân.

    - Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, đúng quy định, trong thời hạn 3 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ của thương nhân, Bộ Công Thương có văn bản yêu cầu thương nhân hoàn thiện hồ sơ.

    - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương có văn bản trao đổi ý kiến với bộ, cơ quan ngang bộ liên quan.

    - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản của Bộ Công Thương, bộ, cơ quan ngang bộ liên quan có văn bản trả lời Bộ Công Thương.

    - Trong thời hạn 5 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản trả lời của bộ, cơ quan ngang bộ liên quan, Bộ Công Thương cấp Giấy phép cho thương nhân. Trường hợp không cấp Giấy phép, Bộ Công Thương có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.

    - Trường hợp thương nhân có Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất, kinh doanh mặt hàng nhận gia công cho thương nhân nước ngoài thì Bộ Công Thương xem xét cấp Giấy phép cho thương nhân trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, không thực hiện việc trao đổi ý kiến với các bộ, cơ quan ngang bộ liên quan quy định tại điểm c khoản 3 Điều 38 Nghị định 69/2018/NĐ-CP.

    - Trường hợp bổ sung, sửa đổi Giấy phép, cấp lại do mất, thất lạc Giấy phép, thương nhân gửi văn bản đề nghị và các giấy tờ liên quan đến Bộ Công Thương.

    Trong thời hạn 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ, đúng quy định, Bộ Công Thương xem xét điều chỉnh, cấp lại Giấy phép cho thương nhân.

    Vậy, thương nhân Việt Nam được nhận gia công hàng hóa hợp pháp cho thương nhân nước ngoài, trừ hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu; hàng hóa tạm ngừng xuất khẩu, tạm ngừng nhập khẩu.

     

     

     
    939 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Hong312 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (20/09/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận