Khi nào bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?

Chủ đề   RSS   
  • #344516 15/09/2014

    nguyenhuuhanh1982

    Sơ sinh

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2014
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi nào bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi khi ly hôn?

    Kính chào luật sư!

    Tôi có câu hỏi về quyền nuôi con sau khi ly hôn. Rất mong nhận được câu trả lời của luật sư

    Tôi và vợ tôi có 1 con chung, cháu sinh ngày 20/12/2012, do mẫu thuẫn gia đình vợ tôi đã bế con về nhà ngoại ở đã được gần 1 tháng và cũng đang có ý định ly hôn với tôi. Theo như tôi được biết thì con dưới 36 tháng tuổi thì  quyền nuôi con thuộc về mẹ. Nhưng trong trường hợp của tôi, vợ tôi có bằng Đại học nhưng chưa có công việc và thu nhập ởn định, mọi chi phí từ trước đều do tôi và gia đình bên nội lo, còn tôi là kỹ sư Điện có công việc ổn định (có hợp đồng không xác định thời hạn) với 1 tập đoàn kinh tế thu nhập bình quân >6 triệu/tháng, làm việc 8h/1ngày và 5 ngày/1 tuần, có thể xin nghỉ 1 ngày rất dễ dàng, hiện nay tôi ở với bố mẹ tôi (tôi là con trai duy nhất, tôi có 1 chị gái đã lấy chồng và có nhà riêng). Bây giờ vợ tôi đang xin việc làm công nhân tại khu CN, cách chỗ ở của mẹ vợ tôi khoảng 20km thu nhập khoảng >4 triệu/ tháng, làm việc 6 ngày/ tuần, có 5 ngày làm việc 8h + 1 ngày làm việc 12 tiếng, hiện tại vợ tôi đang ở cùng mẹ vợ và vợ chồng anh trai vợ (mẹ vợ tôi đã ly hôn từ lâu và buôn bán tự do) nhưng sau khi đi làm thì có thể vợ tôi phải ở trọ. Gia đình vợ tôi ở thành phố, còn gia đình tôi ở nông thôn, Bố tôi là cán bộ quan đội về hưu, hiện đang là Đảng viên, tôi và chị gái tôi đều tốt nghiệp Đại Học.

    Vậy vói những điều kiện như vậy tôi có giành được quyền nuôi con sau khi ly hôn không? tỉ lệ giành được quyền nuôi con là bao nhiêu phần trăm?

    Rất mong câu trả lời của luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn

     

     
    144499 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #344701   15/09/2014

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Đã là nguyên tắc thì không làm khác được trừ phi:

    - Vợ bạn đồng ý để bạn nuôi con hoặc

    - Vợ bạn bị hạn chế một số quyền hoặc có những hành vi ngược đãi con (điều này rất ý và rất khó chứng minh)

     

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsungothethem vì bài viết hữu ích
    nguyenhuuhanh1982 (17/09/2014)
  • #422043   20/04/2016

    concua.concong
    concua.concong

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    [quote=luatsungothethem]

    Đã là nguyên tắc thì không làm khác được trừ phi:

    - Vợ bạn đồng ý để bạn nuôi con hoặc

    - Vợ bạn bị hạn chế một số quyền hoặc có những hành vi ngược đãi con (điều này rất ý và rất khó chứng minh)

     

    Không phải luc nào nguyên tắc cung được áp dụng.có trường hợp không áp dụng được luật.

    Nếu người vợ không có đủ điều kiện nuôi dưỡng và dạy bảo...ect..thì kết quả sẽ khác

     
    Báo quản trị |  
  • #433116   10/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Vi mục đích và điều kiện tốt nhất phát triển mọi mặt của trẻ, tùy vào vụ án cụ thể, tòa án sẽ quyết định trên cơ sở bảo vệ quyền lợi mọi mặt của đứa trẻ

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #344829   16/09/2014

    luathuythanh
    luathuythanh
    Top 100
    Male
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2014
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 3619
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 171 lần


    Chào bạn.

    Về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi sẽ do mẹ nuôi trừ các trường hợp sau:

    - Mẹ đồng ý cho bạn nuôi;

    - Mẹ khước từ quyền nuôi con;

    - Mẹ bị tước quyền nuôi con (đã có hành vi người đãi, hành hạ con và đã bị xử lý).

     

    Cảm ơn bạn.

    Luật sư Nguyễn Văn Thành - Công ty Luật Huy Thành - http://luathuythanh.vn/

    Hotline miễn phí 24/7: 1900 6179

    Tầng 3, Tòa nhà 243 Giải Phóng, phường Phương Mai, quận Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam

    Email: luat.huythanh@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luathuythanh vì bài viết hữu ích
    ducdn2112 (20/03/2018)
  • #364230   23/12/2014

    boducoscar
    boducoscar

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2014
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Việc tôi chăm sóc 2 bé ở nhà tốt hơn mẹ bé thì có thể căn cứ theo hàng xóm chỗ chúng tôi đang ở. Dù tôi mới chuyển đến đây sau khi cưới nhưng theo những gì tôi biết thì mọi người đều có suy nghĩ tôi chăm sóc 2 bé rất tốt.

    Tết năm 2013 tôi cũng có dẫn bé lớn về quê chơi 1 tuần, vẫn chăm sóc tốt.

    Tháng 7/2014 tôi cũng có dẫn 2 bé về quê chơi 1 tuần và chăm sóc chu đáo mặc dù có hơi cực chút xíu.

    Một lưu ý nhỏ là các con tôi chưa bao giờ bú sữa mẹ.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn boducoscar vì bài viết hữu ích
    phuocly (05/12/2017)
  • #422042   20/04/2016

    concua.concong
    concua.concong

    Sơ sinh

    Cà Mau, Việt Nam
    Tham gia:07/09/2014
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Có khi nguyên tắc nhưng lại không có lý do áp dụng thì cũng không thể áp dụng nguyên tắc. Nếu người vợ không có điều kiện nuôi dưỡng và dạy bảo thì cũng se khác.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #434088   21/08/2016

    luatsungothethem
    luatsungothethem
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/07/2009
    Tổng số bài viết (2011)
    Số điểm: 13068
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 778 lần


    Tất cả vì quyền lợi của cháu bé, xét trên tất cả các mặt, nếu ai có thể có điều kiện tốt nhất về các mặt để bảo đảm quyền lợi mọi mặt của cháu bé thì đều được hội đồng xét xử xem xét chấp thuận. Tuy nhiên, đã là Nguyên tắc, nếu không có gì đặc biệt hoặc cá biệt mà vi phạm nguyên tắc và vi phạm nghiêm trọng pháp luật.

    Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

    LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

    Email: luatsungothethem@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #422093   20/04/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Chào bạn, phòng tư vấn pháp luật công ty LTD Kingdom xin tư vấn cho bạn như sau:

    Luật hôn nhận gia đình 2014 quy định:
    " Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.” (khoản 3, Điều 81 Luật HNGĐ 2014)
     
    Theo quy định trên, về nguyên tắc, con dưới 36 tháng tuổi được giao cho người mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp:

    - Người mẹ đồng ý cho bạn nuôi con.

    - Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

    Như vậy, để được nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong trường hợp này, bạn phải thoả thuận và được sự đồng ý của người mẹ. Hoặc đưa ra các chứng cứ chứng minh mẹ không đủ điều kiện cũng phải chứng minh mình có đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, giáo dục con:

     

    +) Điều kiện về vật chất: Thu nhập, tài sản, chỗ ở của mẹ không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu về ăn, ở, sinh hoạt, điều kiện học tập… của con.

    +) Điều kiện về tinh thần bao gồm: thời gian chăm sóc, dạy dỗ, giáo dục con, tình cảm đã dành cho con từ trước tới nay, điều kiện cho con vui chơi giải trí, nhân cách đạo đức, trình độ học vấn…của mẹ.

    Với những thông tin bạn cung cấp, có thể thấy bạn là người có điều kiện vật chất tốt hơn để nuôi con. Tuy nhiên, theo những gì bạn trình bày thì vợ bạn cũng đã tốt nghiệp đại học, có trình độ học vấn , có khả năng lao động...  Mặt khác, nếu vợ bạn nuôi con thì bạn có nghĩa vụ cấp dưỡng một khoản tiền hợp lý để hỗ trợ vợ nuôi con nhỏ. Cho nên, với những điều kiện như vậy thì khả năng lớn là Toà án vẫn sẽ giao con dưới 36 tháng tuổi cho vợ bạn chăm sóc, nuôi dưỡng.

    Để được tư vấn miễn phí bạn vui lòng liên hệ Ms. Trang:01682742583

     
    Báo quản trị |  
  • #422119   20/04/2016

    ducmanhduong198
    ducmanhduong198

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/04/2016
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    chào anh trường hợp của anh tôi xin tư vấn như sau:

    Luật hôn nhân gia đình 2014 co quy định về quyền nuôi con khi vợ chồng li hôn mà không thỏa thuận được việc nuôi con dưới 36 tháng tuôi. về nguyên tắc quyền nuôi con thuộc về người mẹ trừ trưởng hợp người mẹ không không đủ điều kiện để trực tiếp nuôi con và với những điều kiện a cung cấp trên a có nhiều thuận lợi hơn để giành quyền nuôi con.

    Tuy nhiên do con anh dưới 36 tháng tuổi mà vợ anh tuy không có nhà ổn định ở nhưng sau khi ly hôn chị vẫn có thể ở nhà ngoại và chị có thời gian trực tiếp chăm sóc con nhỏ hơn,và nghĩa vụ cấp dưỡng về tài chính cụ thể là một khoản tiền hợp lí để chị nuôi con.với những điều kiện như vậy tòa án sẽ giao cho chị chăm sóc con là rât lớn.

    Tuy nhiên đến khi con anh đủ 36 tháng tuổi ah có quyền thay đổi người trực tiếp nuôi con:

    Điều 84 LHNGĐ 2014;thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn:

    1,trong trường hợp có yêu cầu của cha mẹ.hoạc cá nhân tổ chức được quy định tại khoản 5 điều này.tòa có thể xem xét thay  đổi nguoi trực tiếp nuôi con.

    2,việc thay đổi người trục tiếp nuôi con được giai quyết khi:

    -cha mẹ có thỏa thuận về thay đổi người trực tiếp nuôi phù hợp lợi ích của con.-

     

    -người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp chông nom giáo dục con.

    3,việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ 7 tuổi trở lên.

    và tòa sẽ dựa vào xem xét thực tế mọi tiêu chí để giải quyết việc ai là người trực tiếp nuôi con.

    Trân trọng:sv law.vnu

     
    Báo quản trị |  
  • #433174   10/08/2016

    luatsuduong
    luatsuduong
    Top 500
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:04/07/2016
    Tổng số bài viết (150)
    Số điểm: 845
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    CHào bạn

    Về nguyên tắc con dưới 3 tuổi giao cho mẹ nuôi là bạn cũng đã biết, việc ngoại lệ chỉ là người mẹ không đáp ứng các điều kiện tối thiểu cho đời sống của con hoặc không đủ tư cách đạo đức thì mới giao cho cha nuôi. Bạn có thu nhập cao hơn nhưng đó không phải là cơ sở djuy nhất để tòa có thể giao con dưới 3 tuổi cho bạn nuôi.

    Một vài ý cơ bản trao đổi cùng bạn, nếu có gì chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn bạn có thể liên hệ với tôi theo thông tin dưới đây để được tư vấn miễn phí.

    Luật sư Dương; điện thoại: 0972 975 749

     
    Báo quản trị |  
  • #468275   20/09/2017

    nguyenminhhuy1233
    nguyenminhhuy1233

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kính thưa luật sư !

    Tôi cũng có câu hỏi về quyền nuôi con sao khi ly hôn khi con chưa đủ 36 tháng. Không biết hỏi ai, rất mong nhận được câu trả lời của luật sư
    Tôi với vợ tôi có một đứa con chung, bé sinh ngày 15/5/2016, hai vợ chồng tôi chưa hề xẫy ra cự cãi nhưng gì lý do nào đó vợ tôi bỏ hai cha con tôi đi với ngươi tình đã quen nhau từ trước gần một tháng nay. Khi vợ tôi bỏ đi tôi cũng đã chình lên cơ quan và làm tờ tường chình sự việt. Hai vợ chồng tôi vẫn chưa có thu nhập ổn định phụ thuột vào tiền trợ cấp từ ông bà của bé.

    Vậy thì sao khi ly hôn tôi có được dựa vào tơ tường chình để giành quyền nuôi con hay không? tỉ lệ giành được quyền nuôi con có cao không ?

    Rất mong câu trả lời của luật sư.

    Tôi xin chân thành cảm ơn

     
    Báo quản trị |  
  • #474505   14/11/2017

    Ngocpham331993
    Ngocpham331993

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Con dưới 36 tháng tuổi li hôn mẹ được quyền nuôi con nhưng chồng vẫn giữ không giao con phải làm sao?

    Tôi và chồng tôi lấy nhau 2016 đến tháng 8/2017 tôi sanh một cháu trai nhưng khi con tôi được một tháng anh ta đã tách li tôi với con tôi đến nay con tôi đã được 15th tuổi. Tôi đã làm giấy li hôn và toà đã giải quyết cho tôi quyền nuôi con, nhưng anh ta ngoan cố vẫn giữ con tôi gia đình anh ta cũng chuyển đi nơi khác sinh sống và tôi không biết luật sư cho tôi hỏi tôi phải làm cách nào để có thể tìm con tôi và chồng tôi có phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật không tôi xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #478090   12/12/2017

    Xuandieu8905
    Xuandieu8905

    Male
    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2017
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi nào bố được quyền nuôi con trước 36 tháng tuổi

    Khi nào bố được nuôi con dưới 36 tháng. Vợ chồng tôi lấy nhau đc 2 năm. Do chục chặc nên chuẩn bị ly hôn. Nhà cửa chưa có. Vợ tôi đi làm xa và thuê phòng trọ ở. Lương được 2tr5 một tháng. Tôi thấy là vợ tôi như vậy có được gọi là không đủ điều kiện nuôi con không
     
    Báo quản trị |  
  • #478468   14/12/2017

    Ls.Nguyenthihuong
    Ls.Nguyenthihuong
    Top 500
    Female
    Luật sư địa phương

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2013
    Tổng số bài viết (280)
    Số điểm: 1494
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 105 lần


    Chào anh,

    Đối với trường hợp của anh tôi trả lời như sau:

    Quyền trực tiếp, nuôi dưỡng, chăm sóc con sau khi ly hôn được quy định cụ thể tại Luật Hôn nhân và gia đình

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con."

    Theo quy định của điều luật này thì người bố được quyền nuôi con dưới 36 tháng tuổi trong các trường hợp sau:

    1. Hai vợ chồng đạt được thỏa thuận do người bố chăm sóc con sau khi ly hôn

    2. Người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục con: ví dụ: không đủ điều kiện về kinh tế, về sức khỏe ... mà tòa án xét thấy người mẹ không đủ điều kiện trực tiếp nuôi dưỡng con thì có thể giao con cho người bố nuôi. Tuy nhiên, người bố phải cung cấp được đầy đủ các chứng cứ chứng minh về việc người mẹ không đủ điều kiện nuôi dưỡng con

    Với thu nhập 2.5 triệu của vợ anh chưa thể hiện được  việc vợ anh không đủ điều kiện chăm sóc, nuôi dưỡng con. Về điều kiện kinh tế, tòa án sẽ xem xét về mức sống trung bình của cháu bé tại nơi sinh sống, nếu thu nhập 2.5 triệu/1 tháng của vợ anh có thể đáp ứng được nhu cầu của bé và của vợ anh hoặc vợ anh có khoản tiền tiết kiệm đủ để đáp ứng chi phí trong thời gian dài  thì vẫn có thể được coi là đủ điều kiện trực tiếp chăm nom, nuôi dưỡng con.

    Trân trọng.

    CÔNG TY LUẬT CILAW

    Giám đốc: Luật sư Nguyễn Thị Hướng

    Mobile: + 84 974 461 998 - + 84 869 008 039

    Email: huongnt.law@gmail.com

    Website: http://cilaw.vn/

    Lầu 2 C5 số 11B Nguyễn Bỉnh Khiêm, Bến Nghé, quận 1, HCM

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Ls.Nguyenthihuong vì bài viết hữu ích
    ducdn2112 (20/03/2018)
  • #521976   28/06/2019

    Haitran1995
    Haitran1995
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (386)
    Số điểm: 4622
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 88 lần


    Xuandieu8905 viết:
    Khi nào bố được nuôi con dưới 36 tháng. Vợ chồng tôi lấy nhau đc 2 năm. Do chục chặc nên chuẩn bị ly hôn. Nhà cửa chưa có. Vợ tôi đi làm xa và thuê phòng trọ ở. Lương được 2tr5 một tháng. Tôi thấy là vợ tôi như vậy có được gọi là không đủ điều kiện nuôi con không

    Với trường hợp này của bạn, mình xin có ý kiến như sau: 

    Theo như bạn trình bày, vợ chồng bạn lấy nhau được 2 năm, do đó có thể hiểu con của bạn hiện tại dưới 36 tháng tuổi.

    Căn cứ Khoản 3 Điều 81 Luật Hôn nhân gia đình 2014 thì " Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con".

    Ban có trình bày là vợ bạn đi làm xa và thuê trọ ở, lương hiện tại à 2,5 triệu đồng 1 tháng. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn chứng minh được là vợ bạn không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, bởi cô ấy có thể tìm một công việc tốt hơn hoặc nhờ sự giúp đỡ của gia đình để có đủ điều kiện tốt nhất nhằm lo cho con. Hơn nữa, bạn cũng không trình bày về hoàn cảnh của mình nên cũng không biết rằng bạn có đủ điều kiện tốt hơn để lo cho con hay không.

    Ngoài ra, sau khi ly hôn, bạn còn phải có nghĩa vụ cấp dưỡng cho con, cùng vợ bạn chu cấp cho con. Do đó việc chứng mình rằng lương 2,5 triệu/tháng không đủ điều kiện để chăm sóc con là chưa đủ cơ sở.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Haitran1995 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (29/06/2019)
  • #483383   26/01/2018

    Dobermanls
    Dobermanls

    Male
    Sơ sinh

    Lạng Sơn, Việt Nam
    Tham gia:26/01/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 0
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Dành quyền nuôi con dưới 36 tháng

    Chào luật Sư. Mong được tư vấn và giúp đỡ. Vợ chồng tôi lấy nhau từ 2014. Năm 2016 có đi làm ăn xa. Hiện tại con tôi đã 1 tuổi. Do làm ăn ko thuận lợi. Nên tôi đã trở về quê làm và hiện tại thu nhập ổn định. Tôi có mở công ty riêng và hiện tại thu nhập ổn định trên 30tr 1 tháng.bố mẹ tôi là cán bộ nhà nước, thu nhập tốt, có thể hỗ trợ tôi nuôi con. Tôi Có đầy đủ nhà cửa xe cộ,, nói chung là đầy đủ các điều kiện tốt nhất cho con. Vợ tôi vì một số mối quan hệ phức tạp, nên hiện tại dù ko đảm bảo được cuộc sống nhưng vẫn ở nơi làm ăn ko chịu về với tôi. Vợ tôi đứng tên chủ một doanh nghiệp, nhưng làm ăn ko có lãi. Ko có báo cáo tài chính, vẫn nợ thuế từ khi thành lập và công việc chủ yếu của vợ tôi là cho vay,cầm đồ, dịch vụ hát theo giờ.... Tôi có biết nhiều thông tin về những thành phần làm cùng vợ tôi, toàn dân xã hôi..... Và tôi nghĩ để lấy bằng chứng về những hoạt động phi pháp ko khó. Hiện tại vợ tôi cũng ko có tài sản gì, nhà ngoại kinh tế khó khăn, có đất ở quê nhưng điều kiện rất kém Hiện tại chúng tôi đang bất đồng quan điểm và tôi ko mong muốn khả năng xấu nhất xảy ra. Nhưng vẫn muốn nếu phải ly hôn, thì tôi sẽ dành được quyền nuôi con. Mong luật sư tư vấn. Xin cám ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #501576   07/09/2018

    Chào bạn! Luật Hải Nguyễn xin tư vấn cho bạn như sau.

    Theo như lời trình bầy, hiện giờ điều kiện kinh tế, thời gian, công việc... có lợi thế hơn rất nhiều so với vợ bạn.

    Theo quy định trong Luật Hôn nhân và Gia đình

    Điều 81. Việc trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con sau khi ly hôn

    1. Sau khi ly hôn, cha mẹ vẫn có quyền, nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan.

    2. Vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, nghĩa vụ, quyền của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con; trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

    3. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

    Theo đó, con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp đặc biệt vợ bạn không đủ điều kiện để trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con và cha mẹ (bạn và vợ) có thỏa thuận khác nhằm phù hợp với lợi ích của con.

    Trong trường hợp bạn muốn nhận nuôi con khi thấy người vợ không có đủ điều kiện để trong nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con thì bạn phải chứng minh được điều này và phải đưa ra được những bằng chứng xác thực.

    2.Vậy người bạn cần chứng minh như thế nào?

    Bạn cần thu thập các chứng cứ để chứng minh người vợ không đủ điều kiện nuôi con, như hình ảnh, video clip, tài khoản ngân hàng,…

    Chứng cứ quy định tại điều 94 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    1. Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.

    2. Vật chứng.

    3. Lời khai của đương sự.

    4. Lời khai của người làm chứng.

    5. Kết luận giám định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ.

    7. Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản.

    8. Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.

    9. Văn bản công chứng, chứng thực.

    10. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Cùng với đó là bạn chứng minh được bạn hoàn toàn có đủ khả năng để nuôi dưỡng con một cách tốt nhất

    Vậy, tuy rằng con bạn dưới 36 tháng tuổi nhưng nếu vợ bạn không đủ điều kiện để chăm sóc tốt nhất cho con thì bạn vẫn có thể giành quyền nuôi con.

    Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật Hải Nguyễn. (NV: HĐT)

    Công Ty Luật Hải Nguyễn và cộng sự - Hotline: 0973.509.636

    Website: www.lamchuphapluat.vn - Email: luathainguyen@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #503673   30/09/2018

    Về nguyên tắc thì khi ly hôn con dưới 36 tháng tuổi sẽ được giao cho người mẹ nuôi dưỡng. Trường hợp nhà anh có điều kiện hơn thì có thể cấp dưỡng nuôi con để vợ anh có khả năng nuôi con tốt hơn. Thực tế rất khó để có thể giành được quyền nuôi con trong trường hợp này, trừ khi vợ của anh đồng ý giao cho anh nuôi hoặc bị mất/hạn chế năng lực hành vi dân sự
     
    Báo quản trị |  
  • #514332   26/02/2019

    quangdansocial
    quangdansocial

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2019
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    cái này nếu vợ bạn đồng ý cho bạn nuôi con thì tốt, còn theo luật thì khó, bạn nên khéo léo thuyết phục người vợ ly hôn của mình

     
    Báo quản trị |  
  • #542828   31/03/2020

    Về nguyên tắc dựa trên sự thỏa thuận của vợ chồng, hoặc bạn chứng minh được người mẹ không thể nuôi dưỡng con của bạn.

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư Ngô Thế Thêm - www.luatdoanhgia.com; www.luatdoanhgia.vn - 098.112.9988 - 0904.779997

LUẬT DOANH GIA - Nền Tảng Pháp Lý Việt

Email: luatsungothethem@gmail.com