Xin cảm ơn bạn vì đã quan tâm. Nhưng bài viết của tôi còn nhiều thiếu sót nên nhiều khi nội dung phải tham khảo ý kiến của mọi người. Mọi người đều có thể giúp đỡ bạn chứ không phải chỉ mình tôi.
Câu hỏi của bạn liên quan đến việc tính thời gian trả trợ cấp thôi việc cho người lao động quy định tại Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP của chính phủ hướng dẫn thi hành một số điều của bộ luật lao động về hợp đồng lao động.
Khoản 3 Điều 14 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP:
3. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc:
a. Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc làtổng thời gian đã làm việc theo các bản hợp đồng lao động đã giao kết (kểcả hợp đồng giao kết bằng miệng) mà người lao động thực tế làm việc chongười sử dụng lao động đó;
b. Người lao động trước đây đã làm công nhân, viênchức cho doanh nghiệp nhà nước mà đã có thời gian làm việc ở các đơn vịkhác thuộc khu vực nhà nước, nhưng chưa được trợ cấp thôi việc, thì doanhnghiệp nơi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động có trách nhiệm chitrả trợ cấp thôi việc cho người lao động đó theo quy định của pháp luật.Các đơn vị sử dụng lao động trước đây có trách nhiệm chuyển trả cho doanhnghiệp đã chi trả, nếu đơn vị cũ đã chấm dứt hoạt động thì ngân sáchnhà nước sẽ hoàn trả.
Trường hợp sau khi sáp nhật, hợp nhất, chia, tách doanhnghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản củadoanh nghiệp theo quy định tại Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi,bổ sung mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụngsử dụng lao động kế tiếp có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc chongười lao động kể cả người lao động làm việc cho người sử dụng liền kềtrước đó.
d. Ngoài thời nêu trên, nếu có những thời gian sau đâycũng được tính là thời gian làm việc cho người sử dụng lao động:
- Thời gian thử việc hoặc tập sự (nếu có) tại doanhnghiệp, cơ quan, tổ chức.- Thời gian doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức nâng caotrình độ nghề nghiệp hoặc cử đi đào tạo nghề cho người lao động.
- Thời gian cho người lao động nghỉ theo chế độ bảohiểm xã hội, thời gian nghỉ ngơi theo quy định của Bộ luật Lao động.
- Thời gian nghỉ chờ việc khi hết hạn tạm hoãn hợp đồnglao động hoặc người lao động phải ngừng việc có hưởng lương.
- Thời gian học nghề, tập thể ngoài doanh nghiệp, cơ quan,tổ chức.
- Thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động do haibên thoả thuận.
- Thời gian bị xử lý sai về kỷ luật sa thải hoặc vềđơn phương chấm dứt hợp đồng lao động.
- Thời gian người lao động bị tạm đình chỉ công việctheo quy định tại Điều 92 của Bộ luật Lao động.
Theo quy định tại tiết d, điểm 3 mục III Thông tư số 21/2003/TT- BLĐTBXH
d) Trường hợp sau khi sáp nhập, hợp nhất, chia, tách doanh nghiệp, chuyển quyền sở hữu, quyền quản lý hoặc quyền sử dụng tài sản doanh nghiệp mà người lao động chấm dứt hợp đồng lao động, thì người sử dụng lao động kế tiếp phải có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc cho người lao động, kể cả thời gian làm việc cho người sử dụng lao động liền kề trước đó. Riêng doanh nghiệp nhà nước thực hiện phương án sắp xếp lại hoặc chuyển đổi hình thức sở hữu (cổ phần hóa, giao, bán, khoán kinh doanh, cho thuê doanh nghiệp), thì áp dụng theo qui định của Nhà nước đối với các trường hợp này.
Ví dụ 4: Ông Bùi Văn An làm việc ở doanh nghiệp Nhà nước A từ tháng 6 năm 1990. Đến tháng 6 năm 1998 doanh nghiệp này cổ phần hóa trở thành công ty cổ phần và hoạt động theo Luật Doanh nghiệp. Đến tháng 6 năm 2003 ông An chấm dứt hợp đồng lao động. Ông An có tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hóa là 300.000 đồng/tháng và 6 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động là 800.000 đồng/tháng. Trợ cấp thôi việc của ông An được tính như sau:
- Trợ cấp thôi việc ở doanh nghiệp nhà nước là: 300.000 đồng x 8 x 1/2 = 1.200.000 đồng.
- Trợ cấp thôi việc ở công ty cổ phần là: 800.000 đồng x 5 x 1/2 = 2.000.000 đồng.
Tổng cộng: 3.200.000 đồng.
Công ty cổ phần phải thanh toán toàn bộ số tiền trợ cấp thôi việc cho ông An. Nguồn chi trả trợ cấp thôi việc thực hiện theo Điều 27 của Nghị định số 64/2002/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2002 của Chính phủ về việc chuyển doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần
Thân!
Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 22/04/2009 16:03:43
Cập nhật bởi mostlaw2020 vào lúc 22/04/2009 16:05:35