Khi các bộ phải mời Công An

Chủ đề   RSS   
  • #278197 29/07/2013

    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Khi các bộ phải mời Công An

    Trong mấy ngày qua, đã có một số bộ lên tiếng về việc nhờ đến cơ quan công an vào cuộc về những vấn đề trong ngành mình: bộ Tài chính, bộ Y tế... Tin này được đăng trên báo và khiến không ít độc giả đi từ ngạc nhiên đến bất bình.

    Chuyện thứ nhất: ngày 19.7, phòng báo chí của bộ Tài chính nói rằng, trong ngày hôm đó, có ít nhất 2 nhân viên của các trang tin điện tử: GAFIN và CafeF đã “không mời mà đến” để đến nghe và đưa tin cuộc họp báo thường kỳ của bộ này. Bộ phận truyền thông của bộ Tài chính nói rằng: vì “nể nang” những người này đã đến nên nhân viên của Bộ đành miễn cưỡng cho phép tham dự. Tuy nhiên, họ khẳng định, lần sau sẽ báo cơ quan công an để can thiệp.

    Chuyện thứ 2, cuối tuần trước, bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã có công ăn gửi bộ trưởng bộ Công an đề nghị chỉ đạo điều tra, xác định nguyên nhân 3 trẻ tử vong sau khi tiêm vắc-xin viêm gan B tại bệnh viện đa khoa huyện Hướng Hóa-Quảng Trị…Một việc mà bộ này có ý cho là đã bó tay vì qua kiểm tra, xác minh, bộ Y tế không thể làm rõ nguyên nhân.

    Xem qua câu chuyện, đa số người đọc sẽ cho rằng, đây là những việc lẽ chẳng cần phải vời đến cơ quan công an, cơ quan điều tra làm gì và các bộ hoàn toàn có thể tự mình xử lý mà không cần phải mất thời gian công văn đi lại, tốn thêm thời gian, chi phí, công sức của cơ quan khác mà đỡ phải mang tiếng: việc mình, mình lại chẳng lo!

    Với câu chuyện thứ nhất, ở bộ Tài chính (chưa nói đến việc cho dù các trang tin điện tử CafeF, GAFIN…không được hoạt động như một cơ quan báo chí thì động cơ của nhân viên các trang đó, muốn đến tận nơi để có thông tin nguồn, nhanh nhất cũng đáng trân trọng) thì việc phòng báo chí của bộ nói mời công an xử lý đã là một tuyên bố khó nghe. Bởi nếu không thích một đại diện trang tin đến đưa tin công khai về hoạt động của bộ, việc xử lý rất đơn giản: đa số người đến dự các cuộc họp báo này đều có giấy mời và nếu không muốn ai đó dự họp, bộ chỉ cần soát xét giấy mời từ ngoài cửa, nếu ai không có giấy mời thì lịch sự mời ra ngoài, tại sao phải nói là “nể nang” và sau đó lại bắn tiếng mời cơ quan công an ?.

    Ở câu chuyện thứ hai, người dân, vốn đang bức xúc vì câu chuyện nhiều trẻ sơ sinh tiêm vắc xin mà tử vong thì việc bộ trưởng Y tế đẩy quả bóng (trách nhiệm điều tra vụ việc) sang cơ quan điều tra bộ Công an càng dấy lên làn sóng ý kiến phản đối bà bộ trưởng. Thông thường, cơ quan điều tra vào cuộc chỉ khi có dấu hiệu tội phạm, có động cơ, ý đồ phạm tội. Ở đây, chưa mấy ai nghĩ đến việc phải điều tra, bỏ tù ai mà muốn tìm ra nguyên nhân để khắc phục, nâng cao chất lượng vắc xin để đảm bảo việc tiêm chủng an toàn cho trẻ. Chỉ có chính các bác sĩ, chuyên gia y tế ngành y mới có chuyên môn, hiểu rõ quy trình để xác định đâu là khâu có vấn đề như sản xuất vắc-xin, vận chuyển, bảo quản, tiêm chích hay chăm sóc, theo dõi sau chủng ngừa. Cho nên, kể cả bộ Công an có vào cuộc, cũng phải mời đến các chuyên gia của bộ Y tế.

    Bộ Y tế cho rằng, việc nhờ đến cơ quan công an nhằm đảm bảo điều tra độc lập, khách quan, tránh tình trạng bao che…thì lại càng khó hiểu. Phải chăng tình trạng bao che cho nhau ở trong ngành y tế đã đến mức mà lãnh đạo bộ này đã không thể xử lý được nữa, không thể tự mình điều tra “độc lập, khách quan” mà phải nhờ cơ quan có quyền lực hơn từ bên ngoài ?.

    Nghị định số 63/2012/NĐ-CP ngày 31.8.2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của bộ Y tế đã nêu rõ, trong lĩnh vực y tế dự phòng, bộ Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các quy định chuyên môn, các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y tế dự phòng trong phạm vi cả nước...và bộ Y tế có đầy đủ các cục, vụ, viện chuyên môn để thực hiện trách nhiệm đó. Nay trong khi các cục, vụ, viện của bộ còn chưa tích cực vào cuộc, làm rõ nguyên nhân tử vong của trẻ mà lại nhờ đến một bộ không có chuyên môn sâu về tiêm chủng vắc xin đề điều tra thì đó thật là chuyện đáng cười.

    Tất nhiên, các bộ đề nghị thì cứ đề nghị nhưng bộ Công an có vào cuộc điều tra hay không lại chuyện khác vì ngành công an cũng có rất nhiều việc phải làm để đấu tranh chống tội phạm. Thời gian đâu để vào cuộc chỉ để xử lý mấy phóng viên không có giấy mời dự họp hoặc có chuyên môn đâu để làm rõ vắc xin chất lượng tốt hay kém…và lại dễ mang tiếng hình sự hóa một việc dân sự. Nhưng cái não trạng: hơi có việc khó xử lý, lại nhờ đến cơ quan công an, để dọa người, để đỡ việc khó cho mình…không chỉ mới có ở bộ Tài chính và bộ Y tế.

     

    Mạnh Quân (Bài đăng trên báo in SGTT sáng nay)

    the uncertainty

     
    4505 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn themiracle vì bài viết hữu ích
    nguyenkhanhchinh (30/07/2013)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #278303   29/07/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Ý là muốn biến hành chính thành hình sự để răng đe các đối tượng cố tình vi phạm, hoặc cũng có thể các Bộ ch orằng, mức độ ở đây cao quá tầm kiểm soát nên cần phải nhờ công an can thiệp, bên cạnh đó có thể chạy khỏi cái bóng "trách nhiệm" điều tra, ngăn chặn của mình.

    Không biết có phải gọi là "làm quá" không nhỉ!

     
    Báo quản trị |  
  • #278339   29/07/2013

    themiracle
    themiracle
    Top 500
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/03/2013
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 4057
    Cảm ơn: 287
    Được cảm ơn 268 lần


    Hôm nay cả Thanh niên, Tuổi Trẻ, SGTT, VCT cùng vuốt râu Bộ Y Tế, dù dì ấy không có râu. Dự là thời gian sắp tới 2 bộ Dục và bộ Tế còn tiếp tục nhận thêm nhiều gạch đá.

    Ti nhiên các công dân mạng nên cẩn thận khi chém gió vì nghị định 72 đang treo lủng lẳng, vừa dồi cũng có một số báo cũng bị tố ngược vì lấy biên bản ko chính thức chém gió, ko chịu ghi âm.

     

    the uncertainty

     
    Báo quản trị |  
  • #278533   30/07/2013

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Lại phát hiện ra 1 tình tiết mới, hôm nay trên vnexpress.net có đăng 1 bài báo về việc gia đình anh Hùnh bị bắt phải ký giấy chịu trách nhiệm về những vấn đề xảy ra sau khi bệnh viên tiêm vacxin viêm gan B cho con anh dù trước đó đứa con đầu của anh không hế phải làm giấy gì cả.

    Việc này liệu pháp luật có cho phép?

    Buộc người nhà ký cam kết trước khi tiêm văcxin trẻ sơ sinh

    Vợ sinh bé trai 3,5 kg mới 3 ngày tại Bệnh viện Phụ sản Mêkông, anh Hùng ở quận Phú Nhuận, TP HCM, bức xúc vì bệnh viện yêu cầu phải ký giấy cam kết tiêm phòng văcxin viêm gan B cho con.

     Sau khi y tá tư vấn về những lợi ích và tác dụng phụ có thể xảy ra sau tiêm văcxin cho con, anh Hùng được yêu cầu ký "Giấy đăng ký tự nguyện tiêm ngừa cho trẻ sơ sinh". Giấy này có nội dung "Sau khi nghe nhân viên y tế giải thích về lợi ích và tác dụng phụ có thể có sau chủng ngừa viêm gan siêu vi B, tôi đồng ý chích ngừa... Gia đình chúng tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về quyết định này".

    "Lúc nhà tôi sinh bé gái đầu tiên, bệnh viện không bắt ký giấy tờ gì nhưng vẫn tiêm phòng viêm gan B đầy đủ. Còn nay, sau vụ 3 em bé tử vong sau khi tiêm văcxin B, tôi phải ký giấy cam kết chịu trách nhiệm khi chích ngừa cho con nên thấy lo. Liệu có phải bệnh viện muốn đổ trách nhiệm về phía gia đình nếu có tai biến?", anh Hùng trao đổi với VnExpress.net.

    Chung tâm trạng này, chị Hiền Mai ở quận Tân Bình, TP HCM, nói rằng việc phải ký giấy cam kết tiêm văcxin viêm gan B cho con khiến chị vẫn mang ám ảnh cho đến ngày nay. 4 năm trước, chị Mai sinh con đầu lòng đúng vào thời điểm cả nước xảy ra hàng loạt vụ trẻ sơ sinh chết sau khi tiêm ngừa văcxin viêm gan B. Bất ngờ, chị được bệnh viện yêu cầu ký giấy cam kết trước khi tiêm phòng cho con.

    "Vừa trải qua vô vàn nỗi đau đớn của lần vượt cạn đầu tiên, chưa kịp vui mừng khi con chào đời khỏe mạnh thì tôi lại phải đối mặt với một việc giống như buộc phải đặt cược sinh mạng con mình vào một tờ giấy", người mẹ nhớ lại cảm xúc khi ấy. Chị Mai nói rằng chị rất chia sẻ nỗi lo của anh Hùng khi ký giấy cam kết chích ngừa cho con trong lúc các tai biến chết trẻ sau tiêm văcxin B chưa rõ nguyên nhân.

    Trẻ có mẹ mắc viêm gan B trước khi tiêm phòng phải được người nhà ký vào tờ giấy đồng ý này. Ảnh: Lê Phương.
    Trẻ sơ sinh trước khi tiêm phòng phải được người nhà ký vào tờ giấy đồng ý này. Ảnh: Lê Phương.

    Trước thắc mắc của nhiều người nhà sản phụ, bác sĩ CK.II Lê Thị Hoàng Yến, Trưởng khoa Sơ sinh Bệnh viện Phụ sản Mê kông TP HCM cho biết, theo quy định của bệnh viện, tất cả trẻ sơ sinh chích ngừa đều phải có sự đồng ý cam kết của người nhà. "Đây là quy trình nhiều năm nay, không phải đến khi có trẻ tử vong sau tiêm văcxin bệnh viện mới bắt người nhà đăng ký cam kết", bác sĩ Yến khẳng định.

    Theo bác sĩ Yến, việc bắt buộc ký giấy không phải bệnh viện có ý chạy trách nhiệm hoặc muốn đổ bớt trách nhiệm về phía người bệnh. Bà giải thích: "Có thể nhiều người đã hiểu nhầm về ý nghĩa của tờ giấy đăng ký tự nguyện này. Mục đích là nhằm xác định bệnh viện đã giải thích cho người nhà sự cần thiết của chích ngừa và đã đồng ý chích, nhằm đề phòng trường hợp sau này nếu có chuyện gì xảy ra người nhà lại cho rằng bệnh viện tự ý bắt trẻ đi chích mà không hỏi ý kiến".

    Cũng theo bác sĩ Yến, thông thường quy trình tiêm văcxin viêm gan B cho trẻ sơ sinh ở bệnh viện được chia làm 2 nhóm đối tượng. Với nhóm sản phụ không mắc viêm gan B thì sau khi sinh con, trẻ được khám sàng lọc. Những bé bình thường sẽ được chích ngừa sớm 24 giờ đầu sau sinh. Nếu trẻ có vấn đề về sức khỏe như không ổn về tiêu hóa, hô hấp, bú chưa tốt, còn ói, ọc, có yếu tố nguy cơ như sinh non tháng, nhẹ cân... thì sẽ hoãn việc tiêm phòng. 

    Với nhóm sản phụ có kết quả xét nghiệm mắc viêm gan B thì sau khi chào đời, trẻ sẽ được đưa vào khoa sơ sinh. Những trẻ này phải chích một loại kháng thể để bảo vệ ngay rồi mới tiếp tục tiêm văcxin viêm gan B. Vào khoa sơ sinh, trẻ được theo dõi ít nhất là 2 tiếng đồng hồ. Sau khi chích ngừa xong cũng được tiếp tục theo dõi một thời gian, nếu bé hồng hào, bú tốt, ổn định thì mới đưa về với mẹ. 

    "Trường hợp có tai biến xảy ra sau tiêm hoặc các vấn đề thuộc về chuyên môn thì bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm. Những bé gặp các vấn đề như sưng đau tại chỗ chích, sốt... thì bệnh viện phải lo. Việc ký giấy là nhằm xác định người nhà đã đồng ý cho con chích ngừa chứ không phải bắt chịu trách nhiệm về mặt chuyên môn nếu có vấn đề xảy ra ", bác sĩ Yến nhấn mạnh.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn danusa vì bài viết hữu ích
    themiracle (30/07/2013)
  • #278869   01/08/2013

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


           Với vấn đề Bộ Y Tế đẩy trách nhiệm cho Bộ Công An,  TS Nguyễn Văn Bình, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế cho biết: "Nguyên văn công văn Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến gửi Bộ Công an là "đề nghị Bộ công an chỉ đạo cơ quan chuyên môn phối hợp với Bộ Y tế sớm điều tra nguyên nhân tử vong của 3 cháu bé".  Nghĩa là Bộ Y tế mong muốn Bộ Công an phối hợp chặt chẽ với nhau, điều tra sự việc đến cùng chứ không phải đẩy trách nhiệm sang Bộ Công an. Việc mổ tử thi ở Việt Nam là thuộc trách nhiệm của công an. Bộ Y tế đánh giá những mẫu bệnh phẩm mà phía công an lấy là những chứng cứ quan trong trong việc làm sáng tỏ nguyên nhân tử vong."

            Bên cạnh đó về vấn đề Bệnh viện phụ sản Mê Kông yêu cầu gia đình phải ký giấy cam kết, ông cũng cho ý kiến là là không cần thiết và trái với quy định.

    “Tiêm chủng mở rộng nằm trong mục tiêm chủng bắt buộc theo điều 25 của Luật phòng chống bệnh truyền nhiễm, vì nó là chương trình rất rộng lớn, nhà nước bảo trợ, tiêm miễn phí nhằm không chỉ bảo vệ những trẻ được tiêm mà trẻ ko mắc bệnh không lây lan bệnh đó ra cộng đồng, đảm bảo sức khỏe chung cho cộng đồng.

    Các cha mẹ, những người bảo hộ trẻ có trách nhiệm phải đưa con trong diện tiêm chủng đến các địa điểm để tiêm chủng. Ngành y tế có nhiệm vụ tổ chức buổi tiêm cho tốt, thuận lợi với người dân”, TS Bình nói.
     
    Theo luật này nếu có sai sót nhà nước sẽ chịu trách nhiệm đầu tiên. Rồi cơ quan chuyên môn sẽ lập hội đồng tổ chức ddieuf tra xem sai sót ở đâu, sai sót thuộc cá nhân, tổ chức nào thì tiếp theo cá nhân, tổ chức đó sẽ phải chịu trách nhiệm.
     
           Tuy nhiên lại không thấy đưa ra biện pháp xử lý đồi với hành vi sai phạm của bệnh viện MêKông là gì?
     
    Theo Khampha.vn
     
    Báo quản trị |