Khi bố có con riêng, những tranh chấp dân sự nào có thể xảy ra

Chủ đề   RSS   
  • #82043 11/02/2011

    thuytl2011

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Khi bố có con riêng, những tranh chấp dân sự nào có thể xảy ra

    Gia đình tôi mới phát hiện bố tôi có con riêng với người tình. Chị này vẫn đang mang bầu (6 tháng) và được xác định là con trai.

    Gia đình tôi có 4 người, bố mẹ và 02 chị em gái tôi. Hai chị em tôi đều đã lập gia đình và ra ở riêng.

    Chỉ có bố mẹ là sống chung cùng nhau tại căn nhà mà chúng tôi đã lớn lên từ bé.

    Khi phát hiện ra điều này mẹ tôi cương quyết li hôn.

    Tôi muốn hỏi, sau khi bố mẹ li hôn, tài sản sẽ được chia như thế nào?

    Đứa con riêng của bố tôi có được hưởng phần tài sản của bố tôi hay không nếu bố tôi mất mà không có di chúc?

    Có những tranh chấp dân sự nào có thể xảy ra?

    Tôi xin chân thành cảm ơn!

     
    7912 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #82178   11/02/2011

    thuhau
    thuhau

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/11/2010
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 855
    Cảm ơn: 14
    Được cảm ơn 40 lần


    Chào bạn,

    Nếu bố và mẹ ly hôn thì tài sản chung được chia đôi, có tính đến công sức đóng góp của từng người. Tài sản nào là tài sản riêng của bố hoặc mẹ thì phải chứng minh được đây là tài sản riêng, không chứng minh được thì là tài sản chung.

    Nếu bố mất, phần tài sản của bố sẽ thành di sản. Nếu không có di chúc sẽ chia đều cho các đồng thừa kế của hàng thừa kế thứ nhất: vợ, con ruột, con nuôi, con ngoài giá thú.., cha mẹ ruột.

    Lúc này, mẹ bạn không còn là vợ nên không được chia. Như vậy, em trai cũng cha khác mẹ với bạn sẽ hưởng 1 phần di sản giống như bạn.

    Nếu bố bạn ly hôn với mẹ bạn sau đó kết hôn với "người sau" thì "người sau" cũng được hưởng 1 phần như bạn (vì là vợ hợp pháp), trừ trường hợp những người này thuộc diện không được hưởng di sản theo quy định của Điều 643 BLDS.

    Bạn lưu ý, bố bạn có quyền di chúc toàn bộ tài sản của bố sau khi ly hôn cho em trai của bạn hoặc "người sau" mà không vi phạm nếu bố bạn không có những người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc Điều 669 #5c7996;">BLDS (bao gồm: con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng hoặc con đã thành niên mà không có khả năng lao động).

    Trân trọng,

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuhau vì bài viết hữu ích
    thuytl2011 (11/02/2011)
  • #82315   11/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn Thúy !

    Về vấn đề chia tài sản chung khi ly hôn sẽ được chia trên cơ sở sau:

    Điều 95. Nguyên tắc chia tài sản khi ly hôn

    1. Việc chia tài sản khi ly hôn #ff0000;">do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết. Tài sản riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.

    2. Việc chia tài sản chung được giải quyết theo các nguyên tắc sau đây:

    a) Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập;

    b) Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của vợ, con chưa thành niên hoặc đã thành niên bị tàn tật, mất năng lực hành vi dân sự, không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình;

    c) Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề  nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;

    d) Tài sản chung của vợ chồng được chia bằng hiện vật hoặc theo giá trị; bên nào nhận phần tài sản bằng hiện vật có giá trị lớn hơn phần mình được hưởng thì phải thanh toán cho bên kia phần giá trị chênh lệch.

    3. Việc thanh toán nghĩa vụ chung về tài sản của vợ, chồng do vợ, chồng thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết.

    Đứa con riêng của bố bạn có quyền nhận di sản thừa kế trong cả 2 trường hợp có di chúc và không có di chúc.

    Trong trường hợp không có di chúc thì em trai ban sẽ được nhận 1 suất thừa kế bằng với những người ở hàng thứ nhất.(Cha,mẹ, vợ,chồng, con đẻ con nuôi, con trong giá thú , ngoài giá thú..của người để lại di chúc)

    Trong trường hợp có di chúc hợp pháp, nếu di chúc không để lại di sản cho em trai hoặc có để lại mà ít hơn 2/3 của 1 suất thừa kế thì mẹ của em trai bạn(gì) có quyền yêu cầu cho em bạn hưởng đủ 2/3 1 suất thừa kế( tất nhiên là trong trường hợp bố bạn mất trước khi em bạn đủ 18 tuổi)

    Các tranh chấp dân sự có thể xảy ra.

    Tranh chấp về việc phân chia tài sản khi ly hôn

    Tranh chấp về thừa kế sau khi bố bạn mất...Câu này hơi chung chung nên mình ko có câu trả lời chính xác được, bạn thông cảm nha.

    thân@

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    thuytl2011 (11/02/2011)
  • #82326   11/02/2011

    thuytl2011
    thuytl2011

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn những ý kiến của Thuhau va Quyetquyen.

    Mình có thêm câu hỏi là có cách nào để bảo vệ tốt nhất quyền lợi cho mẹ mình trong trường hợp này không? Ví dụ như có thể khởi kiện người tình bố mình nếu mục đích có bầu của cô ta là để có lợi thế về kinh tế hơn là tình yêu thực sự.
     
    Báo quản trị |  
  • #82331   11/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn bạn không nêu rõ đầy đủ các thông tin nên tôi cũng không biết các nào để bảo về quyền lợi cho bạn cả?

    Nếu được bạn nên cung cấp thêm những thông tin sau nha?

    Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?  quan hệ của bố bạn với người kia như thế nào? có phải là quan hệ như vợ như chồng không? hậu quả của việc đó như thế nào? (tinh thần của mẹ bạn và các thành viên gia đình như thế nào sau khi biết quan hệ đó...)

    Vấn đề thứ 2 bạn không thể khởi kiện người đó về mục đích có con với bố bạn được đâu.

    Để bảo đảm quyền lợi về tài sản thì theo tôi bạn nên khuyên mẹ bạn không nên ly hôn với bố bạn!

    thân@

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn QuyetQuyen945 vì bài viết hữu ích
    thuytl2011 (11/02/2011)
  • #82340   11/02/2011

    thuytl2011
    thuytl2011

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    QuyetQuyen945 viết:

    Chào bạn bạn không nêu rõ đầy đủ các thông tin nên tôi cũng không biết các nào để bảo về quyền lợi cho bạn cả?

    Nếu được bạn nên cung cấp thêm những thông tin sau nha?

    Bạn năm nay bao nhiêu tuổi? tình trạng sức khỏe của bạn như thế nào?  quan hệ của bố bạn với người kia như thế nào? có phải là quan hệ như vợ như chồng không? hậu quả của việc đó như thế nào? (tinh thần của mẹ bạn và các thành viên gia đình như thế nào sau khi biết quan hệ đó...)

    Vấn đề thứ 2 bạn không thể khởi kiện người đó về mục đích có con với bố bạn được đâu.

    Để bảo đảm quyền lợi về tài sản thì theo tôi bạn nên khuyên mẹ bạn không nên ly hôn với bố bạn!

    thân@



    Bạn có thể cho mình biết vì sao không nên ly hôn không?

    Mình 28 tuổi, đã có gia đình, sức khỏe và công việc tốt. Bố mình có người tình, và như mình nói đầu thì cô ta đã có bầu 6 tháng và là con trai, thỏa nguyện mong ước của bố mình vì gia đình mình có 2 chị em gái thôi. Hiện tại bố mình đang lén lút với cô ta chứ không sống chung như vợ chồng. Mẹ mình thì kiên quyết muốn ly hôn. Gia đình mình thì rất shock khi biết tin này, thực sự cũng đang rất rối bời.
     
    Báo quản trị |  
  • #82343   11/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào Chị Thúy!!

    Em khuyên không nên ly hôn vì để đảm bảo quyền thừa kế cho mẹ chị thôi, nếu như mẹ chị ly hôn với bố chị như vậy thì sau này khi bố chị mất mẹ chị sx không được nhân thừa kế theo pháp luật.

    Nhưng việc ly hôn hay không thì phụ thuộc vào ý nguyện của mẹ chị.

    Quan hệ của bố chị và người kia như vậy thì họ rất khó vi phạm pháp luật chị ạ, mọi thứ phải chờ vào quyết định của bố chị thôi.

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #82768   14/02/2011

    thuytl2011
    thuytl2011

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    QuyetQuyen945 viết:
    Chào Chị Thúy!!

    Em khuyên không nên ly hôn vì để đảm bảo quyền thừa kế cho mẹ chị thôi, nếu như mẹ chị ly hôn với bố chị như vậy thì sau này khi bố chị mất mẹ chị sx không được nhân thừa kế theo pháp luật.

    Nhưng việc ly hôn hay không thì phụ thuộc vào ý nguyện của mẹ chị.

    Quan hệ của bố chị và người kia như vậy thì họ rất khó vi phạm pháp luật chị ạ, mọi thứ phải chờ vào quyết định của bố chị thôi.

    thân@


    Đó là trường hợp bố mình mất trước thì quyền thừa kế của mẹ mình được đảm bảo. Nhưng nếu mẹ mình mất trước thì sẽ thế nào đây? Coi như cũng chỉ được hưởng 50% quyền thừa kế nếu có di chúc dành toàn bộ số thừa kế này cho 02 chị em mình.
     
    Báo quản trị |  
  • #82801   14/02/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    thuytl2011 viết:


    Đó là trường hợp bố mình mất trước thì quyền thừa kế của mẹ mình được đảm bảo. Nhưng nếu mẹ mình mất trước thì sẽ thế nào đây? Coi như cũng chỉ được hưởng 50% quyền thừa kế nếu có di chúc dành toàn bộ số thừa kế này cho 02 chị em mình.


    Nếu mẹ chị mất trước thì bố chị và mẹ chị lập di chúc để lại toàn bộ di sản cho 2 chị em của chị, thì bố chị cũng chỉ được hưởng 2/9 di sản thùa kế mà thôi(nếu hàng thừa kế thứ nhất chỉ có 3 người).

    Tuy nhiên chị vẫn có cách để bố chị không được hưởng 1 nghìn nào cả đó là:

    Chị khuyên mẹ chị lập hợp đồng tặng cho tài sản cho 2 chị em của chi trước khi chết và đến luc đó di sản của mẹ chi coi như bằng không chị hiểu chứ?

    Còn ai yêu cầu ly hôn thì cũng thế thôi chị ạ (chỉ có chênh lệch về án phí ly hôn thôi-ko đáng kể). Việc đưa ra quyết định ly hôn chị và gia đình nên có sự cân nhắc cẩn thận.

    chúc chị sớm tìm ra giải pháp cho mình!

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #82746   14/02/2011

    thuytl2011
    thuytl2011

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 100
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn cho mình hỏi thêm là người nào sẽ có lợi hơn khi viết đơn ra tòa? Mẹ mình có nên viết trước hay không?
     
    Báo quản trị |