Vậy thì bạn nhận định VKS không có quyền kháng nghị là chưa chuẩn rồi.
Vụ án vườn mít vừa được Tòa án tỉnh Bình Phước xét xử sơ thẩm xong, bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Vậy thì theo quy định tại Điều 232 BLTTHS, VKS tỉnh Bình Phước và VKS Tối cao có quyền kháng nghị bản án để xét xử lại theo thủ tục phúc thẩm trong thời hạn quy định tại khoản 1 Điều 234 BLTTHS nếu họ cho rằng bản án mà Tòa án đã tuyên là không đúng pháp luật chứ.
BLTTHS không có một điều luật riêng quy định về phạm vi kháng nghị. Nhưng đọc khoản 1 Điều 237, Điều 240, 241 thì có thể thấy phạm vi kháng nghị không bị hạn chế. VKS có thể kháng một phần hoặc toàn bộ bản án.
Còn với quyết định trả tự do cho bị cáo thì dù trong bất cứ trường hợp nào, VKS cũng không có quyền kháng nghị. Bởi lẽ bị cáo đang bị tạm giam chỉ có thể bị tiếp tục tạm giam nếu vẫn có căn cứ áp dụng biên pháp tạm giam. Khi không còn căn cứ nữa thì phải hủy bỏ nó. Khi quyết định của bản án mà Tòa án đã ban hành thuộc 1 trong 5 trường hợp quy định tại Điều 227 BLTTHS thì căn cứ tạm giam bị cáo không còn nữa, HĐXX buộc phải quyết định trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa theo quy định của pháp luật mặc dù bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Quyết định trả tự do này thực chất là việc HĐXX hủy bỏ biện pháp tạm giam khi không còn can cứ áp dụng biện pháp ngăn chặn.
Trường hợp cụ thể của anh Mai, VKS có thể kháng nghị để xét xử lại theo hướng anh Mai có phạm tội như cáo trạng đã truy tố. Nhưng VKS không có quyền kháng nghị quyết định trả tự do để hủy quyết định này và tiếp tục tạm giam đối với anh Mai khi Tòa án đã tuyên anh không phạm tội.
Cập nhật bởi BachThanhDC ngày 31/05/2011 04:43:35 CH
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!