Khấu trừ thuế khi thuê cá nhân làm dịch vụ

Chủ đề   RSS   
  • #576504 28/10/2021

    minhhung456
    Top 500
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/01/2019
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 5025
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 56 lần


    Khấu trừ thuế khi thuê cá nhân làm dịch vụ

    Mình có 1 vấn đề thắc mắc nhờ giải đáp như sau ạ: 
     
    DN mình ký hợp đồng dịch vụ với 1 influencer với điều khoản doanh nghiệp thanh toán số tiền A (bao gồm cả PIT và influencer tự quyết toán thuế - Bên mình không tạm thu và quyết toán thay). Điều này có đúng với quy định không và có văn bản nào quy định không ạ?
     
    526 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #587125   30/06/2022

    dtlanh99
    dtlanh99
    Top 150
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/12/2021
    Tổng số bài viết (568)
    Số điểm: 4103
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 57 lần


    Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn thuê cá nhân cung cấp dịch vụ và trả tiền công, thì phần thu nhập đó được xem là thu nhập vãng lai, tức  là khoản thu nhập không thông qua hợp đồng lao động, không mang tính chất thường xuyên.

    Về cách tính thuế TNCN đối với hợp đồng dịch vụ, căn cứ theo điểm i, khoản 1, Điều 25 Thông tư 111/2013/TT-BTC:

     “Các tể chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân”.

    Do đó, khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, tức là có trả lương, trả công thì phải thực hiện khấu trừ thuế.

    Bên cạnh đó, có trường hợp không bị khấu trừ thuế thu nhập vãng lai khi ước tính tỉnh tổng thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức cần nộp thuế và cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế thì cá nhân đó làm cam kết để tổ chức, cá nhân trả thu nhập lấy đó làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.

    Từ các quy định trên, theo quan điểm của mình, doanh nghiệp của bạn khi thuê infuencer để thực hiện hợp đồng dịch vụ có trả tiền công thì doanh nghiệp phải thực hiện khấu trừ, tức là tạm thu thuế thu nhập cá nhân 10% của cá nhân đó.

    Liên quan đến việc quyết toán, theo điểm d, khoản 6 Điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP, các trường hợp được ủy quyền quyết toán thuế cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập

    “Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công ký hợp đồng lao động từ 03 tháng trở lên tại một nơi và thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế, kể cả trường hợp không làm việc đủ 12 tháng trong năm…”

    Từ quy định trên có thể thấy, cá nhân trên chỉ có thể ủy quyền quyết toán thuế cho doanh nghiệp của bạn khi “thực tế đang làm việc tại đó vào thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện việc quyết toán thuế”. Nhưng thực tế, đây là hợp đồng dịch vụ, và đã kết thúc hợp đồng. Do đó không thể ủy quyền quyết toán cho doanh nghiệp mà phải tự mình thực hiện quyết toán thuế TNCN.

    Tóm lại, trong trường hợp này, doanh nghiệp của bạn phải thực hiện khấu trừ thuế thu nhập cá nhân cho influencer trước khi trả tiền công và không cần thực hiện quyết toán thuế thay khi đến kỳ quyết toán.

     
    Báo quản trị |