Chào bạn!
Quả đúng là bạn xây dựng tình huống hơi khập khiểng.
Bởi vì theo quy định của pháp luật quy định thì thời hạn kháng cáo và kháng nghị (của Viện kiểm sát cùng cấp) là 15 ngày kể từ ngày tuyên án, còn thời hạn kháng nghị của Viện kiểm sát cấp trên là 30 ngày kể từ ngày tuyên án. Như vậy, bản án của Tòa chỉ phát sinh hiệu lực khi hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày tuyên án và không bị kháng cáo, kháng nghị. Pháp luật cũng quy định người được thi hành án, người phải thi hành án chỉ có quyền yêu cầu thi hành án kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Nhưng bạn lại xây dựng tình huống B có đơn yêu càu thi hành án ngay sau khi hết thời hạn kháng cáo mà lại được cơ quan THA chấp nhận ra quyết định THA là rất khó xảy ra, vì tại thời điểm nay B chưa có quyền yêu cầu thi hành án do bản án chưa có hiệu lực pháp luật.
Còn nếu giả sử bạn xây dựng tình huống đúng, ví dụ như sau khi bản án đã có hiệu lực pháp luật, B có đơn yêu cầu thi hành án và cơ quan THA đã ra quyết định THA thì A mới làm đơn kháng cáo quá hạn. Lý do kháng cáo quá hạn là chính đáng nên Tòa án cấp phúc thẩm chấp nhận kháng cáo quá hạn của A. Mà theo quy định tại Điều 2 Luật Thi hành án dân sự thì bản án được thi hành phải là bản án đã có hiệu lực pháp luật nhưng việc chấp nhận kháng cáo của A dẫn đến hệ quả là bản án chưa có hiệu lực pháp luật. Như vậy căn cứ để ra quyết định THA theo đơn yêu cầu của B không còn, nên cơ quan thi hành án phải căn cứ vào điểm c khoản 1 Điều 37 Luật Thi hành án dân sự để ra quyết định thu hồi quyết dịnh thi hành án.
Trân trọng!
Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!