Kháng án bản án phúc thẩm

Chủ đề   RSS   
  • #5209 30/11/2009

    vohang77

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:28/11/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Kháng án bản án phúc thẩm

    Gia đình tôi đang ở Bình Định, trên mảnh vườn do ông bà ngày trước để lại(đã mất giấy tờ trong chiến tranh). Năm 1976, chiến tranh kết thúc có một người bà A ở làng khác tới xin ở tạm, nhưng sau đó gia đình tôi đòi lại đất bà A không trả.Lúc này bà đang sử dụng 465m2 đất của gia đình tôi.Trên mảnh đất này nhà tôi có một số cây ăn trái lâu niên như mít, dừa..

    Đến năm 1994, ba tôi có làm đơn gửi Chủ nhiệm hợp tác xã, gửi UBND xã để lấy lại đất và xin được cấp sổ đỏ, nhưng không được giải quyết. Năm 1999 anh trai tôi có xây 1 ngôi nhà trên diện tích 465 m2 mà bà A đang sử dụng. Năm 2000 bà A định xây nhà kiên cố trên mảnh đất, gia đình tôi đã ngăn cản.

    Hiện nay bà không còn ở trên mảnh đất đó nữa, vì nhà tạm bà làm đã bị sập(nhà bằng đất), bà đang ở với chồng mới. Bà A đã kiện gia đình tôi vì có hành vi cản trở, bà đưa ra 1 sổ đỏ của địa chính huyện cấp cho bà năm 1997.

    Tòa sơ thẩm Huyện đã bác đơn kiện của bà A, và tuyên án sổ đỏ của bà được cấp không đúng vì cấp trong thời gian có tranh chấp.(vì gia đình tôi làm giấy xin lấy lại đất từ năm 1994 nhưng không được chính quyền giải quyết).

    Sau đó bà A kháng án lên cấp phúc thẩm, tòa phúc thẩm-Tỉnh Bình Định xử: sổ đỏ của bà hợp lệ, buột gia đình tôi không được cản trở việc bà xây cất nhà, buột anh tôi phải dở nhà trả đất cho bà A.

    Xin nhờ các Luật sư tư vấn giúp, gia đình tôi muốn kháng án thì gửi đơn tới cấp nào và ở đâu?.

    Án phúc thẩm này có hiệu lực thi hành không, nếu bà A yêu cầu thi hành án thì sao?.

    Trong án phúc thẩm, tòa không nói gì tới các cây ăn trái lâu niên của gia đình tôi. Nếu án được thi hành, họ chặt hết cây ăn trái của gia đình tôi rồi, thì bằng chứng đâu tôi kháng án nữa..

    Tôi rất mong được sự hổ trợ, tư vấn của các luật sư.!
    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 16/04/2012 08:28:23 SA
     
    13690 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #5210   30/11/2009

    LS_NgDinhHung
    LS_NgDinhHung
    Top 50
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (2095)
    Số điểm: 11183
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 723 lần



    Án phúc thẩm có hiệu lực thi hành ngay khi tòa án tuyên. Án phúc thẩm không thể kháng cáo mà chỉ có thể xin ông chánh án TAND Tối Cao hoặc ông Viện Trưởng Viện Kiểm sát Nhân Dân Tối Cao kháng nghị để xét xử theo trình tự giám đốc thẩm.

    Bạn có thể gửi đơn đến một trong 2 nơi trên, kèm theo đơn là bản án phúc thẩn, các chứng cứ chứng minh bản án đã xét xử sai pháp luật và sai theo điều khoản nào của luật.

    Nếu thấy có căn cứ, tòa tối cao hoặc Viện KSNDTC sẽ có công văn cho tạm ngưng thi hành án và lấy hồ sơ lên để xem xét, nếu không có căn cứ các cơ quan trên có thể không trả lời đơn của bạn hoặc trả lời không có căn cứ để kháng nghị.
     
    Báo quản trị |  
  • #167952   24/02/2012

    nguyenlydhl
    nguyenlydhl
    Top 500
    Chồi

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/03/2011
    Tổng số bài viết (173)
    Số điểm: 1373
    Cảm ơn: 12
    Được cảm ơn 53 lần


    Chào bạn!
    Luật sư Hung đã tư vấn khá đầy đủ cho bạn rồi, tôi chỉ xin bổ sung làm rõ thêm.
    Căn cứ theo quy định của pháp luật tại Điều 283 BLTTDS:
    "

    Điều 283. Căn cứ để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    Bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Kết luận trong bản án, quyết định không phù hợp với những tình tiết khách quan của vụ án;

    2. Có vi phạm nghiêm trọng thủ tục tố tụng;

    3. Có sai lầm nghiêm trọng trong việc áp dụng pháp luật.

    Điều 285. Người có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm

    1. Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án các cấp, trừ quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao.

    2. Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh có quyền kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án nhân dân cấp huyện.

    "


     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật Sư NGUYỄN-ĐÌNH-HÙNG, Giám-Đốc công ty luật TNHH PHÚ THỌ Trụ sở : số 3 Đào nguyên Phổ phường 4 Quận 11 thành phố Hồ chí Minh

Điện thoại : 08.9551149 Email : tvpl_ls.nguyendinhhung@yahoo.com.vn