Khám chữa bệnh từ xa được BHYT thanh toán như thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #554441 06/08/2020

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    Khám chữa bệnh từ xa được BHYT thanh toán như thế nào?

     

    Suckhoedoisong.vn - Các bệnh viện phải đẩy mạnh khám chữa bệnh từ xa, phát huy kinh nghiệm điều trị của các chuyên gia đầu ngành trong giai đoạn này, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành. Khám chữa bệnh, tư vấn khám chữa bệnh từ xa là một loại dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả

     

    Ngày 5/8, tại Hà Nội, Cục quản lý Khám, chữa bệnh phối hợp với Tập đoàn Vietel tổ chức Hội thảo góp ý kế hoạch triển khai Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa.

    Trước đó, Quyền Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long đã phê duyệt Đề án Đề án “Khám, chữa bệnh từ xa” giai đoạn 2020 – 2025 theo Quyết định số 2628/QĐ-BYT ngày 22/6/220 với mục tiêu: Mọi người dân đều được quản lý, tư vấn, khám bệnh, chữa bệnh, hỗ trợ chuyên môn của các bác sỹ từ tuyến xã đến tuyến Trung ương; người dân được sử dụng dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại cơ sở y tế tuyến dưới.

    Các cơ sở y tế được hỗ trợ chuyên môn thường kỳ và đột xuất từ các bệnh viện tuyến cuối dựa trên nền tảng công nghệ thông tin; góp phần phòng chống dịch bệnh, giảm quá tải bệnh viện tuyến trên, nâng cao chất lượng, hiệu quả khám, chữa bệnh và sự hài lòng của người dân.

    Sớm triển khai đồng loạt khám chữa bệnh từ xa, đảm bảo an toàn bệnh viện trong phòng chống dịch COVID-19

    PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh nhấn mạnh, đẩy mạnh trong giai đoạn này, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành là rất cần thiết

    Phát biểu tại Hội thảo, PGS.TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục quản lý Khám, chữa bệnh cho biết, khám chữa bệnh từ xa không phải là việc xa lạ đối với các cơ sở khám, chữa bệnh. Tuy nhiên, đặc biệt phải đẩy mạnh trong giai đoạn này, khi dịch COVID-19 đang diễn biến phức tạp, xuất hiện tại nhiều tỉnh, thành.

    “Bệnh nhân bình thường nếu bị cúm đã mệt, mắc bệnh COVID-19 còn mệt hơn rất nhiều, đặc biệt là rất khó khăn đối với Người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc các bệnh lý nặng đi kèm..."- Cục trưởng Lương Ngọc Khuê nhấn mạnh.

    Hiện Việt Nam có gần 100 triệu dân trong đó khoảng 10 triệu người là người cao tuổi. Trong giai đoạn này, phải tăng cường tư vấn cho đối tượng người cao tuổi, người khuyết tật, người mắc các bệnh mạn tính, thực hiện kê đơn thuốc kéo dài… để hạn chế người dân đến các bệnh viện, tránh các nguy cơ lây nhiễm trong bệnh viện.

    "Các bệnh viện tuyến trung ương có đội ngũ giáo sư, chuyên gia nhiều kinh nghiệm cần phải phát huy trong giai đoạn này để hỗ trợ cho các bệnh viện tuyến dưới. Những kinh nghiệm điều trị rất quan trọng và đáng trân trọng. Các bệnh viện phải quyết tâm thực hiện để phòng ngừa cho bệnh viện mình, không để tình trạng ‘’chưa đánh đã vỡ trận”- PGS. TS Lương Ngọc Khuê khẳng định.

    Theo PGS.TS Lương Ngọc Khuê, thời gian qua, Trung tâm quản lý và điều hành hỗ trợ trực tuyến chẩn đoán và điều trị COVID-19 đã huy động đội ngũ giáo sư giỏi hỗ trợ cho các bệnh viện điều trị COVID-19.

    Những kiến thức và kinh nghiệm của các giáo sư đều được sự đồng thuận của các bệnh viện. Hiện nay nhiều bệnh viện đến hỗ trợ các bệnh viện của Đà Nẵng, Huế, Quảng Nam….,Do đó các bệnh viện nhu cầu và khả năng đáp ứng để Cục quản lý Khám chữa bệnh điều phối nhân lực cho các cơ sở đảm bảo hiệu quả, tránh chồng chéo, PGS Khuê nhấn mạnh.

    Tại Hội thảo, các đại biểu cũng thống nhất các ý kiến phải sớm triển khai đồng loạt trong toàn hệ thống khám chữa bệnh, đảm bảo an toàn bệnh viện trong phòng chống dịch COVID-19.

    Khám chữa bệnh, tư vấn khám chữa bệnh từ xa là một loại dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả

    Tại hội thảo, đại diện vụ Bảo hiểm y tế (BHYT) cho biết sẽ chủ trì, phối hợp với Bảo hiểm Xã hội Việt Nam và các đơn vị liên quan xây dựng các quy định về chi trả bảo hiểm đối với các dịch vụ y tế khám chữa bệnh từ xa tại các bệnh viện tuyến dưới, tuyến tuyến trên.

    Theo đó xác định khám chữa bệnh, tư vấn khám chữa bệnh từ xa là một loại dịch vụ y tế được quỹ BHYT chi trả (tương tự như hội chẩn trực tiếp đối với từng trường hợp bệnh nhân cụ thể).

    Trong đó, mức hưởng BHYT là 100% - 95% - 80% chi phí một lần tư vấn theo giá đã xác định. Các dịch vụ phát sinh trong quá trình tư vấn, hội chẩn (như điện tim, siêu âm, X quang… được thực hiện trong quá trình tư vấn, hội chẩn – dữ liệu theo thời gian thực) được quỹ BHYT thanh toán theo quy định.

    Cả nước hiện có có 40 bệnh viện tuyến Trung ương; 492 bệnh viện tuyến tỉnh; 645 bệnh viện tuyến huyện; 72 bệnh viện ngành; 275 bệnh viện tư nhân; 32.000 Phòng khám tư nhân; 11.000 trạm y tế.

    Bệnh viện Đại học Y Hà Nội- đơn vị tiên phong trong mùa dịch COVID-19 vừa qua ứng dụng triển khai khám chữa bệnh từ xa- TeleHealth. Từ 2 bệnh viện ban đầu là BVĐK Mường Khương (Lào Cai); BVĐK Quảng Xương (Thanh Hoá), đến nay sau gần 4 tháng triển khai đã có 64 cơ sở y tế tuyến tỉnh, huyện tham gia Đề án Khám chữa bệnh từ xa của Bệnh viện Đại học Y Hà Nôi.

    Dự kiến đầu tháng 9, khoảng 1.000 cơ sở y tế sẽ tham gia vào kết nối khám chữa bệnh từ xa.

    PGS, TS Lương Ngọc Khuê cho biết, đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" giai đoạn 2020 - 2025 được xây dựng với quan điểm chủ đạo là "Chất lượng khám, chữa bệnh vươn cao, vươn xa".

    Thông điệp này có ý nghĩa giúp tăng cường năng lực chuyên môn của các bệnh viện tuyến dưới, được nâng tầm vươn lên "chất lượng cao hơn"; đồng thời các kiến thức chuyên môn của tuyến trên được "lan tỏa xa hơn" tới mọi người dân trên khắp các vùng miền của Tổ quốc. Trong giai đoạn 2020 - 2021 ưu tiên đầu tư các chuyên khoa: tim mạch, ngoại, sản, nhi, truyền nhiễm, ung bướu, huyết học truyền máu, các bệnh không lây nhiễm…

    Theo đề án "Khám, chữa bệnh từ xa" của Bộ Y tế có 24 bệnh viện tuyến trên (gồm 18 bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế và sáu bệnh viện của Hà Nội, TP Hồ Chí Minh) tham gia. Ðề án hướng đến năm mục tiêu cụ thể: Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến trên gồm một số bệnh viện tuyến cuối và bệnh viện tuyến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có đủ năng lực chuyên môn kỹ thuật và trang thiết bị để hỗ trợ cho bệnh viện tuyến dưới thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

    Xây dựng và phát triển mạng lưới bệnh viện tuyến dưới gồm một số bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến huyện, kể cả bệnh viện tư nhân thực hiện khám, chữa bệnh từ xa.

    Thực hiện biện pháp giãn cách xã hội phòng, chống dịch bệnh, giảm tập trung đông người tại bệnh viện, giảm số lượng người dân phải đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

    Tăng cường tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng cho người dân ở vùng nông thôn, nhất là người dân vùng sâu, xa, khó khăn.

    Giảm chi phí khám, chữa bệnh, chi phí bảo hiểm y tế và chi phí tiền túi của người dân.

    Theo Sức khỏe đời sống

     

     
    1981 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận