Khái quát về lịch sử quyền im lặng

Chủ đề   RSS   
  • #581579 23/03/2022

    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Quyền im lặng trong thế kỉ XVI-XVIII

    Quyền im lặng thực chất là nguyên tắc suy đoán vô tội có nguồn gốc từ Luật La Mã cổ đại cách đây trên 15 thế kỷ, song đã gần như bị tê liệt trong các tòa án vô nhân suốt thời trung cổ và chỉ được phục hưng kể từ cuộc cách mạng tư sản ở Âu Châu.Thuật ngữ Latin nemo tenetur se ipsum accusare (‘no man is bound to accuse himself’) không ai tự buộc tội chính mình xuất phát từ thế kỉ 16 khi các công dân bất đồng chính kiến với chính quyền Vương Quốc Anh bị bắt và phải ra Tòa. Vì vậy, trong khoa học pháp lí đã tồn tại quan điểm cho rằng quyền im lặng có nguồn gốc từ luật La Mã cổ đại, xuất phát từ nguyên tắc của người La Mã và được sử dụng trong lĩnh vực dân sự, thương mại khi ở đó người ta khẳng định trách nhiệm chứng minh thuộc bên khẳng định chứ không phải bên phủ định. A khẳng định B nợ mình thì A phải chứng minh. Ở thời kì đó, chế định này nhiều khi đã bị lợi dụng để sử dụng như là công cụ bảo vệ cho giai cấp thống trị hơn là quyền cho bất kì cá nhân nào bị buộc tội. Chế định này đảm bảo rằng chỉ khi có lí do hợp lí để nghi ngờ ai đó vi phạm pháp luật thì người đó mới có thể bị buộc trả lời những câu hỏi buộc tội. Tất cả những người bị bắt trước khi ra hầu tòa bị buộc phải thừa nhận tội trạng “Ex officio oath” và thề khai đúng sự thật, hầu hết các vụ việc xảy ra tại các Tòa án tôn giáo.

    Tòa án tôn giáo được thành lập ở Anh cuối thế kỉ 17, với nguyên tắc lời thề vinh dự trong xét xử đã hình thành một học thuyết “Tam tội bất kiến”-the cruel trilemma có nghĩa người bị bắt phải chọn một trong ba tội danh mình đã thực hiện, không có sự lựa chọn bào chữa khác. Trong vụ kiện này thẩm phán Edward Coke đã ra phán quyết Tòa án ủng hộ quyền im lặng không phải đưa ra lời thề nhận tội.

    Thật ra từ thời La Mã cổ có nhiều người khẳng định trách nhiệm chứng minh là thuộc về bên tố cáo chứ hoàn toàn không phải do bên phủ định. Những tư tưởng này cũng ảnh hưởng đến tố tụng dân sự sau này. Đây là cội nguồn của nguyên tắc suy đoán vô tội sau này.

    Một chính khách người Anh John Lilburne đã đứng lên chống đối các thủ tục tuyên thệ buộc tội, người có biệt dạnh “Freeborn John”. Ông bị bắt sau khi xuất bản cuốn sách “An Impeachment of High Treason”, trong vụ kiện xét xử ông từ chối ra đưa ra lời thề nhận tội. Tòa án đã phán ông vô tội.

    Có quan điểm lại cho rằng nước Anh là quốc gia đầu tiên đưa ra khái niệm về quyền được im lặng. Ở Anh, xuất phát từ quan điểm lịch sử về sự cân bằng quyền lực giữa nhà  nước và quyền công dân , ngay từ thế kỉ XVI đã tồn tại nguyên tắc về quyền im lặng: “không ai bị ràng buộc để buộc tội mình, bất kì hình thức hoặc toà án nào”, bị cáo mới có được quyền hữu hiệu để từ chối trả lời những buộc tội đối với mình. Có thể nói, những người bào chữa đã góp công lớn trong việc “khai sinh” ra đặc quyền chống lại sự tự  buộc tội và quyền im lặng, cũng như tạo nên cuộc cách mạng về tố tụng mà kết quả của nó vẫn tồn tại trong hệ thống tư pháp ở Anh. Mặc dù không có căn cứ rõ rằng nhưng ngày nay, tại Vương quốc Anh và các nước thuộc dòng họ pháp luật Anh, quyền im lặng vẫn được gìn giữ. Quyền im lặng được coi là một trong những biện pháp quan trọng nhất bảo vệ người dân trước các hành động tuỳ tiện của nhà nước.

     
    788 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nhi1789 vì bài viết hữu ích
    admin (29/03/2022)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #581760   27/03/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 (có hiệu lực từ ngày 1/1/2018), lần đầu tiên quyền im lặng của bị can, bị cáo được ghi nhận; tuy nhiên, Bộ luật không ghi nhận trực tiếp mà thể hiện gián tiếp qua một số điều luật.

    Cụ thể, theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 60 và điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự: Bị can, bị cáo có quyền trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội

    Có thể thấy, bị can, bị cáo có quyền tự chủ trong việc khai báo; “trình bày lời khai” là quyền của bị can, bị cáo mà không phải là nghĩa vụ bắt buộc.

    Theo đó, bị can, bị cáo có thể trình bày lời khai hoặc không. Việc không trình bày lời khai thể hiện ở việc bị can, bị cáo im lặng trước cơ quan tiến hành tố tụng. Khi bị can, bị cáo im lặng, cơ quan tiến hành tố tụng không có quyền ép buộc họ phải khai báo bằng các biện pháp không hợp pháp.

    Như vậy, có thể hiểu rằng bị can, bị cáo hoàn toàn có quyền im lặng. Việc bị can, bị cáo không trả lời cơ quan, người tiến hành tố tụng những điều bất lợi cho bản thân sẽ không bị coi là tình tiết tăng nặng.

     
    Báo quản trị |  
  • #581960   29/03/2022

    minhhanhuynh2102
    minhhanhuynh2102
    Top 500
    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:21/03/2022
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1345
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 4 lần


    Cảm ơn bạn đã cung cấp những thông tin bổ ích này nhé. Hiện nay quy định về quyền im lặng được pháp luật quy định len lỏi trong các lĩnh vực như Hình sự, dân sự, thương mại. Tùy vào mỗi lĩnh vực mà quyền im lặng sẽ có những tác dụng, những hệ quả pháp lý khác nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #581976   29/03/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (878)
    Số điểm: 7537
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 137 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Cảm ơn bài viết của bạn, 

    Tại Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015, lần đầu tiên quyền im lặng của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo được ghi nhận; Cụ thể, theo quy định tại điểm e khoản 1 điều 58, điểm c khoản 2 điều 59, điểm d khoản 2 Điều 60điểm h khoản 2 Điều 61 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, các bị can, bị cáo, người bị tạm giữ và người bị bắt khẩn cấp có quyền trình bày lời khai, ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội

     
    Báo quản trị |  
  • #583293   30/04/2022

    minhcong99
    minhcong99
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (438)
    Số điểm: 3985
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 37 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Trong các hoạt động tố tụng của Việt Nam, quyền im lặng cũng được ghi nhận gián tiếp qua một số điều. Đặc biệt khi các đương sự làm việc với Tòa án, việc giữ im lặng cũng được xem là một cách để bảo vệ bản thân khỏi những bất lợi. Cảm ơn bài viết đã chia sẽ thông tin hữu ích.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587501   10/07/2022

    maithuan415
    maithuan415
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/06/2020
    Tổng số bài viết (561)
    Số điểm: 5031
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 62 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Cảm ơn bạn bài viết rất hay. Như vậy, Quyền im lặng là một quyền hợp pháp được công nhận, một cách rõ ràng hoặc theo quy ước, trong nhiều hệ thống pháp luật trên thế giới. Quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #587517   11/07/2022

    chaann
    chaann
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:08/06/2022
    Tổng số bài viết (404)
    Số điểm: 3485
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 51 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Cảm ơn những chia sẻ của bạn. Theo mình biết thì quyền im lặng là quyền của nghi phạm, của người bị kháng cáo, trong một vụ án có quyền im lặng, không phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hay tự buộc mình có tội. Luật pháp công nhận quyền này căn bản phán xử dựa trên chứng cứ. Ngoài ra, quyền im lặng còn là một phương tiện quan trọng để hạn chế bức cung, nhục hình. Theo quyền này, một công dân được mặc định là vô tội cho đến khi các cơ quan pháp luật chứng minh được người đó có tội.

     
    Báo quản trị |  
  • #588101   24/07/2022

    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Cảm ơn những thông tin bài viết của bạn. Ở Việt Nam, theo Từ điển Tiếng Việt, “im lặng là không nói, không sử dụng ngôn ngữ để thể hiện”, tuy nhiên, dưới góc độ pháp lý, quyền im lặng được hiểu dưới góc độ khác, mặc dù pháp luật hình sự nước ta không quy định cụ thể quyền im lặng nhưng một số quy định trong BLTTHS thể hiện rõ nội dung của quyền này. Có thể hiểu “quyền im lặng” là “quyền im lặng là quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam, bị can, bị cáo, theo đó họ không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình, không buộc tự mình nhận tội và đưa ra chứng cứ bất lợi cho mình”.

     
    Báo quản trị |  
  • #588152   25/07/2022

    anhhong58
    anhhong58
    Top 150
    Lớp 4

    Vietnam
    Tham gia:16/03/2022
    Tổng số bài viết (497)
    Số điểm: 5101
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 51 lần


    Khái quát về lịch sử quyền im lặng

    Cảm ơn bạn vì đã chia sẻ thông tin hữu ích và thú vị này.

    Theo mình nhớ, quyền im lặng (hoặc nguyên tắc suy đoán vô tội) cũng được ghi nhận trong nhiều văn bản pháp luật của Việt Nam như Bộ luật Tố tụng dân sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự,...

     
    Báo quản trị |