Khác biệt giữa “Tội cướp tài sản” và “Tội cưỡng đoạt tài sản”

Chủ đề   RSS   
  • #506517 02/11/2018

    lanbkd
    Top 150
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/08/2017
    Tổng số bài viết (518)
    Số điểm: 8260
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 490 lần


    Khác biệt giữa “Tội cướp tài sản” và “Tội cưỡng đoạt tài sản”

    GIỐNG NHAU

    - Mặt khách thể:

    + Xâm phạm đến quyền sở hữu của người khác;

    + Xâm phạm đến quyền nhân thân do có thực hiện hành vi tác động đến người đang quản lý tài sản.

    - Mặt chủ thể: Đều là người có năng lực trách nhiệm hình sự (từ 14 tuổi trở lên). Tuy nhiên đối với cưỡng đoạt tài sản thì “người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi” chỉ  phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Theo đó, nếu tội phạm ít nghiêm trọng, nghiêm trọng thì phải từ đủ 16 tuổi mới chịu trách nhiệm hình sự.

    - Lỗi: cố ý trực tiếp với mục đích nhằm chiếm đoạt tài sản (mục đích bắt buộc).

    - Loại cấu thành tội phạm: Đều là cấu thành hình thức tức là thời điểm hoàn thành tội phạm là thời điểm thực hiện hành vi không xét đến việc đã chiếm đoạt được tài sản hay chưa.

        KHÁC NHAU

    TIÊU CHÍ

    TỘI CƯỚP TÀI SẢN

    (Điều 168 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

     

    TỘI CƯỠNG ĐOẠT TÀI SẢN

    (Điều 170 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung 2017)

     

    Hành vi khách quan

    "Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản”.

    Trong đó, dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;

    =>Đe dọa dùng vũ lực trong tội cướp tài sản còn tính đến yếu tố "ngay tức khắc”, tức là, nó có tính chất mãnh liệt hơn làm cho người bị đe dọa thấy rằng khi bị đe dọa nếu họ không làm theo yêu cầu của người phạm tội thì người phạm tội sẽ dùng vũ lực ngay với mình và họ sẽ không hoặc khó có điều kiện tránh khỏi, việc này.

    "Đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản”.

    Trong đó, dùng vũ lực được hiểu là dùng sức mạnh vật chất tấn công người chủ tài sản, người quản lý tài sản hoặc bất kỳ người nào khác ngăn cản việc chiếm đoạt của người phạm tội nhằm đè bẹp sự phản kháng, làm tê liệt ý chí của nạn nhân để chiếm đoạt tài sản. Hành vi dùng vũ lực thường là đấm, đá, trói… hoặc kèm theo sử dụng các phương tiện, công cụ như dao, súng…;

    =>Đe dọa dùng vũ lực trong tội cưỡng đoạt tài sản thì có tính chất nhẹ hơn, người bị đe dọa cảm nhận được giữa hành vi đe dọa và việc dùng vũ lực có khoảng cách về thời gian.

    Yếu tố “hành vi khác/thủ đoạn khác” trong hành vi khách quan

    Hành vi khác trong tội cướp tài sản là hành vi người phạm tội không dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực, xong bằng mọi cách thức, thủ đoạn, người phạm tội đã đưa nạn nhân vào một tình trạng không còn khả năng quản lý được tài sản như: dùng các loại thuốc ngủ đầu độc nạn nhân, dùng dây chằng qua đường làm nạn nhân vấp ngã để cướp tài sản….

    Những thủ đoạn này đều làm người bị tấn công không thể chống cự được để chiếm đoạt tài sản.

    Thủ đoạn khác trong tội cưỡng đoạt tài sản là việc uy hiếp về tinh thần người chủ tài sản, đe dọa gây thiệt hại về mặt danh dự, uy tín,  đe dọa hủy hoại tài sản của họ để bắt họ đưa tài sản cho mình.

    Tức là, trong trường hợp này người bị tấn công chỉ bị khống chế về tinh thần do đó vẫn còn khả năng chống cự, đây chính là điểm khác với hành vi ở tội cướp tài sản.

    Tình trạng ý chí của nạn nhân

    Nạn nhân không có sự lựa chọn, bị tê liệt ý chí và tê liệt sự phản kháng, họ buộc phải thoả mãn yêu cầu của người phạm tội nhằm tránh bị người phạm tội tấn công "tức khắc”.

    Nạn nhân chưa đến mức bị tê liệt ý chí chống cự của người bị đe dọa mà hành vi cưỡng chế chỉ có thể khống chế ý chí của họ.

    Người bị đe dọa còn có điều kiện suy nghĩ, cân nhắc để quyết định việc có trao tài sản cho người đe dọa hay không.

    Hình phạt

    Hình phạt nặng hơn

    Tội cướp tài sản có khung hình phạt cơ bản là 3 -10 năm tù và khung tăng nặng cao nhất là tù chung thân.

    Lưu ý: Chuẩn bị phạm tội thì hình phạt là: 1 - 5 năm.

    Tội cưỡng đoạt tài sản khung hình phạt cơ bản là 1 - 5 năm tù và khung hình phạt tăng nặng cao nhất là 20 năm tù.

     

    Cập nhật bởi lanbkd ngày 02/11/2018 04:08:19 SA
     
    33420 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #507043   09/11/2018

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Phân loại cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản

    Nhiều người thường nhầm lẫn giữa tội cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản bởi hai tội này có cấu thành tội phạm khá giống nhau. Cả hai tội đều là cấu thành tội phạm vật chất, tức là phải phát sinh hậu quả mới bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Về tội cướp tài sản, được quy định tại Điều 168 Bộ luật hình sự 2015 , theo đó : "Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm cho người bị tấn công lâm vào tình trạng không thể chống cự được nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm".  Còn tội cưỡng đoạt tài sản được quy định tại điều 170 Bộ luật hình sự, người phạm tội này là người:" đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản".Cả hai tội này đều quy định về hành vi đe dọa người khác nhằm chiếm đoạt tài sản. Tuy nhiên điểm khác biệt cơ bản ở đây là: đối với tội cướp tài sản phải có tình tiết " ngay tức khắc" chiếm đoạt tài sản của người khác. Đối với cưỡng đoạt, hành vi không nhất thiết phải nhanh chóng, ngay tức khắc, đó là những hành vi đe dọa, tác động đến tinh thần làm người bị hại không thể chống cự hay nhất thời không phản ứng hòng chiếm đoạt tài sản. Ví dụ minh họa: một người dùng dao đe dọa người khác giao tài sản cho mình, sau đó tẩu thoát. Đây là hành vi có dấu hiệu tội cướp tài sản. Một trường hợp khác, một người cũng dùng dao đe dọa người khác để chiếm đoạt tài sản nhưng sau đó không tẩu thoát và vẫn tiếp tục đe dọa làm người bị hại không tố giác, trình báo công an. Đây là cấu thành của tội cưỡng đoạt tài sản. Hành vi này nay có thể gặp ftừ những đối tượng bảo kê, " xin đểu". Về mức độ đe dọa, cưỡng đoạt có thời gian diễn ra lâu hơn tội cướp tài sản. Tội này cũng hay thường nhầm lẫn với tội công nhiên chiếm đoạt tài sản được quy định tại điều 172 Bộ luật hình sự. Tội công nhiên chiếm đoạt tài sản không có tình tiết " ngay tức khắc" của tội cướp tài sản và không có hành vi đe dọa người bị hại. Đó là tội mà người phạm tội có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác trái ý muốn của họ một cách công khai mà vì một lý do nào đó người bị hại không ngăn chặn được.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn tientaetae vì bài viết hữu ích
    HocVienTuPhap (18/06/2019) lequangduclaw@gmail.com (16/08/2024)