Khác biệt giữa người dân và cán bộ là gì?

Chủ đề   RSS   
  • #474078 09/11/2017

    connitquy

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2016
    Tổng số bài viết (67)
    Số điểm: 4190
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 48 lần


    Khác biệt giữa người dân và cán bộ là gì?

    Trong tọa đàm về câu chuyện phòng chống tham nhũng, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Minh Hiền (Phú Yên) có ý kiến cho rằng, các quy định pháp luật dễ làm cho người dân hiểu rằng, Luật cho dân khác với Luật cho cán bộ, vậy thực chất có sự khác nhau hay không??

    Theo mình, chỉ có 1 số điểm khác nhau cơ bản, còn lại thì tương đối giống, ý kiến của các bạn ra sao?

    Tiêu chí

    Người dân

    Cán bộ

    Điều kiện

    - Là công dân Việt Nam

    - Là công dân Việt Nam.

    - Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

    (Theo Luật cán bộ, công chức 2008)

    Những điều được làm

    Được làm bất cứ điều gì pháp luật không cấm

    Được làm những điều pháp luật cho phép

    Các hành vi bị cấm

    Được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực.

    Được quy định ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật trong các lĩnh vực và:

    - Mục 4 – Điều 18 đến Điều 20 Luật cán bộ, công chức 2008

    - Điều 37 Luật phòng chống tham nhũng 2005

    Hình thức xử lý vi phạm

    - Xử lý vi phạm hành chính

    - Xử lý hình sự

    - Xử lý kỷ luật:

    + Khiển trách;

    + Cảnh cáo;

    + Cách chức;

    + Bãi nhiệm.

     

     
    12269 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #481669   10/01/2018

    Lilynguyen1608
    Lilynguyen1608
    Top 500
    Female
    Lớp 3

    Quảng Ngãi, Việt Nam
    Tham gia:29/11/2017
    Tổng số bài viết (286)
    Số điểm: 4109
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 56 lần


    Theo mình nghĩ cán bộ là người đại diện pháp luật trong nhân dân, thực thi các văn bản pháp luật, là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đảng thi hành trong nhân dân, nếu cán bộ yếu kém thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được.Dù có những điểm khác nhau như trên nhưng suy cho cùng thì cán bộ, người dân đều hướng đến một mục tiêu tươi đẹp làm làm sao để cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ và văn minh.

    Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và tình yêu không bao giờ kết thúc.

     
    Báo quản trị |  
  • #484095   31/01/2018

    Người cán bộ cũng từ dân mà ra thôi. Có khác là người cán bộ được Đảng và Nhà nước giao nhiệm vụ quản lý một lĩnh vực nào đó trong xã hội và phải có trách nhiệm làm tốt trong lĩnh vực đó, nếu không thực hiện tốt, để xảy ra sai phạm thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật Việt Nam.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Kimtam1912 vì bài viết hữu ích
    Thuongtommy92 (19/03/2018)
  • #486259   03/03/2018

    thuychichu
    thuychichu
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2017
    Tổng số bài viết (1433)
    Số điểm: 12415
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 282 lần


    Trước và trong khi làm cán bộ, họ cũng là một công dân. Có các quyền và nghĩa vụ của công dân. Cán bộ chỉ có các quyền khác khi thực thi nhiệm vụ trong công việc.  Vậy nhưng ngày nay cán bộ có quyền cả ở cơ quan và ở “ngoài cơ quan”.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #486415   06/03/2018

    Để làm cán bộ tốt, trước tiên cần đảm bảo việc làm công dân tốt. Tất nhiên sự khác biệt giữa các quyền của người dân và cán bộ chênh lệch nhau nhưng cán bộ cần có ý thức về quuyền hạn của mình. Luật có đặt ra chế tài nhưng các hành vi tham nhũng, sách nhiễu, lạm quyền vẫn luôn xảy ra ở cơ quan nhà nước.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #487076   14/03/2018

    vytran92
    vytran92
    Top 200
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (440)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 32
    Được cảm ơn 72 lần


    Về mặt lý thuyết thì mình thấy sự khác biệt lớn nhất giữa người dân và cán bộ chính là ở chỗ "cán bộ là đầy tớ của nhân dân". Tuy nhiên trên thực tế thì mình không biết điểm khác biệt này có chính xác hay không nữa. Thường thì thực tế hay khác với lý thuyết lắm.

     
    Báo quản trị |  
  • #487092   14/03/2018

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Sự khác nhau giữa cán bộ và người dân có lẽ là quyền lực được giao vào tay ai và quyền lực đó được dùng để làm gì. Cán bộ cũng là từ người dân mà ra, được học hành và bổ nhiệm giữ chức vụ trong hê thống bộ máy nhà nước, có quyền và nghĩa vụ riêng biệt và chịu sự quản lý của nhà nước và giám sát của người dân. Còn người dân là gốc rễ, nền tảng để tạo ra những cán bộ, cá nhân được tin tưởng và tín nhiệm đề cử lên để bổ nhiệm lãnh đạo họ 

     
    Báo quản trị |  
  • #487462   19/03/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (934)
    Số điểm: 7850
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Cán bộ là từ dân mà ra. Cả hai đều chịu sự điều chỉnh của pháp luật, đều phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi của mình. Có điều, cán bộ là một bộ phận được nhà nước giao quyền thực thi pháp luật, là một đầu mối để nhà nước quản lý được tườm tận hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #487482   19/03/2018

    Mình cho rằng nói luật có quy định khác giữa người dân và cán bộ (ý nói những người làm việc trong các cơ quan nhà nước) là điều hiển nhiên. Cán bộ ngoài việc thực hiện các quy định điều chỉnh riêng còn chịu sự điều chỉnh của tất cả các quy định của pháp luật đối với công dân. Còn như bạn phân tích, cán bộ chỉ bị kỷ luật này nọ thì không phải; nếu vi phạm luật hành chính, luật hình sự, cán bộ vẫn chịu trách nhiệm bình thường; ví dụ, cán bộ đánh bạc thì vẫn bị phạt hành chính hoặc bị truy tố (tuỳ theo mức độ). Khác nhau thì nhiều, ví dụ cán bộ có thể phạm tội nhận hối lộ, còn người dân thì không.

     
    Báo quản trị |  
  • #487490   19/03/2018

    Thuongtommy92
    Thuongtommy92
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/12/2017
    Tổng số bài viết (119)
    Số điểm: 1117
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 39 lần


    Nếu ví công dân và cán bộ như hai tập hợp thì cán bộ là tập hợp con nằm trong công dân. Đầu tiên phải là công dân cái đã. Sau đó thì có thể Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở cấp tỉnh, ở cấp huyện, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước để trở thành cán bộ phục vụ lại nhân dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #487517   20/03/2018

    Cán bộ cũng là người dân, cũng là con người với con người nhưng khác cái được nhà nước trao quyền để thay mặt nhà nước quản lý, phụ vụ lại người dân. Tuy nhiên, thực tế đi ngược lại khá nhiều vì người được nhà nước gia chức quyền lại lạm dụng quyền năng đó để trục lợi cho mình và gây khó dễ lại cho nhân dân.

     
    Báo quản trị |  
  • #487537   20/03/2018

    quytan2311
    quytan2311
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/04/2016
    Tổng số bài viết (513)
    Số điểm: 4889
    Cảm ơn: 125
    Được cảm ơn 157 lần


    Người dân hay cán bộ đều là công dân Việt Nam cả, mình thấy cũng không có gì để phân biệt hai vấn đề này, nhưng nên rõ nhưng ai mới được xem là cán bộ, chứ nhiều cá nhân cứ nghĩ làm cơ quan nhà nước đều là cán bộ và đối tượng mà người dân tiếp cận nhiều nhất là cán bộ xã, phường, thị trấn. Vậy ai trong họ mới được xem là cán bộ theo quy định của pháp luật

    Theo Nghị định 92/2009/NĐ-CP thì cán bộ cấp xã gồm có:

    "Điều 3. Chức vụ, chức danh
     
    1. Cán bộ cấp xã có các chức vụ sau đây:
     
    a) Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy;
     
    b) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân;
     
    c) Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân;
     
    d) Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
     
    đ) Bí thư Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh;
     
    e) Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam;
     
    g) Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam (áp dụng đối với xã, phường, thị trấn có hoạt động nông, lâm, ngư, diêm nghiệp và có tổ chức Hội Nông dân Việt Nam);
     
    h) Chủ tịch Hội Cựu chiến binh Việt Nam."
     
    Như vậy, mọi người cũng lưu ý chỉ những cá nhân trên đây mới được xem là cán bộ theo quy định. Do vậy, khi đến làm việc với những cá nhân trên đây thì mới được gọi là cán bộ, còn những cá nhân khác thì không được xem là cán bộ theo quy định.
     
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quytan2311 vì bài viết hữu ích
    Kimtam1912 (20/03/2018)
  • #487591   21/03/2018

    Tại điều 4, Luật cán bộ công chức 2008 quy định rõ nhé các bạn, cụ thể:
    Điều 4. Cán bộ, công chức
    1. Cán bộ là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước. 
    2. Công chức là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
    3. Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ trong Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội; công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
     
    Báo quản trị |  
  • #487610   21/03/2018

    hoangtrungtk
    hoangtrungtk

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/03/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cán bộ là những người hướng dẫn và tạo điều kiện để người dân sống và làm việc theo pháp lụât. Một cán bộ tốt thì cần phải làm đầy đủ nghĩa vụ của mình đối với nhà nước. Một công dân phải tôn trọng cán bộ và thực hành nghiêm túc luật lệ nhà nước đề ra.

    Hioki.Asia là đại lý phân phối Ampe Kìm, đồng hồ vạn năng, thiết bị đo âm thanh, ánh sáng, nhiệt độ, độ ẩm. Máy đo điện trở, trở kháng. Máy phân tích điện năng, đo trở kháng, công suất dòng điện. http://hioki.asia

     
    Báo quản trị |  
  • #487622   21/03/2018

    phamquan2017
    phamquan2017
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (261)
    Số điểm: 2308
    Cảm ơn: 52
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình thì khác biệt lớn nhất giữa cán bộ và người dân chính là người cán bộ là đối tượng của luật cán bộ công chức còn người dân thì không! Chung quy những phần còn lại quy định của pháp luật như thế nào thì người dân và cán bộ điều có quyền lời và nghĩ vụ như nhau!

     
    Báo quản trị |  
  • #494140   13/06/2018

    ngothanhphuong310
    ngothanhphuong310
    Top 500
    Female
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:27/05/2018
    Tổng số bài viết (201)
    Số điểm: 1154
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 11 lần


    Cán bộ là cánh tay đắc lực trong công cuộc hành luật, là người hướng dẫn nhân dân trong các hoạt động, thủ tục hành chính và các vấn đề khác liên quan nhà nước. Đã là cán bộ thì được trao quyền và phải thực hiện đúng nghĩa vụ. Công dân thì phải tuân theo và thực hành đúng pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #527623   03/09/2019

    buiquangbinh071214
    buiquangbinh071214
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (399)
    Số điểm: 4689
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 77 lần


    Tôi thấy có sự khác biệt là cán bộ là quan còn người dân như là dân đen, mặt dù ai cũng biết rằng cán bộ là đầy tớ của nhân dân, nhân dân bỏ tiền để nuôi cán bộ. Ấy thế mà có ai dám nói vấn đề này, mà cứ để cho họ mặc sức bắt nạt, gây khó dễ đủ điều. Nên loại bỏ sự khác biệt này.

     
    Báo quản trị |  
  • #574093   29/07/2021

    katkumhat
    katkumhat
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2020
    Tổng số bài viết (826)
    Số điểm: 5535
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 85 lần


    Cán bộ cũng là một công dân, được bầu, bổ nhiệm,… được trao quyền thực hiện quản lý ở cơ quan nhà nước. Theo đó, ngoài những hình thức xử lý cán bộ đặc thù thì họ cũng như bất cứ công dân nào là vẫn bị xử lý hành chính, truy cứu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm pháp luật. Ngoài giờ ở cơ quan, giờ làm việc thì cán bộ cũng như bao công dân khác thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #574111   29/07/2021

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 8

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1326)
    Số điểm: 10517
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 194 lần


    Ở mục xử lý vi phạm của cán bộ bạn nên bổ sung thêm xử lý vi phạm hành chính và xử lý hình sự. Cán bộ cũng là công dân vẫn chịu trách nhiệm theo pháp luật xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm hình sự. Cán bộ chỉ không bị xử lý vi phạm hành chính trong trường hợp  vi phạm trong quá trình thực thi công vụ, tuy nhiên vẫn bị xử lý kỷ luật.

     

     
    Báo quản trị |