Kêu gọi thành viên Dân Luật trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa!

Chủ đề   RSS   
  • #162449 01/02/2012

    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Kêu gọi thành viên Dân Luật trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa!

     


        Đầu năm đọc báo thấy có một bài phỏng vấn của Báo Tuổi trẻ đối với ông Bùi Văn Tiếng, trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng . Theo ông, để bảo vệ Hoàng Sa của Việt Nam, phải kết nạp nhiều công dân danh dự. Mỗi công dân danh dự sẽ tùy theo vị trí và điều kiện của mình mà đóng góp bằng những hành động cụ thể để bảo vệ Hoàng Sa. Trong bài viết này, ông cũng nhắc đến vai trò, sự đóng góp của các chuyên gia về luật pháp. Do đó, với tư cách là một công dân Việt Nam, hơn nữa là một luật gia, chúng ta hãy trở thành công dân danh dự để góp thêm một chút sức mạnh nhằm bảo vệ chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.

    Thứ Bảy, 28/01/2012, 08:45 (GMT+7)

    Trò chuyện đầu năm

    Hãy là công dân danh dự của Hoàng Sa

    TT - “Điều quan trọng hơn bây giờ là phải chuẩn bị cho một phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là cách huy động lực lượng nhằm chuẩn bị cho việc đấu tranh vì công lý: Hoàng Sa là của Việt Nam!”.

    Đó là một hiến kế mà ông Bùi Văn Tiếng - trưởng Ban tổ chức Thành ủy kiêm chủ tịch Hội Nghiên cứu lịch sử TP Đà Nẵng - đưa ra với Tuổi Trẻ ngay trong ngày đầu năm mới.

    Ông Bùi Văn Tiếng nhấn mạnh: “Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa”.

     

    Học sinh Trường THCS Trần Quý Cáp, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng
    Học sinh Trường THCS Trần Quý Cáp, quận Cẩm Lệ, TP Đà Nẵng tìm đọc tư liệu trong cuốn Ký ức Hoàng Sa do UBND huyện đảo Hoàng Sa sưu tầm và biên soạn - Ảnh: ĐĂNG NAM

     

    Ai cũng có quyền trở thành công dân của Hoàng Sa

    Ông Bùi Văn Tiếng - Ảnh: Tấn Vũ

    * Với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, ông có hiến kế gì để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình?

    * Với tư cách là người nghiên cứu lịch sử, ông có hiến kế gì để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình?

     

    - Trước hết phải tăng cường xuất bản các ấn phẩm nghiên cứu về Hoàng Sa. Việc thứ hai, theo tôi, lâu nay huyện đảo Hoàng Sa đã có chức danh chủ tịch và có công chức phụ trách huyện. Nếu xem chủ tịch và các công chức này là công dân Hoàng Sa thì cũng được, nhưng nói chung Hoàng Sa mới dừng lại ở công chức chứ chưa có công dân.

    Chính vì vậy để huyện đảo Hoàng Sa trở thành một thực thể chính trị xã hội sinh động, góp phần vào công cuộc đấu tranh đòi lại Hoàng Sa thì Hoàng Sa của chúng ta phải có công dân. Từ đó tôi mới nghĩ đến việc nên chăng chúng ta phát động một cuộc đăng ký trở thành công dân danh dự của huyện Hoàng Sa.

    Trên thế giới việc trở thành công dân danh dự cũng khá phổ biến. Ví dụ những TP lớn, người ta mời những người ưu tú, tất nhiên là số ít, một vài người trở thành công dân danh dự của TP. Đó là một hình thức tôn vinh. Còn ở bối cảnh của chúng ta lại hoàn toàn khác. Trở thành công dân danh dự cho một vùng đất đang bị tạm chiếm trái phép thì công dân danh dự thể hiện tình cảm của người đăng ký với quê hương của mình. Mong muốn trở thành công dân của mình như là một tâm nguyện, một sự gắn bó, một lời khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa chứ không phải là một hình thức nhằm tôn vinh cá nhân nào đó như các nước trên thế giới.

    Ông Đặng Công Ngữ (chủ tịch UBND huyện đảo Hoàng Sa, TP Đà Nẵng):

     

    Một ý tưởng rất hay

     

    Đó là một ý tưởng rất hay, nhất là đối với người nước ngoài hoặc là người Việt nhưng có quốc tịch nước ngoài.

     

    Điều này sẽ giúp ích rất lớn cho huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng trong việc tìm kiếm tài liệu tại các tàng thư quốc tế phục vụ cho sau này. Bản thân tôi tán thành, tuy nhiên đây chỉ là ý tưởng của một cá nhân và cần phải xem xét thêm nhiều yếu tố khác nữa có liên quan đến vấn đề công nhận công dân danh dự, nhất là đối với công dân trong nước. Làm gì thì làm, vấn đề cốt lõi vẫn là làm sao đấu tranh để đòi lại Hoàng Sa bằng giải pháp hòa bình.

    * Vậy đối tượng sẽ như thế nào?

    * Vậy đối tượng sẽ như thế nào?

     

    - Tôi là người Đà Nẵng, tôi ở quận Hải Châu, quận Thanh Khê hay bất kỳ quận nào trên địa bàn TP này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa. Không chỉ ở Đà Nẵng mà tất cả các địa phương khác trên cả nước, thậm chí người nước ngoài ở Việt Nam, người Việt Nam ở nước ngoài hay tất cả mọi người trên thế giới này đều có quyền đăng ký để trở thành công dân danh dự Hoàng Sa.

    * Nhưng thưa ông, làm sao để tổ chức hoạt động cho những công dân danh dự này. Tức là khi đã trở thành công dân danh dự rồi thì họ sẽ làm những gì để cống hiến, đóng góp?

    - Theo tôi, họ có thể làm rất nhiều việc cho quê hương của mình, nhưng trước tiên là làm ba việc. Với những người giỏi ngoại ngữ (Anh, Hoa, Nhật, Pháp, Bồ Đào Nha...), đặc biệt là những người ở các nước sở tại hoàn toàn có thể sử dụng năng lực ngoại ngữ của mình “thâm nhập” vào các thư khố, trung tâm tư liệu để tìm kiếm tài liệu cổ trong các thư tịch cổ nhằm góp phần khẳng định chủ quyền Hoàng Sa của Việt Nam. Mà cái đó hiện nay bản thân người Việt chưa có nhiều điều kiện, đặc biệt là người Việt trong nước. Lâu nay người Việt cũng có một số người làm (các nghiên cứu sinh, làm luận án về Hoàng Sa) nhưng họ chỉ làm trong phạm vi luận án của họ thôi.

    Còn với những người giỏi về luật pháp, nhất là luật pháp quốc tế, họ sẽ tiếp tục nghiên cứu kỹ hơn về việc tranh chấp chủ quyền biển đảo, quyền tài phán trên biển... Tất cả những vấn đề này nhằm giúp tư vấn cho Chính phủ Việt Nam khi vấn đề Hoàng Sa được đưa ra tòa án quốc tế, khi đó chúng ta có đầy đủ tài liệu để tranh tụng trước tòa. Đó là nhóm những chuyên gia về ngôn ngữ và chuyên gia về luật pháp.

    Với số đông các công dân danh dự khác thì tùy theo điều kiện sinh sống, làm việc và đang ở bất kỳ đâu đều có thể trở thành những tuyên truyền viên về vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa. Một người hay một nhóm người nói thì có thể chưa có sức mạnh, nhưng một trăm nghìn người, một triệu người hay cả trăm triệu người cùng đồng lòng nói thì vấn đề sẽ khác đi nhiều.

    Hợp với ý nguyện, lòng dân

    *  Nhưng để triển khai trong thực tế thì phải như thế nào, thưa ông?

    -  Vâng, đó là ý tưởng, còn để triển khai được thì cần phải có ý kiến từ cấp Chính phủ. Chính phủ phải cho phép vì nó liên quan đến đối nội, đối ngoại và Bộ Ngoại giao phải vào cuộc cùng với UBND huyện đảo Hoàng Sa của TP Đà Nẵng. Khi ấy UBND huyện đảo Hoàng Sa chỉ cần mở một trang web và người dân vào đó để đăng ký trở thành công dân danh dự cho huyện của mình. Không chỉ người Việt mà chương trình này mở cho tất cả mọi người, tất cả những ai yêu quý Hoàng Sa, yêu quý chân lý Hoàng Sa là của Việt Nam đều có quyền đăng ký tham gia.

    *  Khi đã trở thành công dân danh dự của Hoàng Sa thì Nhà nước có cấp cho những công dân danh dự ấy một loại giấy tựa như giấy CMND hiện nay không?

    Xây dựng trụ sở cho Hoàng Sa

     

    * Cách đây ba năm, UBND huyện đảo Hoàng Sa có đưa ra một đề án xây dựng trụ sở riêng cho huyện đảo Hoàng Sa tại bán đảo Sơn Trà, nhưng sau đó đề án này không được triển khai. Bây giờ đề án này như thế nào rồi, thưa ông?

     

    - Tôi có biết, và thông tin mới nhất mà tôi biết được thì đề án này đang triển khai trở lại. Cách đây mấy năm khi tôi còn làm bí thư quận Thanh Khê, tôi có đi dự một cuộc họp và tại cuộc họp này lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam có đề xuất đưa ra một phương án mở rộng địa giới hành chính đối với huyện đảo Hoàng Sa bao gồm quần đảo Hoàng Sa hiện nay và một vài phường ven biển của Đà Nẵng để trở thành huyện đảo Hoàng Sa và có trụ sở huyện lỵ đóng tại Đà Nẵng. Thật ra trước giải phóng, chính quyền Sài Gòn cũng đã làm điều này rồi.

     

     -  Theo tôi, sau khi tập hợp được rồi thì chúng ta sẽ tiếp tục tính đến vấn đề đó. Cái quan trọng trước mắt bây giờ là làm sao tổ chức cho họ đăng ký và tập hợp được lực lượng theo từng nhóm, từng vùng, từng quốc gia. Khi ấy, đại diện cho chính quyền huyện Hoàng Sa có thể sang Ý, sang Pháp, sang Bồ Đào Nha... để kết nối gặp gỡ nhóm các công dân danh dự của huyện mình thông qua đại sứ quán tại các nước. Nói một cách nôm na là giống như họp đồng hương vậy, rồi thông qua đó có thể nhờ họ làm một số việc gì đó liên quan đến tư liệu Hoàng Sa...

     

    Hay như trong nước thì bằng cách làm này chúng ta có thể huy động nhiều nhà nghiên cứu, nhiều công dân có trách nhiệm với Tổ qu��c có thể vào thư khố của các chế độ cũ tại Đà Lạt hay tại TP.HCM để tìm kiếm, sao chụp tài liệu chuyển cho UBND huyện đảo Hoàng Sa.

    * Ông có nghĩ ý tưởng của ông sẽ được chấp thuận?

    -  Tôi nghĩ cấp trên sẽ chấp thuận vì qua dư luận ban đầu cho thấy hầu như 100% đều đồng tình ý tưởng trên. Ngay như ngư dân Mai Phụng Lưu (Lý Sơn, Quảng Ngãi) khi gặp tôi cũng trăn trở là làm sao để ông có thể trở thành công dân Hoàng Sa. Chứ một năm có đến cả chục lần bước chân lên các đảo ở Hoàng Sa mà chưa phải là công dân của vùng đất mình yêu quý đó thì nghe vô lý quá. Vậy nên tôi nghĩ Chính phủ nên cho triển khai ý tưởng này và tôi tin rằng ai là người Việt cũng sẽ đăng ký là “công dân danh dự của Hoàng Sa”.

    Ngay sau lời phát biểu của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, mọi vấn đề xem ra rõ ràng rồi. Và tất cả những điều mà chúng ta đang nói ra đây nếu trở thành hiện thực sẽ rất tốt cho chúng ta sau này. Mọi thứ quan trọng hơn rất nhiều bây giờ là chuẩn bị cho phiên tòa quốc tế và việc kết nạp công dân danh dự cho Hoàng Sa là một cách huy động lực lượng. Cả trăm người cùng tìm ra một bản đồ giống như nhau ở nhiều quốc gia khác nhau sẽ khác xa với một người tìm ra một bản đồ ở một quốc gia nào đó chứ!

    * Thưa ông, trên thế giới đã có quốc gia nào làm như cách mà ông đề xuất chưa?

    - Tôi chưa thấy quốc gia nào làm nhưng tôi tin rằng đây là một cách làm hợp ý nguyện với lòng dân nước Việt.

    ĐĂNG NAM - TẤN VŨ
    ( Nguồn: Báo Tuổi trẻ online.http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/475068/Hay-la-cong-dan-danh-du-cua-Hoang-Sa.html)

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 01/02/2012 07:05:32 CH sửa link cho hình

    CV

     
    5577 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn chaulevan vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (01/02/2012)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #162744   02/02/2012

    caythongnoel
    caythongnoel
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:29/05/2011
    Tổng số bài viết (1582)
    Số điểm: 15903
    Cảm ơn: 225
    Được cảm ơn 534 lần


    Hi vọng có người trong diễn đàn nhà mình được đứng vào vị trí này, vừa nâng cao uy tín vừa góp được nhiều công ích.

    Luật sư: Nguyễn Văn Xuyên

    Văn Phòng Luật Sư Quang Thượng

    Địa chỉ: 231/3A đường Chiến Lược, P. Bình Trị Đông, quận Bình Tân, Tp. Hồ Chí Minh.

    SĐT: 0901 20.26.27

    Hợp đồng - Đất đai, Nhà cửa - Hôn nhân, Thừa kế - Hình sự - Lĩnh vực Luật khác

     
    Báo quản trị |  
  • #159266   05/01/2012

    thuonggia78
    thuonggia78
    Top 500
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/10/2011
    Tổng số bài viết (235)
    Số điểm: 5136
    Cảm ơn: 305
    Được cảm ơn 400 lần


    “Thăng hoa” Trường Sa trong lòng người cầm bút…

    (CL)- Chưa có cơ duyên tác nghiệp ở Trường Sa, nhưng tôi có dịp gặp, trò chuyện cởi mở với những nhà báo đã đi Trường Sa. Những phóng viên Đài Phát thanh Truyền hình Quân đội (Đài PTTHQĐ) cho tôi cảm nhận về nỗi nhọc nhằn trước sóng nước, nắng gió và hiểm nguy khi tác nghiệp, cũng cho tôi hiểu những hạnh phúc ngập tràn khi từng chương trình phát sóng, từng khuôn hình, từng giọng nói vang lên hai tiếng: Trường Sa!



    Phóng viên truyền hình tác nghiệp tại Trường Sa.


    1.

     Tôi đến Đài PTTHQĐ vào đúng dịp các phóng viên của Đài đang chuẩn bị tinh thần ra Trường Sa đón tết với lính đảo. Một cái tết sắp về như bao cái tết khác những người làm báo nơi đây lại sẵn sàng khoác ba lô, lỉnh kỉnh đồ nghề tác nghiệp, chuẩn bị cho những ngày lênh đênh trên biển.  Cảm giác sắp bước vào những ngày sóng gió, đầy hiểm nguy cứ nao nao như người lính thời chiến bước chân vào trận mạc…Tôi  trò chuyện với những phóng viên trong lúc các thủ trưởng của họ đang lên danh sách những người sẽ rời đất liền ra đảo vào dịp tới. Sự mong mỏi, chờ đợi và tư thế sẵn sàng đầy hào hứng đến kì lạ của các nhà báo ở đây như một thứ… virus nhanh chóng truyền sang tôi. Họ chia sẻ rằng, dù tháng 4 vừa rồi đã đến Trường Sa nhưng họ vẫn mong tết này được trở lại. Bởi lẽ, trong lòng những con người đang ngồi xung quanh tôi còn nhiều điều các anh thấy nuối tiếc, còn nhiều đề tài ấp ủ muốn thực hiện… cứ cuốn họ theo dòng suy nghĩ: có thể, biết đâu lại được đến Trường Sa đón tết dịp này… Tôi thắc mắc về chuyện những tháng cuối năm sóng biển dữ dằn lắm, đi đảo dịp này sẽ cơ cực gấp nhiều lần những tháng đầu năm? Đáp lại tôi là một nụ cười hiền khô của nhạc sỹ Đoàn Nguyên Hiếu – Biên tập viên âm nhạc: Sóng dữ, khó khăn mới tìm kiếm được đề tài và cũng có nhiều cảm hứng để viết. Trong các dịp đi ra Trường Sa thì dịp tết là chuyến đi mà tôi thích nhất. Đơn giản vì nhiều thử thách đang chờ đợi, nhiều những người lính đang cần chúng tôi giúp họ kết nối với gia đình, người thân, cùng đón một cái tết đầm ấm trong xa cách. Điều đó có ý nghĩa vô cùng với người cầm bút, bởi dù ít hay nhiều chúng tôi đã đem lại chút bình yên cho người gác biển, chút ấm lòng cho người ngóng họ từng đêm vào mỗi dịp tết về.

    2. 
    Đối với Đài PTTHQĐ, việc tuyên truyền về Biển đảo luôn được coi trọng và đầu tư tối đa cả về người và của. Thế nên, như một thông lệ, trong năm Đài cử phóng viên đi 2, 3 lần ra đảo theo kiểu "đổi ca" chứ không đơn giản chỉ là tác nghiệp bình thường như các phóng viên báo khác. Các anh ăn với lính, ngủ với lính, sẻ chia với mọi buồn vui của lính. Phóng viên này ra, khi về là ngay lập tức sẽ có phóng viên khác tiếp nối, thậm chí người cũ sẽ ở lại một số ngày để kèm cặp và hướng dẫn người mới ra làm việc cho hiệu quả. Tôi có cảm giác dường như ngoài Đảo không bao giờ vắng bóng những chàng trai của Đài PTTHQĐ. Sự cẩn trọng của lãnh đạo, sự sát sao trong công tác nghiệp vụ đã làm nên những tác phẩm có giá trị và vì thế uy tín của Đài cũng được nâng cao. Những tác phẩm Phát thanh, truyền hình quay về Trường Sa rất ấn tượng, sâu sắc và cảm động, cũng tạo nên sự độc đáo, đặc sắc cho đơn vị này.

    3.
     Phải nói rằng, cái nghiệp làm báo dường như khiến người ta bị mắc căn bệnh nghề nghiệp khó chữa, ấy là cái thú thích đi, thích lang thang, thích kiếm tìm cái mới, thích lao vào thử thách để tìm phút "thăng hoa" cho từng câu chữ. Vậy nên đã trót bén duyên với nghiệp làm báo, dường như ai cũng mong ít nhất một lần trong đời cầm bút được đặt chân đến Trường Sa – vùng hải đảo xa xôi mà vô cùng gần gũi thân thương với bao thế hệ người Việt. Chẳng thế mà chuyến công tác nào ra Trường Sa cũng có mặt các nhà báo. Đông đảo nhất, có chuyến cùng lúc tới hơn 50 nhà báo tỏa đến hầu khắp các đảo chìm, đảo nổi thuộc huyện đảo Trường Sa. Trong câu chuyện của các phóng viên Đài PTTHQĐ nhắc về công việc nơi hải đảo tôi nhận ra rằng không có một chút khiên cưỡng vì nhiệm vụ tuyên truyền, không chút lo sợ vì gian khó mà dường như kể chuyện về nghề, về lính làm các anh trở nên gần gũi, thân mật và sôi nổi. Trung tá Hoàng Gia Khánh – phó phòng biên tập Phát thanh của Đài- tâm sự rằng: Với người làm báo viết về Trường Sa sẽ nhiều gian khổ hơn, tác nghiệp 1 tuần dường như chỉ bằng làm việc nơi đất liền 1ngày. Thậm chí việc gửi file âm thanh, hình ảnh về đất liền còn nhiều khó khăn, chúng tôi phải ghi âm bằng điện thoại, phải thức trắng đêm để "lựa sóng" rồi gửi bài cho kịp phát chương trình. Nhưng đúng là càng khó khăn càng nhiệt huyết. Với những người phóng viên mặc áo lính làm việc ở Đài PTTHQĐ thì mỗi lần ra Trường Sa là mỗi lần háo hức. Đó vừa là nhiệm vụ tuyên truyền của Đảng, Nhà nước vừa là niềm tự hào của người cầm bút. Áp lực lớn nhất đối với riêng những phóng viên của Đài không phải là sóng gió, không phải là nguy hiểm mà chỉ là những trăn trở xung quanh bài viết. Với các anh, vì nhiệm vụ tuyên truyền của Đài cần sâu sát và toàn diện về cuộc sống của những người lính, nên những phóng viên phải luôn tìm kiếm đề tài mới, phải có những bài chuyên sâu, đặc sắc thể hiện tình cảm gắn bó, sự sẻ chia chân thành với những đồng nghiệp nơi đảo xa. Với họ, cả chặng đường dài lúc nào cũng sẵn sàng trong tâm thế tác nghiệp. Thế nên, những người đến với Trường Sa có quyền say sóng và nghỉ ngơi hàng tuần sau chuyến đi nhưng những người mang cái nghiệp "vắt óc ra bán" thì dù có say sóng đến đâu vẫn làm việc. Trên chặng đường ra đảo hay rời đảo lúc nào trong đầu cũng luôn phải nghĩ: sẽ viết gì, nói gì và ngay lập tức trở về đất liền là bắt tay vào viết, dựng hình, phát sóng.

    Như bao người phóng viên khác, họ đến với Trường Sa bằng sự chân thành và thể hiện điều đó bằng tác phẩm. Những thước phim, những câu chuyện vui buồn của lính được phát sóng đã tiếp thêm sức mạnh cho những người chiến sỹ  đang bảo vệ quê hương ngoài khơi. Những cuộc điện thoại cám ơn từ người lính, những phản hồi tích cực từ họ sau các chương trình của Đài đã trở thành một kỉ niệm, một góc riêng nuôi dưỡng tâm hồn người làm báo, tiếp thêm sức mạnh cho họ hướng về đảo xa. Trước biển đảo mênh mông, giữa nắng gió, sóng biển ngút ngát không có chân trời, giữa những người lính đảo kiên trung sạm mùi muối mặn ngày đêm gìn giữ biển đảo quê hương đã tạo nên những phút "thăng hoa" cho người phóng viên khoác trên vai mình nhiệm vụ của người cầm bút.

    Theo Hà Vân( Báo Nhà báo và công luận)

    Hoàng Thanh - Chuyên viên Tư vấn và Đào tạo về Quản trị kinh doanh

     
    Báo quản trị |  
  • #174640   27/03/2012

    Tranh chấp giữa Việt nam và Trung Hoa

    1. Trong vấn đề biển đảo, tranh chấp giữa Việt nam và CH ND Trung Hoa có vướng, có tồn tại về vấn đề pháp lý không? nếu có thì cụ thể là tại văn bản nào? điều khoản nào? Văn bản của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi năm 1958 về lãnh hải Trung quốc có giá trị pháp lý hay không? vì theo bình luận gia quốc tế và Nhật Bản về hàng hải thì chỉ có bức công hàm mang chữ ký của ông Phạm Văn Đồng có giá trị ràng buộc và vẫn đang là nền tảng cho các khẳng định chủ quyền của Trung quốc và là trở lực lớn đối với các phản đối và đòi hỏi từ phía Việt Nam. Vẫn theo các chuyên gia này, thì việc cơ bản đầu tiên mà nhà nước Việt Nam hiện nay cần phải làm là công khai và chính thức lên tiếng phủ nhận giá trị của bức công hàm do ông Phạm Văn Đồng ký.
    2. vấn đề dùng lá cờ trung quốc có 6 ngôi sao tại nghi lễ cấp quốc gia đón ông Bình - Nguyên thủ TQ dịp 21/12/2011 tại Hà Nội có vi hiến không? đâu chỉ là lỗi kỹ thuật của mấy nhân viên tạp vụ quèn? Cuộc đón tiếp đó là nghi thức ngoại giao cấp quốc gia chứ có phải của mấy tỉnh lẻ? trước đó, trên VTV1- đài THVN có đưa hình ảnh lá cờ TQ 6 sao tại bản tin tổng bí thư VN sang thăm TQ? chẳng lẽ các công bộc của dân, ăn lương bằng tiền thuế của dân không biết cờ TQ, cờ Nga, cờ Mỹ như thế nào là đúng hay chỉ phân biệt được ảnh trên các đồng $, NDT, VND mà thôi. 
    Mong luật sư sớm hồi âm.
    trân trọng.
    vth.

    Cập nhật bởi ThanhLongLS ngày 07/07/2012 04:58:53 CH
     
    Báo quản trị |