Kết hôn trong phạm vi ba đời

Chủ đề   RSS   
  • #458554 23/06/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Kết hôn trong phạm vi ba đời

    Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:

    - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;

    - Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    Mình có thắc mắc ở chỗ “Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.” Nếu đã từng thì hiện tại họ đâu còn quan hệ gì nữa và họ cũng không tiếp tục rơi vào những trường hợp bị cấm còn lại. Tại sao lại nằm trong trường hợp cấm kết hôn?

     

    Mong mọi người giải đáp giúp ạ

    Lavie est belle

     
    13733 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    Hahien92 (15/08/2017) myduyen1312 (12/08/2017) Sensen93 (30/06/2017) thanhvan312 (23/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #458557   23/06/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    Theo mình chắc là vi phạm đạo đức, trái thuần phong mỹ tục nên mới có quy định cấm thôi. Nhưng cấm trên mặt luật pháp chứ thực tế vẫn đầy rẫy những mối quan hệ như thế mà, đâu có ai kiểm soát được, chỉ có điều là họ có sống nổi với miệng lưỡi thế gian hay không thôi

     
    Báo quản trị |  
  • #458573   23/06/2017

    DT_DA
    DT_DA
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (903)
    Số điểm: 17463
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 346 lần


    Chào bạn 

    Theo mình việc cấm hành vi kết hôn "Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng" là đúng vì:

    Thứ nhất việc kết hôn giữa những người này với nhau sẽ tạo nên sự xáo trộn trong văn hoá và truyền thống của nước ta, vì chả ai lại từ một người bố nuôi, mẹ nuôi mà mình hay gọi thân mật bố và mẹ nay lại trở thành vợ và chồng được. Điều này tạo ra sự phản cảm trong xã hội, sự nhìn nhận của mọi người trong xã hội đối với việc này là không chấp nhận được.

    Thứ hai, PL có quy định về việc nhận con nuôi và độ tuổi được nhận con nuôi, khoảng cách độ tuổi, điều này làm tránh tình trạng cha mẹ nuôi và con nuôi lấy nhau. Còn giữa những người con riêng của vợ hoặc chồng thì điều này lại càng ko thể vì một người từng là dượng, dì của mình lại lấy mình làm vợ làm chồng cả, xã hội sẽ ko cho phép vì nó loạn luân, trái với truyền thống và luân thường đạo lý

     
    Báo quản trị |  
  • #458574   23/06/2017

    hkhduy
    hkhduy
    Top 500
    Male
    Lớp 5

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2014
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 7238
    Cảm ơn: 186
    Được cảm ơn 139 lần


    Mình nghĩ quy định này do ảnh hưởng của đạo đức xã hội. Ở xã hội phương Đông, thứ bậc tôn ti trong gia đình vô cùng quan trọng, đối với các quan hệ trên, dù là "đã từng" những xã hội lại khó chấp nhận những người này sẽ kết hôn với nhau. Với lại cũng phát sinh một số vấn đề như: mẹ vợ và con rể lấy nhau nếu sinh con ra thì gọi như thế nào với con của con gái và con rể?! Điều này cũng khó chấp nhận được.

     
    Báo quản trị |  
  • #458576   23/06/2017

    thuyhanh2512
    thuyhanh2512
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2017
    Tổng số bài viết (217)
    Số điểm: 3310
    Cảm ơn: 33
    Được cảm ơn 92 lần


    theo mình nghĩ việc cấm kết hôn như vậy là để trách tình trạng vi phạm đạo đức, và để bảo vệ thuần phong mỹ tục của nước mình. Việc kết hôn như vậy làm cho xã hội lên án, và cả con cái cũng khó sống nếu như cha hay mẹ cưới con rễ, con dâu lúc đó gia đình sẽ bị xáo trộn.

     
    Báo quản trị |  
  • #458604   24/06/2017

    Sensen93
    Sensen93
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (291)
    Số điểm: 3005
    Cảm ơn: 265
    Được cảm ơn 155 lần


    Mình thấy quy định này chủ yếu xuất phát từ mục đích bảo vệ thuần phong mỹ tục, nét đạo đức, văn minh theo lối sống của Việt Nam nói riêng và văn hóa của người phương đông nói chung thôi. Xét về mặt pháp lý một cách rõ ràng thì nó không ảnh hưởng gì nhiều nếu những người đã từng là bố chồng lấy con dâu, mẹ vợ lấy con rể,...tuy nhiên về thực tế,những cuộc hôn nhân kiểu này chắc chẳng đủ sức vượt qua sự bàn tán, dị nghị của xã hội đâu.

    Everything happens for a reason...

     
    Báo quản trị |  
  • #458733   25/06/2017

    huynhthu95
    huynhthu95
    Top 50
    Female
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (1262)
    Số điểm: 12550
    Cảm ơn: 61
    Được cảm ơn 204 lần


    Những người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng tuy hiện tại không còn quan hệ gì những vẫn thuộc trường hơp cấm kết hôn. Vì, lĩnh vực Hôn nhân, gia đình mang tính xã hội nhiều hơn pháp lý. Do đó, quy định này nhằm bảo vệ thuần phong mĩ tục và chuẩn mực đạo đức của đất nước ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #458786   25/06/2017

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Nhìn chung, tất cả các mối quan hệ tình cảm giữa những người trong gia đình, nhưng không cùng huyết thống như vậy, về mặt đạo đức xã hội đều bị đánh giá là ngang trái, loạn luân, thậm chí vi phạm pháp luật.

    Quy định này xuất phát từ quan niệm đạo đức, là một minh chứng cho sự kết hợp giữa pháp luật và chuẩn mực đạo đức xã hội. Nếu những người nêu trên cố tình kết hôn thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 100-500 nghìn đồng theo quy định của NĐ 87/2001/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực hôn nhân gia đình.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #459536   30/06/2017

    thuytrang95
    thuytrang95
    Top 500
    Female


    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:15/05/2017
    Tổng số bài viết (233)
    Số điểm: 2190
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 91 lần


    Mình xin phép bổ sung thêm quy định để làm rõ vấn đề trên như sau:

    Tại điểm c.3 mục 1 Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 nêu rõ: “Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ là giữa cha mẹ với con, giữa ông, bà với cháu nội, cháu ngoại. Giữa những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra: cha mẹ là đời thứ nhất, anh chị em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ cùng mẹ khác cha là đời thứ hai, anh chị em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba”.

     
    Báo quản trị |  
  • #459548   30/06/2017

    tam_94
    tam_94

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 976
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 28 lần


    Cái này là thuộc phạm trù đạo đức bạn ạ, khi một hành vi đi ngược lại văn hóa, thuần phong mỹ tục thì điều đó nên bị cấm. Mặc dù không có quan hệ về mặt huyết thống tuy nhiên những đối tượng này từng có mối quan hệ cha mẹ và con cái. 

     
    Báo quản trị |  
  • #459593   01/07/2017

    ntqn1993
    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Luật nước mình nghiêng nhiều về thuần phong mỹ tục nhỉ. Âu cũng là một cái hay, để không vấp phải sự phản đối của người dân khi có ban hành 1 văn bản mới. Nghĩ đến những người đã từng có quan hệ cha mẹ con mà kết hôn với nhau bản thân mình cũng khó mà chấp nhận được

    Lavie est belle

     
    Báo quản trị |  
  • #459610   01/07/2017

    Mặc dù không có quan hệ huyết thống trực hệ nhưng đối với các trường hợp này việc kết hôn sẽ làm ảnh hưởng tới đạo đức xã hội, trái với thuần phong mỹ tục của nước ta. Thực tế, vẫn có nhiều trường hợp cha nuôi kết hôn với con nuôi...nhưng liệu họ có thể vượt qua được dư luận của xã hội để chung sống với tới cùng không? Và liệ họ chung sống với nhau dài lâu đi nữa thì nó có thể dẫn tới trào lưu tương tự cho xã hội hay không? Cho nên mình nghĩ pháp luật cấm trường hợp này là đúng rồi.

     
    Báo quản trị |  
  • #464186   10/08/2017

    Dungtran_95
    Dungtran_95
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:05/06/2017
    Tổng số bài viết (137)
    Số điểm: 3681
    Cảm ơn: 28
    Được cảm ơn 71 lần


    Luật quy định là cấm kết hôn trong phạm vi 3 dời nhưng trên thực tế nhiều gia đình thì cho dù là đời thứ 4, thứ 5 người ta cũng không cho phép luôn ấy chứ . Như gia đình mình, ba mình luôn giới thiệu và nói cho mình biết những anh em họ hàng của mình dù là anh em xa hay gần, tránh mình không biết lại yêu đương các kiểu.

     
    Báo quản trị |  
  • #464453   14/08/2017

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Quy định “Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.” chủ yếu là để phù hợp với thuần phong mỹ tục và các chuẩn mực đạo đức xã hội, truyền thống Việt Nam. Dù luật có không quy định vậy đi nữa thì những trường hợp kết hôn như trên cũng khó sống với ánh mắt và miệng lưỡi người đời lắm 

     
    Báo quản trị |  
  • #464500   15/08/2017

    Mình nghĩ cấm kết hôn giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng là phù hợp với thuần phong mỹ tục dân tộc. Không thể nào mà từng là cha mẹ lại đi kết hôn với con được.

     
    Báo quản trị |  
  • #464526   15/08/2017

    Nhìn chung, nếu chúng ta muốn biết lý do tại sao lại quy định như thế thì phải hỏi ban soạn thảo. Chỉ có họ mới biết lý do thật sự thôi.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #466808   06/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Nhà mình chắc 4 5 đời cũng không kết hôn với nhau đâu, thuần phong mỹ tục và hệ tư tưởng phương Đông nặng nề lắm, còn các trường hợp bạn nói, có kết hôn thì chắc cũng ko vượt qua được áp lực to lớn của dư luận đâu, hệ tư tưởng của mình vẫn nặng nề lắm

     
    Báo quản trị |  
  • #466831   06/09/2017

    yenlinh2010
    yenlinh2010
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Thái Bình, Việt Nam
    Tham gia:12/04/2017
    Tổng số bài viết (309)
    Số điểm: 2473
    Cảm ơn: 30
    Được cảm ơn 56 lần


    Người Việt Nam mình rất chuộng thuần phong mĩ tục, mình thấy quy định vậy là hợp lý, bởi quy phạm pháp luật được xây dựng không  từ đạo đức mà còn văn hóa xã hội nữa. Quy định như vậy sẽ góp phần củng cố xây dựng đạo đức con người và phát triển thuần phong mỹ tục của dân tộc.

     
    Báo quản trị |  
  • #467345   11/09/2017

    pukachi_kw
    pukachi_kw

    Female
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2017
    Tổng số bài viết (112)
    Số điểm: 995
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 34 lần


    Khoản 4 điều 10 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: trường hợp kết hôn “Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;” sẽ bị pháp luật ngăn cấm.

    Như vậy, việc gia đình chú bạn ngăn cản việc này là có cơ sở. Đồng thời nên có đơn trình báo việc này theo quy định tại Điều 15 – Luật Hôn nhân và Gia đình 2014: Người có quyền yêu cầu hủy việc kết hôn trái pháp luật

    “1. Bên bị cưỡng ép, bị lừa dối kết hôn theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do việc kết hôn vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 9 của Luật này.

    2. Viện Kiểm sát theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này.

    3. Cá nhân, cơ quan, tổ chức sau đây theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự có quyền tự mình yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật do vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 9 và Điều 10 của Luật này:

    a) Vợ, chồng, cha, mẹ, con của các bên kết hôn;

    b) Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em;

    c) Hội liên hiệp phụ nữ.

    4. Cá nhân, cơ quan, tổ chức khác có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hủy việc kết hôn trái pháp luật.”

     
    Báo quản trị |  
  • #467348   11/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14968)
    Số điểm: 100035
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5368 lần


    Bạn pukachi_kw trả lời cho ai vậy ? Ở đây có ai nói tới "gia đình chú" nào đâu ?

     
    Báo quản trị |  
  • #468857   26/09/2017

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (940)
    Số điểm: 7910
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    Mình nghĩ trường hợp này không vi phạm pháp luật nhưng có lẽ là trái với đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục của Việt Nam. Xét về phương diện pháp luật thì họ không có quan hệ huyết thống nhưng về mặt xã hội, họ lại đã từng là người có quan hệ nuôi dưỡng nhau, dân gian ta thường nói công sinh bằng công dưỡng, tuy không phải là người sinh ra nhưng có công dưỡng dục như cha mẹ, mà lại kết hôn thì trái với đạo đức xã hội.

     
    Báo quản trị |