Kết hôn trong phạm vi ba đời

Chủ đề   RSS   
  • #458554 23/06/2017

    ntqn1993
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Long An, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2015
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 3915
    Cảm ơn: 282
    Được cảm ơn 128 lần


    Kết hôn trong phạm vi ba đời

    Theo điểm d khoản 2 Điều 5 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014, nghiêm cấm hành vi kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng trong những trường hợp sau:

    - Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ;

    - Giữa những người có họ trong phạm vi ba đời;

    - Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi;

    - Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.

    Những người cùng dòng máu về trực hệ là những người có quan hệ huyết thống, trong đó, người này sinh ra người kia kế tiếp nhau.

    Những người có họ trong phạm vi 3 đời là những người cùng một gốc sinh ra gồm cha mẹ là đời thứ nhất; anh, chị, em cùng cha mẹ, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha là đời thứ hai; anh, chị, em con chú, con bác, con cô, con cậu, con dì là đời thứ ba.

    Mình có thắc mắc ở chỗ “Giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.” Nếu đã từng thì hiện tại họ đâu còn quan hệ gì nữa và họ cũng không tiếp tục rơi vào những trường hợp bị cấm còn lại. Tại sao lại nằm trong trường hợp cấm kết hôn?

     

    Mong mọi người giải đáp giúp ạ

    Lavie est belle

     
    13627 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn ntqn1993 vì bài viết hữu ích
    Hahien92 (15/08/2017) myduyen1312 (12/08/2017) Sensen93 (30/06/2017) thanhvan312 (23/06/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang <12
Thảo luận
  • #470086   09/10/2017

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (1960)
    Số điểm: 13078
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 250 lần


    Mặc dù mối quan hệ bạn nêu không phải là quan hệ huyết thống nhưng Việt Nam ta vẫn mang truyền thống Á Đông, và những mối quan hệ đó nếu kết hôn với nhau vô hình chung tạo nên sự sai trái đạo đức xã hội, không đúng với luân lí đời thường. Sự ảnh hưởng của văn hóa, xã hội còn tác động rất lớn đến pháp luật nước nhà chúng ta.

     
    Báo quản trị |  
  • #472711   29/10/2017

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1402)
    Số điểm: 11727
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Quy đình này được đưa ra sẽ tạo nên hai luồng quan điểm trái chiều nhau: 

    Thứ nhất: Vi phạm quyền tự do hôn nhân

    Thứ hai: Vi phạm đạo đức, thuần phong mỹ tục xã hội

    Các bạn chọn theo quan điểm nào? Riêng mình mình ủng hộ quan điểm thứ hai hơn, vì nếu như vậy thì đạo đức xã hội sẽ khó bảo tồn. Đã là con nuôi rồi (lưu ý con nuôi cũng phát sinh quyền thừa kế, chăm sóc, nuôi dưỡng,...như con đẻ vậy) mà lấy được thì mất đi cái văn hóa và pháp luật quy định như vậy là hợp lý.

     
    Báo quản trị |