Kết hôn ở nước ngoài, sau đó về Việt Nam ly hôn được không?

Chủ đề   RSS   
  • #551828 15/07/2020

    Kết hôn ở nước ngoài, sau đó về Việt Nam ly hôn được không?

     

    Việc nam, nữ là đều là công dân Việt Nam kết hôn ở nước ngoài theo pháp luật nước ngoài, nay họ về Việt Nam xin ly hôn đây là trường hợp ly hôn có yếu tố nước ngoài căn cứ vào điểm b khoản 2 Điều 464 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015.

     Như vậy, việc một bên vợ chồng muốn ly hôn, có tranh chấp về nuôi con, chia tài sản chung thì trình tự thủ tục để Tòa án thụ lý giải quyết được thực hiện như thế nào?  

    1. Thực hiện hợp thức hóa lãnh sự

    Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 111/2011/NĐ-CP, giấy chứng nhận kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp để được công nhận và sử dụng tại Việt Nam, phải được hợp pháp hóa lãnh sự,

    Trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên, hoặc theo nguyên tắc có đi có lại.

    Hồ sơ đề nghị hợp thức hóa lãnh sự bao gồm:

    - 01 Tờ khai hợp pháp hóa lãnh sự theo mẫu quy định;

    - Xuất trình bản chính giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ trực tiếp;

     - 01 bản chụp giấy tờ tùy thân đối với trường hợp nộp hồ sơ qua đường bưu điện;

     - Giấy chứng nhận kết hôn đã được cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự hoặc cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước ngoài chứng nhận;

     - 01 bản dịch giấy chứng nhận kết hôn sang tiếng Việt;

     - 01 bản chụp các giấy tờ, tài liệu nêu tại điểm d và điểm đ để lưu tại Bộ Ngoại giao .

    2. Thủ tục ghi chú kết hôn vào Sổ hộ tịch

    Việc kết hôn giữa hai bên đáp ứng đủ điều kiện kết hôn và không vi phạm điều cấm được quy định Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 được ghi vào Sổ hộ tịch theo Điêu 35 Nghị định 123/2015/NĐ-CP

     Trình tự, thủ tục ghi chú được thực hiện như sau:

     1. Hồ sơ ghi chú kết hôn do một trong hai bên kết hôn nộp tại cơ quan có thẩm quyền theo quy định của Luật Hộ tịch, gồm các giấy tờ sau đây:

    - Tờ khai theo mẫu quy định;

    - Bản sao Giấy tờ chứng nhận việc kết hôn do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp;

     - Ngoài giấy tờ quy định trên, nếu gửi hồ sơ qua hệ thống bưu chính thì còn phải nộp bản sao giấy tờ tùy thân của cả hai bên nam, nữ;

    Thời hạn giải quyết ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là 05 ngày làm việc, kể từ ngày Phòng Tư pháp tiếp nhận hồ sơ. Trường hợp cần xác minh thì thời hạn giải quyết không quá 10 ngày làm việc.

    2. Thủ tục ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn được thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 50 của Luật Hộ tịch và quy định sau đây:

    - Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn là đủ điều kiện theo quy, Trưởng phòng Tư pháp ghi vào sổ và báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện ký cấp bản chính trích lục hộ tịch cho người yêu cầu .

    - Nếu thấy yêu cầu ghi vào Sổ hộ tịch việc kết hôn thuộc một trong các trường hợp từ chối ghi vào sổ việc kết hôn, Trưởng phòng Tư pháp báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện để từ chối.

    3. Khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết

     Sau khi thực hiện xong thủ tục hợp thức hóa lãnh sự và thủ tục ghi chú kết hôn vào Sổ hộ tịch, các bên tiến hành khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết. Trong trường này, Tòa án căn cứ vào khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thụ lý giải quyết ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn .

    Trong trường hợp, các bên không thực hiện thủ tục hợp thức hóa lãnh sự và thủ tục ghi chú kết hôn vào Sổ hộ tịch, Tòa án căn cứ vào khoản 7  Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thụ lý giải quyết tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn .

     

     

    Cập nhật bởi suongnguyen0612 ngày 15/07/2020 08:56:46 CH Cập nhật bởi suongnguyen0612 ngày 15/07/2020 08:43:41 CH
     
    1583 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #551871   15/07/2020

    Thủ tục ly hôn có yếu tố nước ngoài có nhiều điểm khác so với ly hôn trong nước. Vấn đề này hiện nay còn gặp nhiều khó khăn và vướng mắc đối với nhiều người. Tùy vào từng vụ việc cụ thể mà thời hạn giải quyết khác nhau. Trên cơ sở luật định thì thời hạn chuẩn bị xét xử là từ 04 – 06 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án, Thời hạn mở phiên tòa từ 01 – 02 tháng kể từ ngay có quyết định đưa vụ án ra xét xử.

     
    Báo quản trị |