Tôi thử tìm hiểu, và được biết một số điều từ Luật Dân sự Nhật Bản quy định về chế định kết hôn. Thông tin này được lấy từ 1 trang có tên miền là
www.vysa.jp. Tôi nghĩ chắc trang này có liên quan đến xứ sở hoa anh đào. Cảm ơn các bạn!
Một vài điều
cơ bản về kết hôn ở Nhật Bản
Người đã đính hôn (hôn ước) sẽ có nghĩa vụ phải thực hiện chuyện hôn nhân
(trong tương lai). Nếu một bên đòi hủy bỏ hôn ước mà không có lý do chính đáng
sẽ phải có trách nhiệm bồi thường (cái này cũng là một loại trách nhiệm khi vi
phạm khế ước).
Về mặt pháp luật, nếu bị đối phương hủy bỏ hôn ước khi không có lý do chính
đáng thì có quyền đòi bồi thường. Dĩ nhiên tiền đề cho vấn đề này là phải có
hôn ước. Chuyện này rất đơn giản, chỉ cần một lời hứa như là "Chúng ta sẽ
kết hôn" là đủ, mà không cần một nghi lễ hay phải thông báo cho một người
thứ ba biết. Tuy nhiên, để phòng trường hợp sau này phải tranh cãi về việc có
hôn ước hay không, tốt nhất là nên chuẩn bị một cái gì làm chứng cớ
Đăng ký hôn nhân cần phải được sự chấp nhận của cơ quan quản lý hộ tịch. Hôn
nhân cũng là một loại khế ước, nhưng khác với các luật về khế ước tài sản, nó cần
phải được thực hiện theo một phương thức duy nhất.
Những điểm về vấn đề bình đẳng nam nữ trong hôn nhân, hiện vẫn đang được xem
xét trong sửa đổi Luật Dân sự.
1- Phải qua mức tuổi quy định (tuổi kết hôn) mới được quyền kết hôn. Theo quy
định, đối với nam là 18 tuổi, đối với nữ là 16. Tuy nhiên, sự khác biệt về độ
tuổi lại dẫn đến vấn đề vi phạm bình đẳng nam nữ, nên trong dự thảo Luật Dân sự
sửa đổi năm 1996, tuổi kết hôn của cả nam và nữ đều là 18.
2- Cấm người đang có chồng (vợ) kết hôn.
3- Cấm kết hôn giữa những người có quan hệ họ hàng gần.
4- Cấm nữ giới kết hôn sau ly hôn trong một thời gian nhất định. Người nữ không
được phép kết hôn trong vòng 6 tháng kể từ ngày hủy bỏ cuộc hôn nhân trước đó.
Lý do chỉ cấm nữ giới là để tránh tình trạng không xác định được cha của đứa
trẻ sinh ra sau khi tái hôn sớm (ngay sau khi ly hôn). Tuy nhiên, trong dự thảo
Luật Dân sự sửa đổi năm 1996, thời gian 6 tháng được rút ngắn xuống còn 100
ngày.
5- Hôn nhân của người chưa thành niên cần phải có sự đồng ý của cha mẹ.
Khi kết hôn, vợ chồng phải chọn chung cùng một họ (của vợ hoặc của chồng).
Trong dự thảo Luật Dân sự sửa đổi năm 1996 có đưa ra vấn đề được giữ nguyên họ
riêng sau khi kết hôn, nhưng vẫn chưa đưa vào thực hiện. Vợ chồng có thể thông
qua khế ước (khế ước tài sản vợ chồng) để quyết định quan hệ tài sản. Tuy
nhiên, khế ước này cần phải được lập và đăng ký trước hôn nhân, nên hầu như
không được sử dụng, thậm chí ít người biết. Trong trường hợp này, việc phân
chia tài sản sẽ theo quyết định của pháp luật. Tài sản do ai làm ra thuộc về
người đó. Sinh hoạt phí thì do cả hai cùng chịu.