Kesha và vụ kiện đẫm nước mắt nhất ngành giải trí nước Mỹ

Chủ đề   RSS   
  • #416511 24/02/2016

    Kesha và vụ kiện đẫm nước mắt nhất ngành giải trí nước Mỹ

    Báo chí phương tây dạo gần đây đang sốt lên với vụ kiện dài hơi giữa Kesha - cô ca sĩ nổi tiếng, và nhà sản xuất Dr. Luke - có liên quan trực tiếp với SME (Sony Music Entertainment). Về vấn đề tình - tiền có lẽ không cần bàn vì đây là chuyện quá xưa cũ trong giới showbiz. Tuy nhiên, sau khi vụ kiện giữa hai bên bùng nổ, toàn thể khán giả mới nhận ra rằng đằng sau ánh đèn sân khâu là một mớ "đắng cay hơn địa ngục"

     

    Hợp đồng giao kết thương mại giữa Kesha và Dr. Luke về việc cô phải thu âm độc quyền cho SME chặt chẽ đến nỗi tòa đã xử Kesha thua kiện và phải tiếp tục nghĩa vụ hợp đồng. Kesha đã khóc hết nước mắt và tố cáo Luke cưỡng hiếp, ép cô dùng ma túy, thao túng cô trong suốt cả 10 năm qua mà cô phải chịu đựng. 

    Ngành công nghiệp giải trí ở xứ xở cờ hoa là một mảnh đất hái ra vàng và tất cả các hợp đồng giá trị trong showbiz đều có thời hạn dài (10 năm là chuyện bình thường). Đồng thời các vấn đề pháp lý về bản quyền và sở hữu trí tuệ đã hoàn thiện đến mức ít có kẽ hở. Một điều quan trọng hơn nữa đó là mỗi tác phẩm nghệ thuật ra đời đều có liên đới đến rất nhiều cá nhân, tổ chức khác nhau. 

    Sự "tiến hóa" của ngành công nghiệp giải trí đã đạt đến mức "thịnh vượng". Mua và trả tiền qua các tài khoản ảo tức thì, chỉ ngay sau khi ra mắt một single hay album, số tiền chảy về sẽ tăng lên từng giây. Vì vậy hệ thống pháp lý điều chỉnh các vấn đề cũng "tiến hóa" theo cho đồng bộ với cơ sở hạ tầng chung. 

    Thật buồn cho Kesha vì cô đã không thể thắng kiện, phải tiếp tục giam mình cùng với "hợp đồng của quỉ dữ". Qua đó cũng thấy rằng pháp luật có lý nhưng đôi khi chẳng có tình. Mà ngược lại, một khung pháp lý yếu kém như ở Việt Nam (đặc biệt trong vấn đề bản quyền âm nhạc) thì khó mà giải quyết bằng lý lẽ nhưng cũng có khi giải quyết được bằng cái tình. 

     

     
    6932 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tamnt133 vì bài viết hữu ích
    duongtran.18 (24/02/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #416531   24/02/2016

    duongtran.18
    duongtran.18
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/01/2016
    Tổng số bài viết (128)
    Số điểm: 2514
    Cảm ơn: 37
    Được cảm ơn 138 lần


    Hợp đồng giải trí cùng điều Luật JYJ tại Hàn Quốc

    Thường các nghệ sĩ nước ngoài có hợp đồng khá dài hạn và được ký kết rất chặt chẽ với Công ty quản lý.

    Nếu Keisha có có hợp đồng với Sony Music Entertainment kéo dài lên đến 10 năm thì các nghệ sỹ Hàn Quốc cũng có những hợp đồng “nô lệ” lên đến 13 năm hay 16 năm và thường bắt đầu từ khi họ còn rất trẻ (thậm chí lúc họ chỉ mới 12 tuổi và bố mẹ là người đại diện ký hợp đồng).

    Mình xin phép về vụ kiện có nhiều điểm tương tự và nổi tiếng tại Hàn Quốc giữa JYJ và SM Entertainment (Hàn Quốc) diễn ra vào năm 2008, khi đó JYJ  bao gồm Kim Jaejoong, Park Yoochun và Kim Junsu (tiền thân là thành viên của TVXQ) đã khởi kiện công ty SME (Hàn Quốc). Với lý do, đây là một hợp đồng nô lệ - kéo dài đến 13 năm và những điều khoản phân chia lợi nhuận chênh lệch lớn giữa công sức họ bỏ ra và giá trị họ nhận được. Theo đó, tỷ lệ lợi nhuận sẽ là 5/100, tức là TVXQ chỉ nhận được 5% tổng lợi nhuận, và vì có 5 thành viên, mỗi thành viên của nhóm chỉ được nhận mức 1% lợi nhuận.

    Vụ kiện đã tạo ra làn sóng phản đối lớn trong nền giải trí Hàn Quốc khi SME lợi dụng quyền lực của ông lớn số 1 Hàn Quốc để ép buộc các nhà sản xuất, các đài truyền hình không được để JYJ xuất hiện trong các chương trình giải trí Hàn Quốc.

    Tuy nhiên, bằng sự nỗ lực của mình, cuối cùng JYJ đã thắng kiện vào năm 2012 với quyết định của Tòa án tuyên bố giải trừ hợp đồng giữa 3 thành viên JYJ và SM Entertainment.

    Đồng thời đến tháng 12/2015, Uỷ ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc (KCSC) và đại biểu Quốc hội Choi Min Hee thuộc đảng Liên minh Chính trị mới vì Dân chủ thông qua việc tán thành dự thảo luật ngăn chặn hành vi chèn ép nghệ sỹ xuất hiện truyền hình vì những lý do thiếu tính thỏa đáng, có tên không chính thức là "Điều luật JYJ". JYJ sẽ được xuất hiện trên các show diễn âm nhạc và chương trình giải trí trong thời gian tới khi điều luật này chính thức có hiệu lực.

    Theo điều luật, bất cứ công ty nào vi phạm các điều khoản sẽ bị Ủy ban Tiêu chuẩn Truyền thông Hàn Quốc rà soát và điều chỉnh, ngoài ra còn bị phạt một số tiền 2% tổng doanh thu của công ty đó. Bà Choi Min Hee - người đã đứng lên, đề xuất "Luật JYJ" chia sẻ: "Điều luật này đảm bảo quyền lợi cho các nghệ sỹ bị ngăn chặn xuất hiện trên truyền hình và những người hâm mộ đang mòn mỏi chờ đợi từng ngày để được nhìn thấy thần tượng của mình".

    Tuy nhiên, vì điều luật chưa đả động đến đối tượng là nhà sản xuất chương trình nên thực tế, các chuyên gia đều đánh giá là khó thực hiện!

    Chiếu lại vụ của Keisha, sau vụ kiện này, có thể Keisha sẽ từ "con cưng" biến thành "con ghẻ" của SME (Mỹ) như trường hợp của JYJ nên điều cô lo lắng không có gì là lạ. Nếu sống nhờ fan thì cũng là khó khăn đối với cô nàng khi thực tế cho thấy, Keisha có rất nhiều antifan tại chính nước Mỹ bởi phong cách của mình.

    Nếu bạn nào có xem phim tài liệu về Keisha sẽ thấy phong cách cô nàng hát hò và trình diễn nhiều khi rất nhạy cảm.

    Cập nhật bởi duongtran.18 ngày 24/02/2016 10:37:07 SA
     
    Báo quản trị |