Kể từ ngày 1/7/2024, Căn cước có thể sử dụng để thay thế hộ chiếu được không?

Chủ đề   RSS   
  • #609137 08/03/2024

    gryffin

    Chồi

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/03/2024
    Tổng số bài viết (57)
    Số điểm: 1059
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 28 lần


    Kể từ ngày 1/7/2024, Căn cước có thể sử dụng để thay thế hộ chiếu được không?

    Căn cước và Hộ chiếu là “vật bất ly thân” của mỗi chúng ta, đều mang trên mình những vai trò quan trọng. Và từ ngày 1/7/2024 tới, khi Luật căn cước 2023 có hiệu lực, Căn cước có thể sử dụng thay thế hộ chiếu được không?

    1. Căn cước là gì?

    Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Căn cước 2023 có quy định như sau:

    - Căn cước là thông tin cơ bản về nhân thân, lai lịch, nhân dạng và sinh trắc học của một người..”

    Thẻ Căn cước gồm những thông tin sau đây:

    + Hình Quốc huy nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

    + Dòng chữ “CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM, Độc lập - Tự do - Hạnh phúc”;

    + Dòng chữ “CĂN CƯỚC”;

    + Ảnh khuôn mặt;

    + Số định danh cá nhân;

    + Họ, chữ đệm và tên khai sinh;

    + Ngày, tháng, năm sinh;

    + Giới tính;

    + Nơi đăng ký khai sinh;

    + Quốc tịch;

    + Nơi cư trú;

    + Ngày, tháng, năm cấp thẻ; ngày, tháng, năm hết hạn sử dụng;

    + Nơi cấp: Bộ Công an.

    - Thông tin được mã hóa, lưu trữ trong bộ phận lưu trữ trên thẻ căn cước gồm:

    + Thông tin về ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của công dân.

    + Họ, chữ đệm và tên khai sinh.

    + Tên gọi khác.

    + Số định danh cá nhân.

    + Ngày, tháng, năm sinh.

    + Giới tính.

    + Nơi sinh.

    + Nơi đăng ký khai sinh.

    + Quê quán.

    + Dân tộc.

    + Tôn giáo.

    + Quốc tịch.

    + Nhóm máu.

    + Số chứng minh nhân dân 09 số.

    + Ngày, tháng, năm cấp, nơi cấp, thời hạn sử dụng của thẻ căn cước, thẻ căn cước công dân, chứng minh nhân dân 12 số đã được cấp.

    + Họ, chữ đệm và tên, số định danh cá nhân, số chứng minh nhân dân 09 số, quốc tịch của cha, mẹ, vợ, chồng, con, người đại diện hợp pháp, người được đại diện.

    + Nơi thường trú.

    + Nơi tạm trú.

    + Nơi ở hiện tại.

    + Thông tin nhân dạng.

    + Thông tin được tích hợp vào thẻ căn cước gồm thông tin thẻ bảo hiểm y tế, sổ bảo hiểm xã hội, giấy phép lái xe, giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn hoặc giấy tờ khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định, trừ thông tin trên giấy tờ do Bộ Quốc phòng cấp.

    Theo (Điều 18 Luật Căn cước 2023)

    Như vậy có thể thấy, Căn cước là giấy tờ tùy thân chính của công dân Việt Nam, có đầy đủ thông tin của cá nhân và có giá trị pháp lý được nhà nước bảo đảm. 

    2. Hộ chiếu là gì?

    Căn cứ Luật xuất cảnh nhập cảnh của công dân Việt Nam năm 2019 (Luật Xuất nhập cảnh), hộ chiếu (hay còn gọi là passport) là giấy tờ thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp cho công dân Việt Nam sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh, chứng minh quốc tịch và nhân thân.

    Trên hộ chiếu có đầy đủ các thông tin cơ bản, bao gồm: ảnh chân dung; họ, chữ đệm và tên; ngày, tháng, năm sinh; giới tính; quốc tịch; ký hiệu, số giấy tờ xuất nhập cảnh; ngày, tháng, năm cấp, cơ quan cấp; ngày, tháng, năm hết hạn; số định danh cá nhân hoặc số chứng minh nhân dân; chức vụ, chức danh đối với hộ chiếu ngoại giao, hộ chiếu công vụ phù hợp với yêu cầu đối ngoại. Ngôn ngữ trong hộ chiếu bao gồm cả tiếng Việt và tiếng Anh

    3. Căn cước có thể sử dụng để thay thế hộ chiếu được không?

    Như đã đề cập, hộ chiếu được sử dụng để xuất cảnh, nhập cảnh. Căn cứ Điều 20 Luật Căn cước 2023 quy định về giá trị sử dụng của thẻ căn cước có nói rõ:

    - Thẻ căn cước có giá trị chứng minh về căn cước và thông tin khác đã được tích hợp vào thẻ căn cước của người được cấp thẻ để thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công, các giao dịch và hoạt động khác trên lãnh thổ Việt Nam..

    - Thẻ căn cước được sử dụng thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trong trường hợp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép người dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho giấy tờ xuất nhập cảnh trên lãnh thổ của nhau.

    Như vậy, trong trường hợp Việt Nam và nước ngoài ký kết điều ước hoặc thỏa thuận quốc tế cho phép công dân nước ký kết được sử dụng thẻ căn cước thay cho hộ chiếu trên lãnh thổ của nhau thì Thẻ căn cước mới có thể được sử dụng thay thế cho Hộ chiếu, còn những trường hợp khác thì không thể.

    Tham khảo: Vì Hộ chiếu có đầy đủ các thông tin về nhận diện cá nhân, nên trong trường hợp ngược lại, Hộ chiếu có thể thay thế căn cước để thực hiện những việc sau:

    + Thực hiện giao dịch tại ngân hàng.

    + Yêu cầu cấp lại giấy phép lái xe bị mất.

    + Làm thủ tục đi tàu bay trên các chuyến tàu bay nội địa.

    + Đến ngân hàng rút tiền.

    + Ký kết hợp đồng.

     
    766 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn gryffin vì bài viết hữu ích
    admin (11/04/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận