Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển vật liệu phóng xạ

Chủ đề   RSS   
  • #610028 29/03/2024

    Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển vật liệu phóng xạ

    Khi vận chuyển vật liệu phóng xạ thì phải sắp xếp bảo đảm an toàn và chắc chắn để không bị xê dịch, không bị lật, không bị rơi và phải bảo đảm thông lượng nhiệt trung bình trên bề mặt

    1. Kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển vật liệu phóng xạ

    Căn cứ Điều 62 Luật năng lượng nguyên tử 2008 quy định về kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau:

    - Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập và thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh đáp ứng các yêu cầu sau đây:

    + Có phương án bảo vệ an toàn cho người trực tiếp tham gia vận chuyển và những người có liên quan khác; kiểm tra sự nhiễm bẩn phóng xạ của kiện hàng, khu vực chuẩn bị kiện hàng phóng xạ, khu vực kho và các phương tiện vận chuyển; lập và lưu giữ hồ sơ kiểm tra;

    + Nhân viên tham gia vào quá trình vận chuyển phải được đào tạo, cập nhật kiến thức về an toàn bức xạ, có hiểu biết về quy tắc phòng cháy, chữa cháy và quy định về vận chuyển an toàn vật liệu phóng xạ;

    + Xây dựng, kiểm soát lộ trình vận chuyển; phòng ngừa việc thất lạc vật liệu phóng xạ, việc chiếm đoạt, phá hoại vật liệu phóng xạ.

    - Tổ chức, cá nhân khi vận chuyển vật liệu phóng xạ phải lập kế hoạch ứng phó sự cố cấp cơ sở đáp ứng những yêu cầu sau đây:

    + Quy định cụ thể nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân khi có sự cố xảy ra;

    + Thông báo khẩn cấp cho các cơ quan có thẩm quyền về sự cố;

    + Có biện pháp và phương tiện kỹ thuật cần thiết ứng phó sự cố;

    + Cảnh báo cho dân chúng xung quanh nơi xảy ra sự cố;

    + Khoanh vùng cách ly, ngăn chặn tiếp cận, khắc phục việc nhiễm bẩn phóng xạ;

    + Cấp cứu nạn nhân.

    - Kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển chất phóng xạ, chất thải phóng xạ có mức độ nguy hiểm trên trung bình và vận chuyển vật liệu hạt nhân phải được diễn tập và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp phép thẩm định.

    - Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn chi tiết việc lập kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và kế hoạch ứng phó sự cố trong vận chuyển vật liệu phóng xạ.

    2. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển

    Căn cứ Điều 63 Luật năng lượng nguyên tử 2008 quy định về trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ như sau:

    - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân gửi hàng:

    + Xin cấp giấy phép vận chuyển vật liệu phóng xạ;

    + Thông báo cho tổ chức, cá nhân vận chuyển những yêu cầu về an toàn, an ninh và cung cấp những tài liệu liên quan đến hàng vận chuyển;

    + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

    + Lưu giữ hồ sơ về việc gửi hàng.

    - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân vận chuyển:

    + Kiểm tra điều kiện an toàn của hàng gửi theo quy định;

    + Tuân thủ các quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển; chỉ chấp nhận vận chuyển khi hàng gửi có đầy đủ thủ tục, hồ sơ hợp lệ, đóng gói bảo đảm an toàn trong vận chuyển;

    + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng hướng dẫn nhân viên vận chuyển thực hiện quy định của giấy phép vận chuyển và hợp đồng vận chuyển;

    + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

    - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nhận hàng:

    + Phối hợp với tổ chức, cá nhân gửi hàng, tổ chức, cá nhân vận chuyển tiếp nhận an toàn, đúng hạn, nhanh chóng giải phóng kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

    + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với tổ chức, cá nhân liên quan khi sự cố xảy ra;

    + Báo cáo ngay cho tổ chức, cá nhân gửi hàng và cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện hàng hóa nhận được không đúng với hợp đồng vận chuyển về chủng loại, số lượng, kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ.

    - Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân lưu giữ kiện hàng phóng xạ tại kho trung chuyển:

    + Phối hợp với tổ chức, cá nhân vận chuyển, tổ chức, cá nhân nhận hàng tiếp nhận an toàn, nhanh chóng giải phóng các kiện hàng phóng xạ ra khỏi nơi nhận hàng;

    + Tham gia khắc phục hậu quả cùng với các bên liên quan khi sự cố xảy ra;

    + Báo cáo ngay với cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân khi phát hiện các kiện hàng phóng xạ có dấu hiệu bị hư hỏng, bị tháo dỡ, bị rò rỉ phóng xạ; kiện hàng phóng xạ không có người nhận.

    - Tổ chức, cá nhân liên quan đến việc vận chuyển phải thực hiện kế hoạch bảo đảm an toàn, an ninh và ứng phó sự cố

    Trên đây là quy định về kế hoạch ứng phó sự cố khi vận chuyển vật liệu phóng xạ và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong vận chuyển vật liệu phóng xạ theo Luật năng lượng nguyên tử 2008

     
    156 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận