kê biên tài sản có đúng không?

Chủ đề   RSS   
  • #182125 29/04/2012

    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    kê biên tài sản có đúng không?

    Các bạn ơi mình có trường hợp thế này mong mọi người giúp mình.
    Ông Minh có 2 ngôi nhà, một ngôi nhà ở đường trần phú thành phố huế, một ngôi nhà ở đường an dương vương thành phố huế. ông Minh bán ngôi nhà số 19 dường an dương vương cho ông bà vinh với số tiền là 500triệu. ông bà vinh dã giao số tiền như thỏa thuận nhưng ông a đã không giao nhà cho ông bà vinh mà còn có hành vi hủy hoại ngôi nhà. ông bà vinh đã khởi kiện ông minh ra tòa và yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời kê biên tài sản. tòa án kê biên ngôi nhà đường trần phú.
      trường hợp này tòa án làm như vậy có đúng không? cho mình câu trả lời nhé! cảm ơn mọi người.

    nothing is impossible

     
    7158 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #182501   02/05/2012

    cuongluatsu
    cuongluatsu
    Top 500
    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (164)
    Số điểm: 906
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 64 lần


    Chào bạn!
    Về đối tượng giao dịch mua bán ở đây là ngôi nhà số 19 đường An Dương Vương và ông bà Minh đã không thực hiện đúng theo quy định trong hợp đồng nên trường hợp này ông và Vinh hoàn toàn khởi kiện ra Tòa yêu cầu ông bà Minh thực hiện hợp đồng. Tuy nhiên nếu có áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời thì sẽ áp dụng đối với ngôi nhà 19 An Dương Vương. Nếu như có căn cứ chứng minh nghĩa vụ mà ông bà Minh phải thực hiện với ông bà Vinh không đủ thì Tòa có thể xem xét kê biên cả ngôi nhà ở đường Trần Phú.

    Công ty luật hợp danh Sự Thật - Đoàn luật sư thành phố Hà Nội

    Giám đốc: Luật sư Tạ Quốc Cường -

    - Điện thoại: 0912 479 766 - 09133 828 74- Website: luatsuthat.vn

    - Gmail: cuongluatsust@gmail.com - Phương châm: CÓ TÀI, CÓ TÂM, SẼ CÓ TẦM.

    - Địa chỉ: Số 12, ngõ 71, đường Nguyên Hồng, Láng Hạ, Đống Đa, Hà Nội.

    * CUNG CẤP DỊCH VỤ PHÁP LÝ

    1. Cử luật sư tranh tụng tại Tòa án trong các vụ án Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại

    Luật sư đại diện theo ủy quyền tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý...

    2. Tư vấn pháp luật trực tiếp hoặc bằng văn bản cho các tố chức, cá nhân trong mọi lĩnh vực pháp luật.

    3. Tư vấn lập dự án đầu tư, xin thuê đất, chuyển nhượng dự án. Mua bán doanh nghiệp, đấu thầu...

    4. Thu hồi công nợ, tư vấn thu hồi nợ "Xấu".

    * TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ

     
    Báo quản trị |  
  • #182512   02/05/2012

    Mong giải thích rõ giúp tôi căn cứ của việc: #ff0000;">"Nếu như có căn cứ chứng minh nghĩa vụ mà ông bà Minh phải thực hiện với ông bà Vinh không đủ thì Tòa có thể xem xét #ffff00;">kê biên cả ngôi nhà ở đường Trần Phú".
    Vì theo như tôi được biết thì trong Bộ luật tố tụng dân sự 2004 (sửa đổi năm 2011) chỉ quy định Biện pháp khẩn cấp tạm thời là: Kê biên tài sản đang tranh chấp:
    "Điều 108. Kê biên tài sản đang tranh chấp

    1. Kê biên tài sản đang tranh chấp được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người giữ tài sản đang tranh chấp có hành vi tẩu tán, huỷ hoại tài sản.

    2. Tài sản bị kê biên có thể được thu giữ, bảo quản tại cơ quan thi hành án hoặc lập biên bản giao cho một bên đương sự hoặc người thứ ba quản lý cho đến khi có quyết định của Toà án".

    Chứ không có biện pháp Kê biên tài sản nào như Luật sư đã hướng dẫn.
    Xin cảm ơn Luật sư!


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhthaonguyen117 vì bài viết hữu ích
    minhtuyen691 (02/05/2012)
  • #182551   02/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!

    Không biết những thông tin mà bạn #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">minhtuyen691 nếu trong topic có thực sự chính xác không? Nếu là chính xác thì có thể thấy nội dung rõ ràng như sau:

    Ông Minh có 2 ngôi nhà, 1 ngôi ở đường Trần Phú, 1 ngôi ở 19 đường An Dương Vương.
    Ông Minh bán cho ông bà Vinh ngôi nhà ở 19 đường An Dương Vương.
    Tranh chấp xảy ra, Tòa án đã kê biên ngôi nhà ở đường Trần Phú.

    Vậy có thể trả lời ngay việc làm của Tòa án là sai. Bởi cũng như bạn #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #edf5f9;">thanhthaonguyen117 đã khẳng định, các biện pháp khẩn cấp tạm thời trong tố tụng dân sự chỉ có biện pháp kê biên tài sản đang tranh chấp (quy định tại khoản 6 Điều 102, được cụ thể hóa tại Điều 108 BLTTDS). Có nghĩa là biện pháp kê biên tài sản chỉ được áp dụng đối với tài sản đang tranh chấp. Ở đây, tài sản đang tranh chấp là ngôi nhà số 19 đường An Dương Vương chứ không phải là ngôi nhà ở đường Trần Phú.

    Vì vậy mà Tòa án tiến hành kê biên ngôi nhà ở đường Trần Phú là trái với quy định của pháp luật. Và cũng vì vậy mà ý kiến của #ca0002; text-align: -webkit-center; background-color: #fff8df;">cuongluatsu: "Nếu như có căn cứ chứng minh nghĩa vụ mà ông bà Minh phải thực hiện với ông bà Vinh không đủ thì Tòa có thể xem xét kê biên cả ngôi nhà ở đường Trần Phú" cũng không chính xác. Trong mọi trường hợp, nếu áp dụng biện pháp kê biên, thì Tòa án chỉ kê biên ngôi nhà 19 An Dương Vương chứ không được phép kê biên ngôi nhà ở đường Trần Phú.

    Trân trọng!
        
      

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn BachThanhDC vì bài viết hữu ích
    minhtuyen691 (02/05/2012)
  • #182559   02/05/2012

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


       
     Đúng như bạn thanhthaonguyen117 và bạn BachThanhDC nói Tòa Án áp dụng như vậy là sai vì căn cứ vào điều 108 BLTTDS thì tòa án chỉ có thể kê biên ngôi nhà đang có tranh chấp là ngôi nhà đường an dương vương, còn ngôi nhà đường trần phú hoàn toàn không có liên quan đên quan hệ này.
       Nhân đây mình cũng có một thắc mắc cũng liên quan đến vấn đề như thế này muốn tham khảo ý kiến mọi người:
     Giả sử nếu có trừơng hợp ông bà Vinh có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại ngân của ông Minh là 500 triệu nhưng tòa án lại chỉ áp dụng phong tòa 300 triệu vậy việc làm này của tòa án có đúng không?

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #182565   02/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    minhtuyen691 viết:
    Nhân đây mình cũng có một thắc mắc cũng liên quan đến vấn đề như thế này muốn tham khảo ý kiến mọi người:
    Giả sử nếu có trừơng hợp ông bà Vinh có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại ngân của ông Minh là 500 triệu nhưng Tòa án lại chỉ áp dụng phong tòa 300 triệu vậy việc làm này của tòa án có đúng không?


    Vấn đề bạn đưa ra thảo luận, luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào cụ thể.

    Theo tôi thì vì Điều 120 BLTTDS quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp "phong tỏa tài khoản tại ngân hàng" phải gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. 

    Vì vậy mà nếu ông bà Vinh đã gửi vào tài khoản phong tỏa một tài sản có giá trị chưa đến 500 triệu thì việc làm của Tòa án chẳng có gì sai. Còn nếu nó tương đương với 500 triệu thì việc Tòa án chỉ phong tỏa của ông Minh 300 triệu là không hợp lý.


    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #182574   02/05/2012

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


    BachThanhDC viết:
    minhtuyen691 viết:
    Nhân đây mình cũng có một thắc mắc cũng liên quan đến vấn đề như thế này muốn tham khảo ý kiến mọi người:
    Giả sử nếu có trừơng hợp ông bà Vinh có yêu cầu tòa án áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản tại ngân của ông Minh là 500 triệu nhưng Tòa án lại chỉ áp dụng phong tòa 300 triệu vậy việc làm này của tòa án có đúng không?


    Vấn đề bạn đưa ra thảo luận, luật cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành không có quy định nào cụ thể.

    Theo tôi thì vì Điều 120 BLTTDS quy định người yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp "phong tỏa tài khoản tại ngân hàng" phải gửi vào tài khoản phong tỏa tại ngân hàng một khoản tiền, kim khí quý, đá quý hoặc giấy tờ có giá tương đương với nghĩa vụ tài sản mà người có nghĩa vụ phải thực hiện. 

    Vì vậy mà nếu ông bà Vinh đã gửi vào tài khoản phong tỏa một tài sản có giá trị chưa đến 500 triệu thì việc làm của Tòa án chẳng có gì sai. Còn nếu nó tương đương với 500 triệu thì việc Tòa án chỉ phong tỏa của ông Minh 300 triệu là không hợp lý.



       khi tòa án chấp nhận yêu cầu thì Ông Bà Minh sẽ phải thực hiện theo như yêu cầu tức là gửi một khoản tiền, kim khí quý hoặc đá quý vào ngân hàng. như vậy làm sao mà có trường hợp ông bà minh thực hiện biện pháp bảo đảm nhỏ hơn giá tri yêu cầu như ban đầu. hơn nữa khi thực hiện thấp hơn yêu cầu nếu gây ra thiệt hại cho ông Minh thì ai là người phải chịu trách nhiệm? Ông bà Vinh hay Tòa Án

    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |  
  • #182587   02/05/2012

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    minhtuyen691 viết:

    Khi tòa án chấp nhận yêu cầu thì Ông Bà Minh sẽ phải thực hiện theo như yêu cầu tức là gửi một khoản tiền, kim khí quý hoặc đá quý vào ngân hàng. như vậy làm sao mà có trường hợp ông bà minh thực hiện biện pháp bảo đảm nhỏ hơn giá tri yêu cầu như ban đầu. hơn nữa khi thực hiện thấp hơn yêu cầu nếu gây ra thiệt hại cho ông Minh thì ai là người phải chịu trách nhiệm? Ông bà Vinh hay Tòa Án


    Tất cả đều chỉ là giả thiết thôi mà bạn. Luật thì quy định là tương đương, nhưng trong thực tế có thể xảy ra trường hợp như vậy lắm chứ. Ông bà Vinh không thể có tài sản có giá trị tương đương với nghĩa vụ của ông Minh là 500tr, mà chỉ có tài sản giá trị 300tr đồng thôi thì họ vẫn có quyền yêu cầu phong tỏa tài khoản của ông Minh tại ngân hàng, và Tòa án thì có quyền phong tỏa tài khoản của ông Minh bằng với giá trị tài sản đảm bảo của ông bà Vinh. Còn 200tr còn lại thuộc nghĩa vụ của ông Minh nếu được Tòa án chấp nhận, thì khi bản án có hiệu lực sẽ thi hành bằng biện pháp khác.

    Bạn hỏi: "Khi thực hiện thấp hơn yêu cầu nếu gây ra thiệt hại cho ông Minh thì ai là người phải chịu trách nhiệm?". Tôi không hiểu ý bạn ở chỗ này. Khi ông bà Vinh thực hiện biện pháp bảo đảm thấp hơn nghĩa vụ về tài sản của ông Minh, Tòa án cũng chỉ phong tỏa tài khoản của ông Minh tương đương với giá trị tài sản bảo đảm của ông bà Vinh thì làm sao lại gây thiệt hại cho ông Minh được.



    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #183184   04/05/2012

    minhtuyen691
    minhtuyen691

    Chồi

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 1110
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 14 lần


      BachThanhDC không hiểu ý của mình rồi, ở đây có nghĩa là dựa trên cơ sở pháp luật: 
     - nếu ông bà vinh yêu ầu tòa án thực hiện biện pháp phong tỏa tài san là 500 triệu. tòa  án chấp nhận nhưng chỉ thực hiện phong tỏa 300 triệu. 
     - tòa án làm như vậy có đúng không? nếu xảy ra thiệt hại cho ông minh thì ai là người phải chịu trách nhiệm?tòa án hay ông bà vinh?
    VÌ  BLTTDS CÓ QUY ĐỊNH:

    Điều 101. Trách nhiệm do áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng

    1. Người yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về yêu cầu của mình. Trong trường hợp yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì phải bồi thường.

    2. Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời không đúng mà gây thiệt hại cho người bị áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời hoặc cho người thứ ba thì Toà án phải bồi thường nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    A) Toà án tự mình áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời;

    B) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khác với biện pháp khẩn cấp tạm thời mà cá nhân, cơ quan, tổ chức có yêu cầu;

    C) Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời vượt quá yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của cá nhân, cơ quan, tổ chức.


    nothing is impossible

     
    Báo quản trị |