Hủy hoại tài sản , cố ý gây thương tích ? các bác giải quyết dùm em! các bác ơi!

Chủ đề   RSS   
  • #58093 17/08/2010

    nguyenvubao1

    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 899
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Hủy hoại tài sản , cố ý gây thương tích ? các bác giải quyết dùm em! các bác ơi!

    Do mâu thuẫn cá nhân bà Lan thuê Nam và Tý,cả 3 cùng đến nhà bà Đào phá và san thành bình địa nhà bà Đào,lấy đi một số tài sản khiến bà Đào lâm vào cảnh màng trời chiếu đất.Bà Lan còn cho người đánh bà Đào thương tật 18%.Bà Lan phạm những tội gì hả các bác??????? giúp em với!
    Cập nhật bởi admin ngày 24/08/2010 11:41:22 AM

    Ai cũng muốn chân lý đứng về phía mình, không ai chịu đứng về phía chân lý@@@./.

     
    12060 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #58151   18/08/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần


         Theo ý kiến của tôi: Bà Lan phạm những tội sau:
             1. Cố ý gây thương tích: vai trò người tổ chức
             2.Hủy hoại tài sản
             3. Về hành vi chiếm đoạt tài sản thì mình phân vân giữa các tội: Cướp tài sản và cưỡng đoạt tài sản.
            Mong Các bạn trao đổi thêm.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #58152   18/08/2010

    coygaythuongtich
    coygaythuongtich

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mỉm cười chờ định mệnh

    Thứ nhất về việc bà Lan thuê Nam và Tý,cả 3 cùng đến nhà bà Đào phá và san thành bình địa nhà bà Đào,"đây là trường hợp có tình tiết định khung tăng nặng là có tỗ chức":
    -Xét trường hợp giá trị tài sản bị phá hoại dưới 2 triệu đồng:
    +Nếu gây hậu quả nghiêm trọng thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo khoản 2 điều 143 với tình tiết định khung tăng nặng là điểm bk2 điều 143 "có tổ chức",nếu không gây hậu quả nghiêm trọng thì không bị truy cứu về tội này
    +Nếu những người này đã bị xử phạt hành chính về hành vi này hoặc là đã bị kết án về hành vi này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo khoản 2 điều 143 với tình tiết định khung tăng nặng là điểm bk2 điều 143 "có tổ chức",nếu chưa bị"xử phạt hành chính về hành vi này hoặc là đã bị kết án về hành vi này mà chưa được xóa án tích mà còn vi phạm" thì không bị truy cứu về tội này.
    -Xét trường hợp giá trị tài sản bị phá hoại từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo khoản 2 điều 143 với tình tiết định khung tăng nặng là điểm bk2 điều 143 "có tổ chức"
    -Xét trường hợp giá trị tài sản bị phá hoại từ 50 tr đến dưới 200tr  thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo điểm g khoản 2 điều 143 và tình tiết định khung tăng nặng là  có tồ chức.
    -Xét trường hợp giá trị tài sản bị phá hoại từ 200tr đến dưới 500tr thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo điềm a khoản 3 điều 143
    -Xét trường hợp giá trị tài sản bị phá hoại từ 500tr trở lên
    thì sẽ bị truy cứu về tội hủy hoại tài sản theo điểm a khoản 4 điều 143.
    Thứ 2 hành vi lấy đi một số tài sản của bà Đào sẽ cấu thành tội cướp tài sản theo điều 133
    Thứ 3: hành vi gây thương tật 18% cho bà Đào,bà Lan sẽ đồng phạm "tội cố ý gây thương tích theo điều 104 khoản 1" với vai trò người chủ mưu
    Hic mong mọi người góp ý

    Mỉm cười chờ định mệnh. Mr June

     
    Báo quản trị |  
  • #58306   20/08/2010

    nguyenvubao1
    nguyenvubao1

    Mầm

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:07/01/2010
    Tổng số bài viết (40)
    Số điểm: 899
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    thank!

    Ai cũng muốn chân lý đứng về phía mình, không ai chịu đứng về phía chân lý@@@./.

     
    Báo quản trị |  
  • #58522   24/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào các bạn!
    Về tội "Huỷ hoại tài sản" và "Cố ý gây thương tích" thì khỏi phải bàn cãi rồi. Tuy nhiên với lượng thông tin mà nguyenvubao đưa ra thì chưa đủ cơ sở khẳng định nó thuộc khoản nào của hai tội này mà phải dựa vào kết quả điều tra thực tế. Ví dụ như ngoài tình tiết phạm tội có tổ chức thì việc "khiến cho bà Đào lâm vào cảnh màn trời chiếu đất" là tình tiết gây hậu quả nghiêm trọng đối với tội "Huỷ hoại tài sản". Hoặc tuy thương tích chỉ 18% nhưng cũng có thể những người gây ra thương tích sẽ bị truy tố theo khoản 2 điều 104 chứ chưa hẳn là khoản 1.
    Về hành vi "lấy đi một số tài sản" thì chắc chắn chưa thể khẳng định cấu thành tội gì. Nó có thể là tội "Cướp tài sản", có thể là tội "Cưỡng đoạt tài sản", cũng có thể là tội "Công nhiên chiếm đoạt tài sản". Việc định tội tronmg trường hợp này hoàn toàn phụ thuộc vào ý chí của bà Lan và các đồng phạm khi thực hiện hành vi phá nhà của bà Đào là nhằm mục đích gì? Vậy nhưng thông tin này lại không có trong topic. Theo quan điểm của tôi thì bà Lan thuê người phá nhà bà Đào là "do mâu thuẫn cá nhân". Lúc đầu họ chỉ có ý định phá nhà để trả thù chứ không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản. Sau khi thực hiện hành vi huỷ hoại, thấy có tài sản nên họ mới nảy sinh ý định chiếm đoạt tài sản và thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản. Do đó hành vi chiếm đoạt không thỏa mãn dấu hiệu chủ quan của cvấu thành tội "Cướp tài sản" và tội "Cưỡng đoạt tài sản" mà chỉ là hành vi "Công nhiên chiếm đoạt tài sản" và bị truy tố nếu thỏa mãn các dấu hiệu khác.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #58533   24/08/2010

    coygaythuongtich
    coygaythuongtich

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2010
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào Bạn BachThanhDC,cảm ơn bạn đã góp ý những chổ thiếu sót. Riêng mình vẫn còn thắc mắc ở hành vi "công nhiên chiếm đoạt tài sản" mà bạn nêu trên. Theo mình thì Tôi "công nhiên chiếm đoạt tài sản" có dấu hiệu: công khai chiếm đoạt tài sản và hành vi này xảy ra trong hoàn cảnh người chủ tài sản không có điều kiện để ngăn cản(biết bị chiếm đoạt tài sản nhưng không thể ngăn cản,"không thể ngăn cản" ở đây là do sự kiện khách quan gây ra chứ không phải do người phạm tội gây ra) và người phạm tội không cần và không có ý định có bất cứ thủ đoạn nào để đối phó với chủ sỡ hữu,người PT cũng không dủng vũ lực hay đe dọa dủng vũ lực hay uy hiếp tinh thần hay nhanh chóng chiếm đoạt và nhanh chóng tẩu thoát.Trong trường hợp này người PT đã trực tiếp sử dụng vũ lực khiến cho chủ sở hữu tài sãn không có khả năng "ngăn cản" và trực tiếp chiếm đoạt tài sản. Mặc dù ban đầu có thể chưa có dấu hiệu "Cướp tài sản" nhưng sau đó người PT đã trực tiếp sử dụng vũ lực khiến cho chủ sở hữu tài sãn không có khả năng "ngăn cản" và trực tiếp chiếm đoạt tài sản--> chính hành vi này đã chuyển hóa thành tội Cướp tài sản
    Mong được góp ý
    Cập nhật bởi coygaythuongtich ngày 24/08/2010 02:32:52 PM

    Mỉm cười chờ định mệnh. Mr June

     
    Báo quản trị |  
  • #58725   26/08/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần


    Chào coygaythuongtich!
    Trao đổi thêm với bạn về hành vi "Công nhiên CĐTS".
    Tội phạm này chưa được các nhà khoa học nghiên cứu nhiều. Tuy nhiên qua thực tiễn xét xử thì hành vi khách quan của tội phạm được thể hiện dưới các dạng sau:
    - Người PT lợi dụng sơ hở, vướng mắc của người quản lý tài sản để công nhiên chiếm đoạt tài sản của họ.
    - Người PT lợi dụng hoàn cảnh khách quan để chiếm đoạt tài sản. Những hoàn cảnh cụ thể này không do người có tài sản gây ra (chứ không phải là không do người phạm tội gây ra như cách hiểu của bạn) làm cho họ lâm vào tình trạng không thể bảo vệ được tài sản của mình.
    - Người PT công nhiên chiếm đoạt tài sản sau khi đã thực hiện xong một hành vi phạm tội khác. (Đây chính là trường hợp chủ topic đã đưa ra mà trong thực tế nhiều người lầm tưởng đó là hành vi cướp tài sản vì nó được thực hiện sau khi đã thực hiện hành vi dùng vũ lực hoặc đe doạ dùng vũ lực).
    Quay trở lại với chủ đề, có thể thấy bà Lan và các đồng phạm thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản sau khi thực hiện hành vi huỷ hoại tài sản (không dùng vũ lực) và trước khi thực hiện hành vi cố ý gây thương tích (dùng vũ lực). Như vậy hành vi chiếm đoạt tài sản, ngoài việc được thực hiện một cách công khai thì không hề có yếu tố dùng vũ lực cũng như đe doạ dùng vũ lực như bạn nghĩ. Đây chính là đặc điểm nổi bật của tội Công nhiên... (so với các tội phạm có tính chất chiếm đoạt khác như Cướp, Cưỡng đoạt...), nó chỉ xâm phạm đến một quan hệ duy nhất là quan hệ sở hữu mà không xâm phạm đến quan hệ nhân thân.
    Về vấn đề chuyển hoá tội phạm: topic không nêu cụ thể bà Đào bị gây thương tích trong hoàn cảnh nào. Về logic thì cũng không có việc bà Đào cố tình giữ lại tài sản đã bị chiếm đoạt nên mới bị đánh (thể hiện ở chỗ: Bà Lan còn cho người đánh bà Đào thương tật 18%). Như vậy, theo tôi hành vi chiếm đoạt tài sản và hành vi gây thương tích là hoàn toàn độc lập với nhau nên không có việc chuyển hoá tội phạm.
    Trân trọng!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |