Hướng dẫn tự kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

Chủ đề   RSS   
  • #605820 03/10/2023

    xuanuyenle
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam
    Tham gia:02/08/2022
    Tổng số bài viết (2349)
    Số điểm: 81119
    Cảm ơn: 84
    Được cảm ơn 1695 lần


    Hướng dẫn tự kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không?

    Để tránh tình trạng bị "khủng bố" đòi nợ mặc dù không vay khiến người dân hoang mang, bài viết hướng dẫn cách tự tìm hiểu thông tin dư nợ của mình tại các ngân hàng hay tổ chức tín dụng không?

    Tình trạng bị gọi điện làm phiền hay "khủng bố" đòi nợ mặc dù chưa từng vay, hay không bảo lãnh người quen nào vay tiền qua các app, công ty tài chính, ngân hàng,...không còn quá xa lạ. Nhiều người còn chủ động chặn các số này hay báo cáo lên trang web về sim rác, thế nhưng, thực tế tình trạng này vẫn tiếp tục xảy ra mặc dù đã thuyên giảm so với trước. Bài viết sẽ hướng dẫn cách người dân tự kiểm tra mình có bị giả thông tin để vay nợ hay không. 

    (1) Nguyên nhân của các vụ gọi điện khủng bố đòi nợ khống?

    Nguyên nhân có thể do việc ai đó bị lộ thông tin cá nhân (số CMND, CCCD, số điện thoại di động, tài khoản mạng xã hội…), đối tượng xấu lợi dụng hệ thống eKYC (electronic Know Your Customer) là hình thức định danh và xác thực khách hàng thông qua việc ứng dụng công nghệ để xác thực danh tính của khách hàng dựa trên các dữ liệu thu thập được là hình ảnh, video chân dung khách hàng và giấy tờ tùy thân của khách hàng là chứng minh nhân dân, căn cước công dân hoặc hộ chiếu và được đối chiếu với các cơ sở dữ liệu để xác nhận danh tính của khách hàng; hay quy trình duyệt vay online đơn giản của nhiều công ty tài chính để lừa đảo.

    (2) Cần làm gì trong trường hợp bị khủng bố đòi nợ khống?

    Khi gặp tình huống trên cần phải bình tĩnh xử lý, giải thích ngắn gọn về việc không quen biết người vay hoặc không có trách nhiệm với khoản nợ.

    Đồng thời hỏi rõ thông tin đơn vị đòi nợ, nhắc nợ và yêu cầu cung cấp các chứng từ, hợp đồng, thông tin về việc vay nợ của mình (nên ghi âm cuộc gọi, lưu tin nhắn). 

    Ngoài ra, cần lưu ý không được cung cấp thông tin cá nhân trong quá trình nói chuyện, sau đó khẩn trương trực tiếp tới cơ quan công an để trình báo.

    (3) Hướng dẫn cách tra cứu để quản lý thông tin nợ của mình

    Để quản lý thông tin nợ của mình (đang nợ, nợ xấu hay không) tại các tổ chức tín dụng, cá nhân có thể tra cứu trực tuyến miễn phí tại:

    - Trên website https://cic.gov.vn/ 

    - App của CIC (viết tắt của Credit Information Center) 

    Đây là website của Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam, thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

    Theo đó, mọi thông tin về khoản vay, tên người vay, tổ chức vay, quá trình thanh toán tại các ngân hàng, tổ chức tín dụng sẽ được cung cấp cho CIC, sau đó, trung tâm sẽ tiến hành tổng hợp, cập nhật chúng thành cơ sở dữ liệu thống nhất để phản ánh và cung cấp lịch sử tín dụng của từng đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức phù hợp.

    Thông tin khoản vay của khách hàng đang có vay tiền sẽ được hệ thống CIC phân thành 5 nhóm:

    - Nhóm 1 (nợ đủ tiêu chuẩn): Các khoản nợ có đủ khả năng thu hồi cả gốc và lãi đúng hạn. Nếu quá từ 1 đến 10 ngày thì vẫn được xếp trong nhóm này nhưng sẽ bị phạt phí và tính lãi thêm.

    - Nhóm 2 (nợ cần chú ý): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 10 đến 90 ngày.

    - Nhóm 3 (nợ dưới tiêu chuẩn): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 90 đến 180 ngày.

    - Nhóm 4 (nợ có nghi ngờ): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 181 đến 360 ngày.

    - Nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn): Các khoản nợ quá hạn thanh toán từ 360 ngày trở lên.

    Cá nhân cần đăng ký tài khoản lần đầu trên website/app của CIC bằng cách cung cấp thông tin gồm thông tin cá nhân như họ tên, ngày sinh, số điện thoại… theo hướng dẫn. 

    Ngoài ra, cần có ảnh chứng minh nhân dân/thẻ căn cước 2 mặt cùng với ảnh chân dung cá nhân để CIC định danh người đăng ký.

    Sau 1-3 ngày làm việc để CIC kiểm tra thông tin, xác định người đăng ký là chủ nhân của số chứng minh nhân dân, tài khoản của bạn sẽ được kích hoạt. 

    Lúc này, cá nhân đăng nhập vào CIC và chọn phần khai thác báo cáo, gồm các thông tin về điểm tín dụng, mức độ rủi ro và kiểm tra đang có nợ xấu hay không

    Xem bài viết liên quan: "Khủng bố" đòi nợ qua điện thoại, bêu xấu trên Facebook bị xử lý thế nào?

    Tham khảo: Hành vi “khủng bố” đòi nợ bị xử phạt như thế nào?

    Truy cứu trách nhiệm hình sự

    (1) Tội cưỡng đoạt tài sản

    Theo Bộ luật Hình sự 2015 (được sửa đổi bởi Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017) quy định hành vi gọi điện, nhắn tin nhằm ép buộc cá nhân hoặc tổ chức trả một khoản nợ khống là có dấu hiệu cấu thành tội “Cưỡng đoạt tài sản”. 

    Căn cứ tại Điều 170 Bộ luật Hình sự 2015 quy định:

    Người nào đe dọa sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 01-05 năm.

    Mức phạt cao nhất cho tội này có thể bị phạt từ lên đến 20 năm. Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

    (2) Tội làm nhục người khác

    Trường hợp người gọi điện, nhắn tin không nhằm mục đích cưỡng đoạt tài sản mà nhằm mục đích xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác thì hành vi này cấu thành tội “Làm nhục người khác” theo quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017.

    Còn việc sử dụng mạng viễn thông để làm nhục người khác thì sẽ rơi vào khoản 2 hoặc khoản 3 Điều 155 BLHS 2015, có mức hình phạt tù từ 03 tháng đến 05 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi và hậu quả gây ra.

    (3) Tội vu khống

    Trường hợp gọi điện nhằm vu khống cá nhân, tổ chức có hành vi chiếm đoạt tài sản thì cấu thành tội “Vu khống” theo quy định tại Điều 156 Bộ Luật hình sự năm 2015 được sửa bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017, có mức hình phạt tù từ 03 tháng đến 07 năm tùy theo tính chất, mức độ của hành vi vu khống và hậu quả xảy ra.

    Xử phạt vi phạm hành chính

    Trong trường hợp có các hành vi tương tự như trên nhưng chưa đến mức xử lý trách nhiệm hình sự thì người có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điểm g, Khoản 3, Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử. Cụ thể:

    Phạt tiền từ 10-20 triệu đồng đối với hành vi cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm đe dọa, quấy rối, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác.

    Mức phạt tiền này được áp dụng đối với hành vi vi phạm của tổ chức, đối với hành vi vi phạm của cá nhân bằng 1/2 của tổ chức.

    Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung cho hành vi này là Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính.

     
    1709 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn xuanuyenle vì bài viết hữu ích
    admin (11/11/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận