Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024-2025

Chủ đề   RSS   
  • #615817 30/08/2024

    phucpham2205
    Top 50
    Trung cấp

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:31/01/2024
    Tổng số bài viết (1346)
    Số điểm: 26908
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 557 lần


    Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2024-2025

    Ngày 29/8/2024, Bộ GD&ĐT đã có Công văn 4868/BGDĐT-GDMN hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non. 

    https://cdn.thuvienphapluat.vn/uploads/danluatfile/2024/8/30/huong-dan-thnvnh-gdmn-final.pdf Công văn 4868/BGDĐT-GDMN

    Cụ thể, yêu cầu các Sở GD&ĐT, căn cứ tình hình thực tế địa phương, để triển khai hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025 đối với giáo dục mầm non như sau:

    (1) 07 nhiệm vụ chung của giáo dục mầm non năm học 2024-2025

    Tại Công văn 4868/BGDĐT-GDMN nêu rõ, đối với năm học 2024-2025 có những nhiệm vụ chung như sau:

    - Tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối với giáo dục mầm non; quản trị trường học đảm bảo dân chủ, kỷ cương nề nếp, chất lượng, hiệu quả; đẩy mạnh phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình trong quản lý các hoạt động giáo dục ở các cơ sở. 

    - Thực hiện nghiêm công tác bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em; đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non; chuẩn bị các điều kiện để triển khai thí điểm thực hiện Chương trình giáo dục mầm non mới. 

    - Thực hiện công tác rà soát sắp xếp trường lớp, quy hoạch mạng lưới cơ sở theo quy định, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường đầu tư phát triển mạng lưới trường, lớp mầm non, thực hiện các giải pháp huy động trẻ đến trường, lớp mầm non hướng đến thực hiện phổ cập giáo dục mầm non trẻ em mẫu giáo 3 đến 5 tuổi; duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo 5 tuổi (PCGDMNTNT). 

    - Nâng cao chất lượng, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý , giáo viên mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới; xây dựng, thực hiện kế hoạch tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng để bảo đảm đủ giáo viên theo quy định; triển khai hiệu quả công tác đánh giá, bồi dưỡng cán bộ quản lý, giáo viên mầm non theo chuẩn nghề nghiệp và chuẩn hiệu trưởng.

    - Tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành và triển khai kịp thời các cơ chế, chính sách phát triển; tăng cường đầu tư các nguồn lực và thực hiện các giải pháp đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục đảm bảo các điều kiện nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em. 

    - Bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng trẻ em mầm non, quan tâm đến đối tượng là trẻ em mầm non ở khu vực có khu công nghiệp, người dân tộc thiểu số, người sống ở miền núi, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. 

    - Thực hiện công tác tuyên truyền với nhiều hình thức hiệu quả; triển khai hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong GDMN.

    Theo đó, đối với năm học 2024-2025, giáo dục mầm non có tất cả 07 nhiệm vụ chung như đã nêu trên.

    (2) 07 nhiệm vụ cụ thể của giáo dục mầm non năm học 2024-2025

    Cụ thể, Bộ GD&ĐT hướng dẫn thực hiện 07 nhiệm vụ cụ thể của giáo dục mầm non năm học 2024-2025 như sau:

    Đổi mới công tác quản lý giáo dục: Trong đó bao gồm:

    - Chủ động tham mưu, ban hành, triển khai kịp thời các văn bản, chính sách về GDMN, bảo đảm các điều kiện để thực hiện Chương trình GDMN.

    - Tiếp tục thực hiện hiệu quả đổi mới công tác quản lý trong cấp học GDMN theo hướng phân cấp, tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình.

    Nâng cao chất lượng hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em

    - Bảo đảm an toàn về thể chất và tinh thần cho trẻ em; phòng, chống và ứng phó hiệu quả với thiên tai, dịch bệnh.

    - Đổi mới hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình giáo dục mầm non: Trong đó bao gồm công tác nuôi dưỡng, chăm sóc sức khỏe cho trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non và đổi mới tổ chức các hoạt động giáo dục. Cụ thể:

    + Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện Chương trình GDMN và phát triển Chương trình trong cơ sở GDMN: chỉ đạo triển khai các giải pháp, phát huy tính chủ động của nhà trường trong việc phát triển chương trình phù hợp với điều kiện của nhà trường, địa phương, khả năng và nhu cầu của trẻ. 

    + Đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức các hoạt động giáo dục phát triển toàn diện trẻ em theo Chương trình GDMN, khuyến khích tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, học thông qua chơi…; bảo đảm điều kiện, môi trường giáo dục, thời gian tổ chức các hoạt động cho trẻ ở ngoài trời và trong lớp theo chế độ sinh hoạt hằng ngày. 

    + Chủ động hợp tác, áp dụng mô hình giáo dục tiên tiến, hiện đại phù hợp với điều kiện thực tiễn địa phương. Thực hiện có hiệu quả Chương trình GDMN tích hợp đã được phê duyệt đối với cơ sở GDMN có vốn đầu tư nước ngoài và cơ sở thực hiện liên kết giáo dục. 

    + Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở chuẩn bị triển khai thực hiện thí điểm Chương trình mới theo hướng dẫn. Tập trung chuẩn bị tốt điều kiện về các nguồn lực và năng lực đội ngũ cho việc thí điểm Chương trình mới. 

    + Tăng cường tiếng Việt cho trẻ em người DTTS.

    + Bảo đảm chất lượng giáo dục hòa nhập trẻ em khuyết tật.

    Đang chú ý, tại nội dung này, Bộ GD&ĐT có yêu cầu tăng cường lồng ghép, tích hợp các nội dung giáo dục, đảm bảo chất lượng, hiệu quả trong tổ chức thực hiện Chương trình GDMN: Giáo dục quyền con người, giáo dục giới, an toàn giao thông, kĩ năng sống xanh, bảo vệ môi trường, ứng phó biến đổi khí hậu… Đồng thời, chuẩn bị cho trẻ em 05 tuổi sẵn sàng vào học lớp 01 đáp ứng yêu cầu liên thông với Chương trình lớp 01; tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả các hoạt động chuẩn bị cho trẻ sẵn sàng vào học lớp 01; 

    Ngoài ra, Bộ GD&ĐT cũng nêu rõ tuyệt đối không dạy trước chương trình lớp 01 cho trẻ em 5 tuổi dưới mọi hình thức và tiếp tục triển khai có hiệu quả cho trẻ mẫu giáo làm quen với tiếng Anh ở nơi có điều kiện theo quy định tại Thông tư 50/2020/TT-BGDĐT và các văn bản của Bộ GD&ĐT.

    Đảm bảo các điều kiện trường lớp, CSVC, đội ngũ:

    - Rà soát, sắp xếp và phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp.

    - Tăng cường CSVC, nâng cao chất lượng kiểm định và xây dựng trường mầm non đạt chuẩn quốc gia.

    - Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý và giáo dục mầm non đáp ứng yêu cầu đổi mới.

    Củng cố, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi và chuẩn bị phổ cập GDMN cho trẻ em mẫu giáo 3-5 tuổi

    Theo đó, Bộ GD&ĐT yêu cầu thực hiện công tác kiểm tra, công nhận đạt chuẩn Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi đúng quy định: Tiếp tục chỉ đạo thực hiện Nghị định 20/2014/NĐ-CPThông tư 07/2016/TT-BGDĐT. Các địa phương tiếp tục rà soát, bổ sung các điều kiện đội ngũ và CSVC bảo đảm thực hiện duy trì và nâng cao chất lượng Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi.

    Đồng thời, tăng cường nguồn lực, ưu tiên bảo đảm ngân sách để hoàn thành mục tiêu về phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em mẫu giáo từ 03 đến 05 tuổi vào năm 2030 theo Nghị quyết 42-NQ/TW và Nghị quyết 68/NQ-CP.

    Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số: Cụ thể:

    - Đẩy mạnh ứng dụng CNTT, CĐS trong giáo dục mầm non: Thúc đẩy ứng dụng CNTT và CĐS trong GDMN, đặc biệt trong công tác quản trị, quản lý, trong tổ chức hoạt động của cơ sở giáo dục mầm non. 

    - Phát triển kho học liệu số chia sẻ dùng chung phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong giáo dục mầm non.

    Phát động phong trào thi đua, đẩy mạnh công tác truyền thông.

    Công tác thanh tra, kiểm tra.

    Xem chi tiết tại Công văn 4868/BGDĐT-GDMN ngày 29/8/2024.

     
    214 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn phucpham2205 vì bài viết hữu ích
    admin (20/11/2024)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận