Hướng dẫn thực hiện luật xử lý vi phạm hành chính

Chủ đề   RSS   
  • #327659 10/06/2014

    doanhuy_thanh

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Hướng dẫn thực hiện luật xử lý vi phạm hành chính

    Hiện nay, luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 đã có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, có vấn đề đặt ra cho những người có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính của các cơ quan quản lý nhà nước về thẩm quyền xử phạt hành chính đối với các hình thức xử phạt. 

        Lấy ví dụ: Thẩm quyền của cơ quan Quản lý thị trường theo Điều 45 của Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012

           Thẩm quyền của Đội trưởng Đội Quản lý thị trường tại Khoản 2, Điều 45

          Điều 45. Thẩm quyền của Quản lý thị trường

         2. Đội trưởng Đội Quản lý thị trường có quyền:

          a) Phạt cảnh cáo;

           b) Phạt tiền đến 25.000.000 đồng;

           c) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá mức tiền phạt được quy định tại điểm b khoản này;

          d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các điểm a, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 28 của Luật này.

        Thẩm quyền xử phạt quy định nêu trên là thẩm quyền xử phạt đối với hành vi vi phạm là của cá nhân, và theo quy định của Luật mức xử lý phạt tiền đối với hành vi vi phạm là của  tổ chức bằng hai lần mức phạt tiền đối với hành vi vi phạm là của cá nhân.

      Vậy, nếu Đội trưởng xử lý vi phạm là của tổ chức thì mức phạt tiền quy định tại Điểm b, Khoản 2, Điều 45 nêu trên là 50.000.000 đồng. Thế thì áp dụng hình thức xử phạt bổ sung tịch thu tang vật vi phạm hành chính có tăng theo mức phạt tiền theo Điểm b, Khoản 2, Điều 45 là 50.000.000 đồng hay không?

     
    5259 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #327741   11/06/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Bạn xem tại Điều 52

    Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả

    1. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các điều từ 38 đến 51 của Luật này là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân và được xác định theo tỉ lệ phần trăm quy định tại Luật này đối với chức danh đó.

    Trong trường hợp phạt tiền đối với vi phạm hành chính trong khu vực nội thành thuộc các lĩnh vực quy định tại đoạn 2 khoản 1 Điều 23 của Luật này, thì các chức danh có thẩm quyền phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính do Chính phủ quy định cũng có thẩm quyền xử phạt tương ứng với mức tiền phạt cao hơn đối với các hành vi vi phạm hành chính do Hội đồng nhân dân thành phố trực thuộc trung ương quy định áp dụng trong nội thành.

    Nếu như hiểu theo quy định này thì là được phép xử phạt gấp đôi với tổ chức

    Tuy nhiên đối với từng lĩnh vực thì chính phủ sẽ có Nghị định quy định riêng, nên sẽ phải xem về thẩm quyền xử phạt trong các Nghị định chuyên ngành cho phép phạt tới bao nhiêu

    Điều 142. Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành

    Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành các điều, khoản được giao trong Luật.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    doanhuy_thanh (20/06/2014)
  • #329219   20/06/2014

    doanhuy_thanh
    doanhuy_thanh

    Sơ sinh

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:21/04/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 30
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Cám ơn bạn, mình đã đọc và hiểu về quy định tại  Điều 52. Nguyên tắc xác định và phân định thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt cá nhân....

    Vấn đề đặt ra ở đây là khi áp dụng phạt bổ sung là tịch thu tang vật vi phạm thì giá trị tang vật bị tịch thu có tăng gấp đôi như mức phạt tiền hay không?

    Nghĩa là nếu xử phạt hành vi vi phạm đối với cá nhân, thẩm quyền đội trưởng QLTT tịch thu tang vật vi phạm có giá trị đến 25.000.000đ (không vượt quá mức tiền phạt). Đối với tổ chức thị đội trưởng QLTT có quyền tịch thu tang vật vi phạm có giá trị đến 50.000.000đ hay không vì khi đó thẩm quyền xử phạt của đội trưởng QLTT đối với tổ chức là 50.000.000đ rồi.

    Cám ơn bạn!!!!

     

     
    Báo quản trị |