Hướng dẫn người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #516497 04/04/2019

    TuyenBig
    Top 100
    Female
    Trung cấp

    Bắc Kạn , Việt Nam
    Tham gia:27/03/2018
    Tổng số bài viết (741)
    Số điểm: 27039
    Cảm ơn: 24
    Được cảm ơn 952 lần


    Hướng dẫn người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

    Hướng dẫn người nước ngoài và người Việt Nam định cư ở nước ngoài mua nhà ở Việt Nam

    >>> Thủ thuật nhận biết giấy tờ giả trong lĩnh vực nhà đất

    >>> Quy trình về tách thửa đất thổ cư 2019

    Hiện nay số lượng người nước ngoài cũng như người Việt Nam định cư ở nước ngoài đến và trở về Việt Nam để đầu tư, kinh doanh, sinh sống,… ngày càng đông.

    Vậy quy định của pháp luật hiện hành về vấn đề sở hữu nhà ở của người Việt Nam định cư ở nước ngoài và người nước ngoài như thế nào?

    Sau đây, mình xin phép chia sẻ một quy định cần biết khi mua nhà ở tại Việt Nam đối với các đối tượng nêu trên:

    ĐỐI VỚI NGƯỜI NƯỚC NGOÀI:

    Đối tượng được sở hữu nhà ở Việt Nam:

    - Tổ chức, cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan với điều kiện phải có Giấy chứng nhận đầu tư và có nhà ở được xây dựng trong dự án theo quy định của Luật nhà ở và pháp luật có liên quan.

    - Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài, quỹ đầu tư nước ngoài và chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là tổ chức nước ngoài) với điều kiện phải có Giấy chứng nhận đầu tư hoặc giấy tờ liên quan đến việc được phép hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đầu tư) do cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam cấp.

    - Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam phù hợp với điều kiện là phải được phép nhập cảnh vào Việt Nam và không thuộc diện được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao, lãnh sự theo quy định của pháp luật.

    Người nước ngoài được sở hữu nhà ở thông qua hình thức nào?

    - Đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;

    -  Mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ.

    Các giấy tờ chứng minh đối tượng và điều kiện được sở hữu:

    -  Đối với cá nhân nước ngoài thì phải có hộ chiếu còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam và không thuộc diện được quyền ưu đãi, miễn trừ ngoại giao theo quy định của Pháp lệnh về quyền ưu đãi, miễn trừ dành cho cơ quan Đại diện ngoại giao, cơ quan Lãnh sự và cơ quan Đại diện của Tổ chức quốc tế tại Việt Nam.

    -  Đối với tổ chức nước ngoài thì phải thuộc đối tượng quy định tại Điều 159 của Luật Nhà ở và có Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc giấy tờ do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cho phép hoạt động tại Việt Nam còn hiệu lực tại thời điểm ký kết các giao dịch về nhà ở (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư).

    Cũng theo quy định của Nghị định này người nước ngoài được mua, thuê mua, nhận tặng cho, nhận thừa kế nhà ở thương mại bao gồm căn hộ chung cư và nhà ở riêng lẻ trong dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trừ khu vực bảo đảm quốc phòng, an ninh theo quy định của Chính phủ. Tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% tổng số căn hộ của một tòa nhà chung cư; trường hợp trên một địa bàn có số dân tương đương một đơn vị hành chính cấp phường mà có nhiều tòa nhà chung cư để bán, cho thuê mua thì tổ chức, cá nhân nước ngoài chỉ được sở hữu không quá 30% số căn hộ của mỗi tòa nhà chung cư và không quá 30% tổng số căn hộ của tất cả các tòa nhà chung cư này.

     

    NGƯỜI VIỆT NAM ĐỊNH CƯ Ở NƯỚC NGOÀI

    Khoản 3 Điều 3 Luật quốc tịch năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014):

    "3. Người Việt Nam định cư ở nước ngoài là công dân Việt Nam và người gốc Việt Nam cư trú, sinh sống lâu dài ở nước ngoài."

    Điểm d khoản 1 Điều 169 Luật đất đai năm 2013:

    đ) Người Việt Nam định cư ở nước ngoài thuộc diện được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của pháp luật về nhà ở được nhận chuyển quyền sử dụng đất ở thông qua hình thức mua, thuê mua, nhận thừa kế, nhận tặng cho nhà ở gắn liền với quyền sử dụng đất ở hoặc được nhận quyền sử dụng đất ở trong các dự án phát triển nhà ở;"

    .Theo quy định của Luật nhà ở thì người Việt Nam định cư ở nước ngoài có quyền sở hữu nhà ở tại Việt Nam nếu được nhập cảnh vào Việt Nam. Căn cứ Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP:

    "2. Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài thì phải có giấy tờ theo quy định sau đây:

    a) Trường hợp mang hộ chiếu Việt Nam thì phải còn giá trị và có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu;

    b) Trường hợp mang hộ chiếu nước ngoài thì phải còn giá trị có đóng dấu kiểm chứng nhập cảnh của cơ quan quản lý xuất, nhập cảnh Việt Nam vào hộ chiếu và kèm theo giấy tờ chứng minh còn quốc tịch Việt Nam hoặc giấy tờ xác nhận là người gốc Việt Nam do Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài, cơ quan quản lý về người Việt Nam ở nước ngoài cấp hoặc giấy tờ khác theo quy định của pháp luật Việt Nam."

    Như vậy khi người Việt Kiều trên được xác nhận là người Việt Nam định cư ở nước ngoài để họ được mua nhà ở Việt Nam thì họ cần có giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu nhà tại Việt Nam theo Điều 5 Nghị định 99/2015/NĐ-CP.

    Khoản 1, Điều 6 của Nghị định này quy định, đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài nếu không được nhập cảnh vào Việt Nam mà được tặng cho hoặc được thừa kế nhà ở tại Việt Nam thì không được công nhận quyền sở hữu nhà ở mà phải thực hiện quy định tại các Khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 78 của Nghị định này.

     

    Căn cứ pháp lý:

    1. Luật nhà ở 2014

    2. Nghị định 99/2015/NĐ-CP

    3. Luật đất đai 2013

    4. Luật quốc tịch năm 2008 (Sửa đổi, bổ sung năm 2014):

    Xem bản Tiếng Anh: TẠI ĐÂY

     

     
    10173 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn TuyenBig vì bài viết hữu ích
    hoailamsvl (04/04/2019) Nguyen.Hung (04/04/2019)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận