Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật

Chủ đề   RSS   
  • #512360 16/01/2019

    BachHoLS
    Top 200
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2016
    Tổng số bài viết (493)
    Số điểm: 18818
    Cảm ơn: 70
    Được cảm ơn 708 lần


    Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật

    Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật

    Những công việc tưởng chừng đơn giản nhưng không ít các sai sót xảy ra với nhiều người. Dưới đây là nội dung mình hướng dẫn chính xác các quy định của pháp luật về ký tên, đóng dấy, lưu văn bản đúng luật. Các bạn tham khảo nhé!

    * KÝ TÊN:

    Tùy thuộc vào mô hình hoạt động của cơ quan, tổ chức và tình hình thực tế mà thẩm quyền ký văn bản có khác nhau.

     

     

    Áp dụng

    Chủ thể thực hiện

    Ví dụ

    Ký thay

    (KT)

    Ở cơ quan tổ chức làm việc theo chế độ thủ trưởng, người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký tất cả văn bản của cơ quan, tổ chức

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho cấp phó của mình ký thay (KT.) các văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

     Cấp phó ký thay chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức và trước pháp luật.

     

    KT. TRƯỞNG BAN

    PHÓ TRƯỞNG BAN

    (Chữ ký, dấu)

    Thay mặt (TM)

    Ở cơ quan, tổ chức làm việc chế độ tập thể

    Đối với những vấn đề quan trọng của cơ quan, tổ chức mà theo quy định của pháp luật hoặc theo điều lệ của tổ chức, phải được thảo luận tập thể và quyết định theo đa số, việc ký văn bản được quy định như sau:

     

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức thay mặt (TM.) tập thể lãnh đạo ký các văn bản của cơ quan, tổ chức;

     

    Cấp phó của người đứng đầu và các thành viên giữ chức vụ lãnh đạo khác được thay mặt tập thể, ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức những văn bản theo uỷ quyền của người đứng đầu và những văn bản thuộc các lĩnh vực được phân công phụ trách.

    Còn đối với những văn bản khác thì thực hiện ký thay như đã nêu trên.

    TM. HỘI ĐỒNG 
    CHỦ TỊCH

    Ký thừa uỷ quyền

    (TUQ) 

    Trong trường hợp đặc biệt

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể uỷ quyền cho người đứng đầu một đơn vị trong cơ quan, tổ chức ký thừa uỷ quyền (TUQ.) một số văn bản mà mình phải ký. Việc giao ký thừa uỷ quyền phải được quy định bằng văn bản và giới hạn trong một thời gian nhất định. Người được ký thừa uỷ quyền không được uỷ quyền lại cho người khác ký. Văn bản ký thừa uỷ quyền theo thể thức và đóng dấu của cơ quan, tổ chức uỷ quyền

    TUQ. GIÁM ĐỐC
    TRƯỞNG PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ

    Thừa lệnh

    (TL)

     

    Người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thể giao cho Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Hành chính hoặc Trưởng một số đơn vị ký thừa lệnh (TL.) một số loại văn bản. Việc giao ký thừa lệnh phải được quy định cụ thể trong quy chế hoạt động hoặc quy chế công tác văn thư của cơ quan, tổ chức.

    TL. CHỦ TỊCH
    CHÁNH VĂN PHÒNG

    CHÚ Ý:

    - Họ tên bao gồm họ, tên đệm (nếu có) và tên của người ký văn bản

    - Đối với văn bản hành chính, trước họ tên của người ký, không ghi học hàm, học vị và các danh hiệu danh dự khác. Đối với văn bản giao dịch; văn bản của các tổ chức sự nghiệp giáo dục, y tế, khoa học hoặc lực lượng vũ trang được ghi thêm học hàm, học vị, quân hàm.

    Mực ký:

    - Khi ký văn bản không dùng bút chì;

    - Không dùng mực đỏ hoặc các thứ mực dễ phai.

    * ĐÓNG DẤU:

    - Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu quy định.

    - Khi đóng dấu lên chữ ký thì dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái.

    - Việc đóng dấu lên các phụ lục kèm theo văn bản chính do người ký văn bản quyết định và dấu được đóng lên trang đầu, trùm lên một phần tên cơ quan, tổ chức hoặc tên của phụ lục.

    - Việc đóng dấu giáp lai, đóng dấu nổi trên văn bản, tài liệu chuyên ngành được thực hiện theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan quản lý ngành.

    * LƯU VĂN BẢN:

    - Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản: bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức và bản chính lưu trong hồ sơ.

    - Bản gốc lưu tại Văn thư cơ quan, tổ chức phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký".

    Công tác văn thư hướng dẫn nêu trên được áp dụng đối với các cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức kinh tế và đơn vị vũ trang nhân dân (sau đây gọi chung là cơ quan, tổ chức).

    Căn cứ:

    Nghị định 110/2004/NĐ-CP;

    Nghị định 09/2010/NĐ-CP;

    - Thông tư 01/2011/TT-BNV.

     

    Tôi yêu Việt Nam! "Từ bao lâu tôi đã yêu nụ cười của bạn Từ bao lâu tôi đã yêu quê hương Việt Nam Những con đường nên thơ và những dòng sông ước mơ Từ trái tim xin 1 lời Tôi yêu Việt Nam"

     
    15457 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #520300   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Ngoài ra, mình còn bổ sung thêm trường hợp đóng dấu giáp lai. Theo quy định tại Khoản 2 Điều 13 Thông tư 01/2011/TT-BNV Cách thức đóng dấu giáp lai đó là đóng vào khoảng giữa mép phải của văn bản hoặc phụ lục văn bản, trùm lên một phần các tờ giấy; mỗi dấu đóng tối đa 05 trang văn bản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #586220   27/06/2022

    Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật

    Cảm ơn bài viết của bạn.  Đóng dấu sau khi có chữ ký của người có thẩm quyền, không đóng dấu khi chưa có chữ ký. + Khi đóng dấu lên chữ ký, dấu đóng phải trùm lên khoảng 1/3 chữ ký về phía bên trái. + Dấu đóng phải rõ ràng, ngay ngắn, đúng chiều và dùng đúng mực dấu màu đỏ theo quy định.

     
    Báo quản trị |  
  • #586332   28/06/2022

    thanhdat.nguyen1404
    thanhdat.nguyen1404
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:07/06/2022
    Tổng số bài viết (492)
    Số điểm: 4824
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 81 lần


    Hướng dẫn ký tên, đóng dấu, lưu văn bản đúng luật

    Cảm ơn vì bài viết và những thông tin tại hữu ích mà bài viết mang lại. Nhờ bài viết này mà mình hiểu rõ hơn về việc đóng dấu trong từng trường hợp sẽ có sự khác nhau vì trước giờ mình cứ nghĩ đóng dấu thì văn bản nào cũng như nhau. Hy vọng tác giả tiếp tục mang tới những thông tin hữu ích ở những bài viết tiếp theo

     
    Báo quản trị |