Hướng dẫn doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không trái pháp luật

Chủ đề   RSS   
  • #601740 12/04/2023

    Hướng dẫn doanh nghiệp chấm dứt hợp đồng lao động không trái pháp luật

    Trường hợp doanh nghiệp không có doanh thu không đủ khả năng để duy trì công việc cho người lao động thì làm cách nào để có thể chấm dứt hợp đồng lao động mà không vi phạm quy định của pháp luật?

    Trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động của doanh nghiệp

    - Về nguyên tắc khi doanh nghiệp tuyển dụng người lao động thì doanh nghiệp phải có trách nhiệm duy trì công việc cho người lao động. Nếu doanh nghiệp không có đơn đặt hàng người lao dộng không có việc làm doanh nghiệp cho người lao động ngừng việc thì phải trả đủ 100% lương theo quy định tại Điều 99 Bộ luật Lao động 2019. Tuy nhiên, việc doanh nghiệp không có doanh thu mà phải duy trì cho người lao động ngừng việc trả 100% lương là điều không thể mà phải tìm cách để chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Cách để người sử dụng lao động chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động

    Cách thứ nhất: Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động.

    Cách thứ hai: Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động. Đối với trường hợp này để chấm dứt hợp đồng lao động doanh nghiệp phải đáp ứng điều kiện sau:

    - Thứ nhất: phải có một trong các lý do sau đây:

    + Người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động được xác định theo tiêu chí đánh giá mức độ hoàn thành công việc trong quy chế của người sử dụng lao động. Quy chế đánh giá mức độ hoàn thành công việc do người sử dụng lao động ban hành nhưng phải tham khảo ý kiến tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở đối với nơi có tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở

    + Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 12 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc đã điều trị 06 tháng liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng hoặc quá nửa thời hạn hợp đồng lao động đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa hồi phục.

    + Do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa hoặc di dời, thu hẹp sản xuất, kinh doanh theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền mà người sử dụng lao động đã tìm mọi biện pháp khắc phục nhưng vẫn buộc phải giảm chỗ làm việc

    + Người lao động không có mặt tại nơi làm việc sau thời hạn quy định

    + Người lao động đủ tuổi nghỉ hưu theo quy định

    + Người lao động tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên

    + Người lao động cung cấp không trung thực thông tin theo quy định tại khoản 2 Điều 16 của Bộ luật này khi giao kết hợp đồng lao động làm ảnh hưởng đến việc tuyển dụng người lao động

    - Thứ hai: phải thông báo trước cho người lao động biết

    + Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn

    + Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng

    + Ít nhất 03 ngày làm việc đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng và đối với trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này

    + Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ

    + Riêng đối với chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm d và điểm e khoản 1 Điều này thì người sử dụng lao động không phải báo trước cho người lao động.

    Cách thứ 3: Áp dụng điều kiện thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế để chấm dứt hợp đồng lao động.

    - Đối với trường hợp này doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng phương án sử dụng lao động và báo trước cho người lao động cũng như UBND cấp tỉnh biết trước 30 ngày.

    Cách thứ 4: Áp dụng hình thức xử lý kỷ luật lao động sa thải.

    =>> Như vậy, đối với trường hợp doanh nghiệp gặp các khó khăn không thể duy trì công việc cho người lao động. Thì có hai cách tối ưu để có thể chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động là thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động. Nếu không thể thỏa thuận được với người lao động thì có thể áp dụng hình thức thay đổi cơ cấu tổ chức để chấm dứt hợp đồng lao động.

    Các khoản chi phí doanh nghiệp phải trả cho người lao động khi chấm dứt hợp đồng lao động

    - Mỗi năm làm việc cho người sử dụng lao động trả trợ cấp thôi việc bằng một nữa tháng tiền lương. Trong đó, thời gian để tính trợ cấp thôi việc sẽ lấy thời làm việc thực tế trừ cho thời gian tham gia bảo hiểm xã hội theo quy định tại Điều 46 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 8 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

    - Thanh toán tiền lương cho những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ hết của người lao động. Theo đó, tiền lương làm căn cứ để trả cho người lao động những ngày nghỉ hằng năm chưa nghỉ là tiền lương theo hợp đồng lao động của tháng trước liền kề tháng người lao động thôi việc, bị mất việc làm tại Khoản 3 Điều 67 Nghị định 145/2020/NĐ-CP.

    =>> Như vậy, doanh nghiệp cần dựa trên nhu cầu tình hình thực tế của công ty xác định chính xác trường hợp được áp dụng chấm dứt hợp đồng lao động với người lao động cũng như trách nhiệm thanh toán các khoản chi phí cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật để tránh thực hiện sai và bị xử phạt vi phạm.

     
    817 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận