|
Hướng dẫn cách nhận biết cán bộ, công chức, viên chức
|
>>> Cán bộ, công chức nên biết 17 thay đổi này từ 1/7/2019
>>> Những trường hợp cán bộ, công chức có thể xin từ chức
>>> Tập hợp những nội dung Cán bộ, công chức, viên chức cần biết
Nhiều thành viên Dân Luật gửi thắc mắc “về việc phân biệt cán bộ, công chức, viên chức”, và sau đây là lời đáp cho thắc mắc đó:
Căn cứ pháp lý:
- Luật Cán bộ, công chức 2008;
- Nghị định 29/2012/NĐ-CP;
- Nghị định 24/2010/NĐ-CP;
- Luật Viên chức 2010.
Tiêu chí phân biệt
|
Cán bộ
|
Công chức
|
Viên chức
|
Khái niệm
|
Là công dân Việt Nam, được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh), ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là cấp huyện), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.
|
Là công dân Việt Nam, được tuyển dụng, bổ nhiệm vào ngạch, chức vụ, chức danh trong cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở trung ương, cấp tỉnh, cấp huyện; trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân mà không phải là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng; trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân mà không phải là sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp và trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội (sau đây gọi chung là đơn vị sự nghiệp công lập), trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước; đối với công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập thì lương được bảo đảm từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.
|
Là công dân Việt Nam được tuyển dụng theo vị trí việc làm, làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập theo chế độ hợp đồng làm việc, hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật
|
Nguồn gốc
|
Được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm, trong biên chế
|
Thi tuyển, bổ nhiệm, có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong biên chế
|
Tuyển dụng theo vị trí việc làm, ký hợp đồng làm việc
|
Thời gian tập sự
|
|
- 12 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại C;
- 06 tháng đối với trường hợp tuyển dụng vào công chức loại D;
- Người được tuyển dụng vào công chức dự bị trước ngày 01 tháng 01 năm 2010 theo quy định của Pháp lệnh Cán bộ, công chức thì chuyển sang thực hiện chế độ tập sự. Thời gian đã thực hiện chế độ công chức dự bị được tính vào thời gian tập sự;
- Thời gian nghỉ sinh con theo chế độ bảo hiểm xã hội và thời gian nghỉ ốm đau, bị tạm giam, tạm giữ, tạm đình chỉ công tác theo quy định của pháp luật không được tính vào thời gian tập sự.
|
Thời gian tập sự từ 03 tháng đến 12 tháng và phải được quy định trong hợp đồng làm việc.
|
Tính chất
|
- Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý; nhân danh quyền lực chính trị, quyền lực công.
- Theo nhiệm kỳ
|
-Vận hành quyền lực nhà nước, làm nhiệm vụ quản lý
- Thực hiện công vụ thường xuyên
|
- Thực hiện chức năng xã hội, trực tiếp thực hiện kỹ năng, nghiệp vụ chuyên sâu
- Thực hiện các hoạt động thuần túy mang tính nghiệp vụ, chuyên môn
|
Chế độ lương
|
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước, theo vị trí, chức danh
|
Hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập đối với những người trong bộ máy lãnh đao, quản lý của đơn vị sự nghiệp công lập
|
Hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập
|
Nơi làm việc
|
Cơ quan của Đảng cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị- xã hội
|
Cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, Quân đội, Công an, Toà án, Viện kiểm sát
|
Đơn vị sự nghiệp công lập
|
Hình thức kỷ luật
|
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Bãi nhiệm.
|
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Hạ bậc lương;
- Giáng chức;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
|
- Khiển trách;
- Cảnh cáo;
- Cách chức;
- Buộc thôi việc.
Ngoài ra còn có thể bị hạn chế thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
|
Tiêu chí
đánh giá
|
- Năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức, quản lý;
-Tinh thần trách nhiệm;
- Hiệu quả thực hiện nhiệm vụ
|
- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Tiến độ và kết quả thực hiện nhiệm vụ;
-Tinh thần trách nhiệm và phối hợp trong thực thi nhiệm vụ;
-Thái độ phục vụ nhân dân.
|
- Năng lực, trình độ chuyên môn nghiệp vụ;
- Hiệu quả công việc (số lượng, chất lượng).
- Thái độ phục vụ nhân dân.
|
|
Bài viết liên quan:
|
|